Tuyển chọn 25 tấm ảnh đẹp nhất Sài Gòn trước 1975 (Phần 2)

Bộ tuyển chọn những tấm ảnh màu đẹp nhất của Sài Gòn trước năm 1975. Xem phần 1: https://chuyenxua.net/tuyen-chon-25-tam-anh-dep-nhat-sai-gon-truoc-1975/

Đại lộ Thống Nhất dẫn vào Dinh Độc Lập khi vẫn còn kiến trúc cũ được xây dựng từ năm 1868, ban đầu ban tên là Dinh Norodom. Công trình này tồn tại được gần 100 năm thì bị phá hủy sau một vụ binh biến, bị sập một góc. Sau đó dinh bị thay thế bằng một kiến trúc khác được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và còn lại cho đến ngày nay.


Người Sài Gòn xưa trước chợ Bến Thành. Trang phục của các cô các bác rất tân thời.


Một chiếc Citroen DS19.


Áo dài thiếu nữ Sài Gòn. Ngày xưa, hình như cứ bước ra đường là phụ nữ Sài Gòn xưa đều mặc áo dài. Bên trái hình là Bùng Binh Bồn Kèn, bên phải là Thương xá TAX một thời kỷ niệm.


Xóm nhà ngói ở Sài Gòn năm 1966.


Đường Tổng Đốc Phương năm 1969 (nay là đường Châu Văn Liêm). Hình được một cựu binh người Úc chụp từ cư xá Capitol. Giữa bùng binh giao lộ giữa Tổng Đốc Phương và Hồng Bàng là tượng đài Chiến sĩ vô danh.


Chợ Bến Thành hơn nửa thế kỷ trước


Kẹt xe ở đại lộ Lê Lợi vào một dịp Tết Nguyên Đán.


Đại lộ Nguyễn Huệ vào một dịp lễ Giáng Sinh, Kiosk 2 bên đường đang bày bán các đồ trang trí Noel.


Các loại xe đang nép một bên để đoàn xe tang đi qua.


Đường Trương Công Định năm 1965, nay là đường Trương Định.


Ngã tư Thống Nhứt – Pasteur, nhìn về phía Dinh Độc Lập, đường Công Lý.


Ngã 6 Phù Đổng, lúc này vẫn chưa có Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương (đại diện cho binh chủng thiết giáp). Khu nhà bên trái hình ngày nay là khách sạn 5 sao New World.


Đại lộ Nguyễn Huệ, bên trái là đường Nguyễn Văn Thinh (nay là Mạc Thị Bưởi). Khu nhà ngay góc ngã 3 ngày nay là cửa hàng Hoàng Phúc, bên cạnh đó là chung cư 42 Nguyễn Huệ, ngày nay vẫn còn và trở thành một khu hàng quán độc đáo thu hút giới trẻ đến “check in”.


Ngã 3 Chi Lăng xưa, giao giữa 2 đường Chi Lăng và Nguyễn Văn Học, nay đổi thành Phan Đăng Lưu – Nơ Trang Long. Hình này nhìn về phía chợ Bà Chiểu. Bên trái là đường Nguyễn Văn Học, đi tới một chút là toà hành chánh tỉnh Gia Định, nay là UBND Quận Bình Thạnh. Dãy nhà bên phải là trường vẽ, nay là Đại Học Mỹ Thuật, kế đến là bưu điện và điện lực Gia Định, trường THCS Tương Công Định rồi đến đường Lê Văn Duyệt. Sau 1975, đoạn Lê Văn Duyệt này trở thành đường Đinh Tiên Hoàng nối dài. Hồi tháng 9 năm 2020, đường này chính thức trở lại mang tên Lê Văn Duyệt như xưa.


Cầu Tân Thuận 1 được Pháp xây dựng 1905, bắt qua dòng kênh Tẻ đổ ra sông Sài Gòn. Năm 1992, cầu này bị xuống cấp nặng, chính quyền thuê một công ty Pháp sang sữa chữa nâng cấp và vẫn còn hữu dụng cho đến nay sau hơn 100 năm. Ngày nay cầu này gọi là cầu Tân Thuận 1 nối Q4 qua Q7, bên cạnh cầu Tân Thuận 2 được xây năm 2005.


Rạp Casino ở đường Pasteur, góc gần đường Lê Lợi. Sạp bán hàng góc bên trái là hàng quà của một ông Ấn Độ bán ô mai, khô bò, kẹo, bánh đựng trong hũ xếp ngay ngắn trên kệ. Rạp Casino này ở Sài Gòn nên thường được gọi là Casino Sài Gòn (để phân biệt với Casino Dakao), sau năm 1975 đổi tên thành rạp Vinh Quang, sau đó đóng cửa khoảng năm 2010 để nhường chỗ cho một khách sạn sang trọng mọc lên. Cùng 1 chủ với Casino Sài Gòn là rạp Casino Dakao ở đường Đinh Tiên Hoàng, gần Cầu Bông (nay đã đóng cửa).


Ngã 3 đường Công Lý & Thống Nhứt năm 1965. Bên phải của hình là Dinh Độc Lập, bên trái hướng về Nhà Thờ. Ngày nay 2 con đường này đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Duẩn.


Góc đường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Thái Học ở Q1. Ngày nay, 2 tên đường này vẫn giữ nguyên.


Ngã ba Chi Lăng – Nguyễn Văn Học (Ngã ba trường Vẽ). Ngày nay là ngã ba Phan Đăng Lưu – Nơ Trang Long.


Đường Pasteur đoạn giao với đại lộ Thống Nhứt. Tòa nhà đằng sau biển cấm hình tròn ở giữa hình là trụ sở Sài Gòn Xe Hơi Công Ty (nhà sản xuất xe la Dalat) nằm ở góc đường Thống Nhứt – Duy Tân (nay là Lê Duẩn – Phạm Ngọc Thạch). Tòa nhà này trước đó là trụ sở hãng xe Pháp Citroën. Sau này đã bị đập bỏ để xây dựng Diamond Plaza như hiện nay.


Xe cộ tấp nập trên đường Công Lý (nay là NNKN) ở đoạn vừa đi qua đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng). Nhà ở bên trái màu trắng chính là một phần của khuôn viên dinh Gia Long.


Các loại xe đậu trước Tòa Đô Chánh, khu vực công viên Đống Đa, với các biểu ngữ ca ngợi quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và Đài Loan. Tòa nhà màu vàng (Sanyo) là thương xá Eden.


Đường Nguyễn Tri Phương ở Chợ Lớn. Đoạn này ngay phía trước Cửa hàng PX (Post Exchange – hệ thống phân phối hàng hóa dành cho quân đội Mỹ) nên có xuất hiện của xe quân sự Mỹ.


Sài Gòn năm 1968 ở trước Hạ Nghị Viện, công trường Lam Sơn – khu vực nhộn nhịp nhất Sài Gòn. Người đàn ông ở góc phải ăn mặc và đeo kính nhìn rất sành điệu, trong túi phồng ra có thể là chiếc điện thoại Iphone 12 Pro Max đời 2020 (hoặc có thể đó là một bao thuốc lá)

chuyenxua.net biên soạn
Hình ảnh: manhhai flickr

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Chuyện đón Tết Nguyên Đán của người Việt xưa – Những phong tục tập quán cổ truyền qua hàng ngàn năm

Bài viết của tác giả Nguyễn Kim Thản biên soạn ở dưới đây sẽ mô tả tổng quan về ngày Tết, cách đón Tết, khung cảnh ngày Tết của người Việt xưa, với những phong tục, tập quán cổ truyền trong những ngày Tết đã tồn tại qua hàng...

Lịch sử gần 160 năm của cột cờ Thủ Ngữ bên sông Sài Gòn

Sau khi chiếm được Nam Kỳ vào năm 1859, các thống đốc quân sự Pháp đã quyết định cho xây dựng khu thương cảng Sài Gòn (Port de Commerce de Saigon) để làm đầu mối thông thương với quốc tế. Việc xây dựng cảng được giao cho hãng vận...

Lịch sử đầy biến động của tòa nhà Godard (Gô Đa), nay là Tràng Tiền Plaza ở phố Tràng Tiền (Hà Nội)

Tòa nhà nằm ở vị trí Tràng Tiền Plaza (Hà Nội) ngày nay được người Pháp xây dựng lần đầu vào năm 1901 với tên gọi Maison Godard (Nhà Godard) trên phố tây Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền), sự kiện này được xem là bước ngoặt cho...

Tản mạn về nét đẹp thiếu nữ Sài Gòn xưa

Khi bàn về nét đẹp của các giai nhân trên đất Sài Gòn, đô thị chỉ có tuổi hơn 300 năm, thì không phải là so sánh nét đẹp người Sài Gòn với người vùng khác mà phải khẳng định đó là giá trị hợp từ nhiều vùng miền...

“Mời người lên xe, về miền quá khứ” – Phần 1: Sài Gòn năm 1955

Xin mượn một câu hát nổi tiếng trong nhạc Phạm Duy, trong loạt bài viết đưa độc giả "về miền quá khứ" này, chúng tôi xin kể lại, và lật lại những tấm ảnh xưa của Sài Gòn từ những năm 1955 đến 1975. Trong phần đầu tiên, xin lật...

Hình ảnh cầu Trường Tiền ở Huế năm 1968 – Chuyện một chiếc cầu đã gãy

Cầu Trường Tiền được khánh thành ngay vào đầu thế kỷ 20 (năm 1900), nối liền con đường thiên lý Bắc - Nam cách trở đò giang suốt nhiều thế kỷ, đồng thời cũng chấm dứt sự chia cắt ngay giữa kinh đô Huế, nối liền Hoàng thành với...

Sài Gòn nửa thế kỷ – Bộ sưu tập ảnh màu năm 1972 (kỳ 2)

Phần tiếp theo của câu chuyện về những tấm ảnh chụp Sài Gòn năm 1972, cách đây tròn nửa thế kỳ. Đườnɡ Tự Dᴏ (nay là Đồng Khởi) đoạn ɡiữa Nɡᴜyễn Thiếp νà Lê Lợi. Dãy nhà màu vàng bên phải là nơi ᴄó Cinеma Catinat, Hotel Catinat với phònɡ...

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Phần 16: Đồng Ông Cộ ở tỉnh Gia Định xưa

Đồng Ông Cộ là địa danh nổi tiếng và quen thuộc với nhiều người dân Sài Gòn Gia Định. Ngày nay, nếu tới gần chợ Bà Chiểu hỏi về Đồng Ông Cộ, người ta sẽ chỉ về phía đường Bùi Đình Túy. Đó là trung tâm của Đồng Ông...

Những khách sạn hạng sang đầu tiên của Việt Nam và câu chuyện về các “Nhãn hành lý” phổ biến thời kỳ 1900-1960

Những hình ảnh bạn sẽ được xem ở dưới đây từng được gọi là “nhãn hành lý khách sạn” (Hotel luggage label), là thứ từng tồn tại trong thời gian 1900-1960, rất phổ biến trong ngành du lịch thế giới cách đây hơn nửa thế kỷ. Thời đó, những...

Chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy qua những bài tình ca bất tử: Cỏ Hồng, Ngày Đó Chúng Mình, Nghìn Trùng...

Trong cuộc đời nghệ sĩ đa tình của mình, nhạc sĩ Phạm Duy có vô số những người tình; có những cuộc tình thẹn thùng không ngỏ, có những cuộc tình "xác thịt" chớp nhoáng, có những cuộc tình đưa đến duyên phận vợ chồng,.. nhưng cũng có những...