Ảnh cực hiếm chụp bên trong Văn phòng UBND Thành phố (Tòa Đô Chánh Sài Gòn ngày xưa)

Hầu như người Sài Gòn nào cũng quen thuộc với hình ảnh Tòa Đô Chánh, nay là trụ sở UBND Thành phố, ở đầu phố đi bộ Nguyễn Huệ, nằm dọc theo đường Lê Thánh Tôn. Hàng trăm năm qua, bất cứ người Sài Gòn nào cũng đi ngang qua và nhìn vào tòa kiến trúc đồ sộ này, nhưng rất ít người có dịp được nhìn thấy nội thất bên trong của tòa nhà này. Đó là bởi vì đây là cơ quan công quyền, với chức năng của một tòa thị chính, đây là nơi làm việc của chính quyền, hội đồng thành phố, suốt từ thời Pháp thuộc cho tới tận ngày nay.

toa-do-chanh-6-1
Tòa Đô Chánh thập niên 1960

Sau đây là hình ảnh nội thất bên trong tòa nhà bề thế có tuổi đời hơn 100 năm, đã được công nhận là 1 di tích kiến trúc.

Hình ảnh sảnh tầng trệt của tòa nhà:

Phòng làm việc của người lãnh đạo cao nhất trong tòa nhà

Bên cạnh đó là phòng tiếp khách ở tầng trệt, được gọi là phòng họp số 1:

Cầu thang lên lầu:

Cầu thang dẫn lên lầu, thiết kế theo phong cách cấu thang rẽ nhánh với hoa văn uốn lượn trên tay vịn
Hoa văn trên tay vịn cầu thang

Hình ảnh ngay chiếu nghỉ của cầu thang:

Đó là bức điêu khắc hình ảnh 2 thiên thần đang cầm 2 cái khiên, trên ccos có 3 chữ: H-V-S. HVS viết tắt của chữ l’hôtel de ville de Saigon – Tên gọi đầu tiên của tòa nhà này. Thời Pháp, người Việt gọi đây là Dinh Xã Tây.

Thiên thần bên trái đang cầm quyền trượng của thần Hermes. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Hermes đại diện cho thương nghiệp, là người bảo hộ cho các sứ giả, người đi đường… Thiên thần bên phải cầm một mỏ neo, tượng trưng cho hàng hải, và cũng là biểu tượng của sự bền vững, trường tồn.

Sau khi lên cầu thang là tới đại sảnh trên lầu:

Khu vực mái vòm trung tâm, trần cao nhất của tòa nhà, với những hoa văn mô tả vườn địa đàng, những thiên thần:

Hình ảnh phòng tiếp khách lớn (phòng họp số 2) trên tầng, lớn hơn phòng ở tầng trệt, dành cho đoàn khách trên 10 người:

Trong phòng họp có tấm bản đồ Sài Gòn vẽ năm 1898

Hình ảnh trang trí trên trần của phòng họp. Tất cả các phòng, sảnh trên lầu đều được vẽ một bầu trời ở chính giữa, tạo cảm giác đó là một cửa sổ trời thông thoáng:

Hoa văn trên trần này được vẽ kết hợp 2 nền văn hóa Đông Tây, có vòng nguyệt quế biểu tượng chiến thắng ở phương Tây, và có hình con chim công màu xanh lục có nhiều ở Việt Nam, đại diện cho quyền uy.

Trên trần còn có hình ảnh vẽ chữ V-S cách điệu, viết tắt của Ville Saigon.

Phòng số 3 là phòng lớn nhất, thường dùng để họp công việc hoặc tiếp đoàn khách số lượng lớn:

Đôi nét về Dinh Xã Tây – Tòa Đô Chánh, nay là văn phòng UBND Thành phố:

Dinh Xã Tây thời Pháp là nơi làm việc của một Hội đồng thị xã, điều hành cả vùng Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn.

Việc xây dựng Tòa Thị Chính này đã gặp nhiều trở ngại ngay từ buổi đầu, và phải mất đến 40 năm kể từ khi bắt đầu ý tưởng cho đến lúc hoàn thành năm 1909.

Ban đầu, hàng chục các bản thiết kế Tòa Thị Chính được các kiến trúc sư ở khắp nước Pháp gửi đến để Hội đồng thị xã chọn ra một bản thắng giải để tiến hành xây dựng. Kết quả, họa đồ của kiến trúc sư Codry được chọn.

Tuy nhiên 1 năm sau đó, họa đồ đó vẫn chưa được kiến trúc sư Codry hoàn thiện, nên chính quyền đã phải mời một kiến trúc sư Pháp khác vẽ lại. Năm 1870, khi ông Blancsubé sang nhậm chức Thị trưởng Sài Gòn, ông định đеm đồ án trên ra thực hiện, nhưng gặp trở ngại vì Hội đồng thị xã chưa thống nhất được ý kiến.

Mãi đến năm 1893 thì việc xây Tòa Thị Chính mới được Hội đồng thị xã mang ra thảo luận, rồi đến 1898 mới có thể thống nhất, nhưng phải cho vẽ lại bản đồ họa khác, sao cho Tòa Thị Chánh này phải vừa mới lạ, vừa đồ sộ và tráng lệ, xứng tầm với một trung tâm hành chánh của thủ phủ Nam Kỳ.

Bản thiết kế của kiến trúc sư Gardès được duyệt và công trình được khởi công năm 1899. Phần trang trí và thiết kế hoa văn phù điêu trong ngoài Tòa thị sảnh được giao cho họa sĩ Ruffiеr thực hiện. Công việc đang tiến hành tốt đẹp thì xảy ra những bất đồng ý kiến giữa họa sĩ Ruffiеr với các nghị viên Hội đồng thị xã về việc thay đổi vài chi tiết phần thiết kế nội sảnh.

Họa sĩ Ruffiеr muốn sửa đổi một vài chi tiết nội thất, ông phải về Pháp nghiên cứu lại, nên cần một số tiền mới có thể làm được. Hội đồng thị xã cũng chấp thuận. Việc trang trí tiền sảnh, nội sảnh bắt đầu vào ngày 21/3/1903, nhưng đến năm 1906 thì Ruffiеr mới làm được hai phần ba tổng số công việc, nên ông thị trưởng mới là Cuniac lo lắng, hối thúc Ruffiеr mau chóng hoàn tất công việc.

Dinh Xã Tây lúc đang xây dựng, năm 1904

Lúc này có thêm trở lại, đó là Hội đồng thị xã nhận ra rằng vì kiểu cách thay đổi mà mặt tiền của tòa nhà trông có vẻ kỳ dị nên đưa ra đề nghị là phải phá bỏ cái lầu cao chênh vênh đằng trước (lầu đồng hồ như gác chuông). Ông thị trưởng muốn công việc sớm hoàn tất, nên đã cho chụp ảnh lầu chuông tiền sảnh gửi về bên Pháp để họa sĩ Ruffiеr xеm rồi tìm một kiến trúc khác thiết kế lại, thay cái lầu chuông đồng hồ không đẹp ấy.

Đến đây, thấy việc xây cất tốn kém và lại chậm trễ, nên Thống đốc Nam Kỳ Rodiеr (nhiệm kỳ 1902-1906) đã từ chối cấp thêm kinh phí. Đến năm 1907, công trình vẫn chưa xong, hợp đồng của Hội đồng thị xã và họa sĩ Ruffiеr bị bãi bỏ, họa sĩ Bonnеt đứng ra thay thế, đảm nhận hoàn tất trang trí những phần còn lại cho đến khi tòa Dinh Xã Tây được hoàn thành năm 1909.

Ban đầu thì 2 dãy nhà 2 bên của Dinh Xã Tây chỉ có một tầng, đến thập niên 1950 được nâng thêm một tầng và nối dài thêm để mở rộng không gian, như trong hình bên dưới:

chuyenxua.net biên soạn

Viết một bình luận