Thừa Thiên Huế năm 1991-1992 qua loạt ảnh tuyệt đẹp của nhiếp ảnh gia người Đức

Hans-Peter Grumpe là một giảng viên, thích đi du lịch và nhiếp ảnh. Công việc giảng dạy không mấy bận rộn nên ông có nhiều ngày nghỉ và đều dành hết cho việc đi du lịch đến các nước xa xôi. Trong các mùa hè 3 năm 1991-1993, ông đã sang Việt Nam vào thời điểm Việt Nam vừa mới mở cửa cho khách du lịch quốc tế tự túc. Nhiếp ảnh gia người Đức này khởi hành từ Sài Gòn đi dọc Việt Nam ra tới các vùng núi phía Bắc. Sau đây là những hình ảnh ông chụp khi đi ngang qua địa phận Thừa Thiên Huế.

Một số hình ảnh đèo Hải Vân nằm giữa địa phận Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Hans-Peter Grumpe nói: “Tôi đã lái xe trên tuyến đường này vào năm 1991 và 1992, các bức ảnh cho thấy tình hình thời tiết khác nhau ở hai bên lưng đèo”.

Vừa xuống đèo Hải Vân thì tới Lăng Cô:

Hình ảnh Quốc Lộ 1 đi qua Lăng Cô để tới thành phố Huế:

Tấm lót gỗ được đẽo thủ công dành cho các tài xế xe tải muốn vượt đèo Hải Vân

Khung cảnh 2 bên Quốc Lộ 1 trước khi tới Huế:

Bước vào địa phận Huế, thành phố êm đềm nằm bên bờ sông Hương núi Ngự:

Một số hình ảnh mưu sinh trên sông:

Hình ảnh chợ Đông Ba:

Một vài hình ảnh kinh thành Huế:

Cửa Quảng Đức của Kinh thành Huế, nằm về phía Nam bên phải Kỳ Đài
Ngọ Môn – có nghĩa là “cổng tý ngọ” – hướng về phía Nam, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế, chỉ dành riêng cho vua đi lại hoặc dùng khi tiếp đón các sứ thần
Trong tất cả các tấm hình về Kinh thành Huế, Ngọ Môn thường xuất hiện nổi bật nhất với kiến trúc độc đáo của nó, trông như một pháo đài, bên trên lầu được gọi là Lầu Ngũ Phụng
Hình ảnh điện Thái Hòa nằm ngay chính diện Đại Nội, vừa đi qua Ngọ Môn, cầu Trung Đạo, và trước khi vào bên trong Tử Cấm Thành. Đây là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại, là trung tâm quyền lực của đất nước
Cầu Trung Đạo dẫn qua điện Thái Hòa
Cầu Trung Đạo
Phần nền còn lại của điện Cần Chánh được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), là 1 trong 3 ngôi Điện quan trọng của Hoàng Thành Huế được xây dựng vào giai đoạn đầu của triều Nguyễn. Điện Cần Chánh đã bị Việt Minh phá hủy đầu năm 1947 theo chính sách tiêu thổ kháng chiến
Cổng giữa Thế Miếu và Hưng Miếu trong Hoàng thành Huế
Miếu Môn – cổng chính vào khu vực các miếu thờ trong Hoàng thành
Hiển Lâm các nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế
Cửu Đỉnh bên trong Hiển Lâm các

Một số hình ảnh sông hương đi về phía chùa Thiên Mụ:

Từ chùa Thiên Mụ đi về phía Hương Thủy sẽ tới Lăng Khải Định, được xem là một công trình kiến trúc độc đáo:

Hình ảnh Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng), được vua cho xây dựng lúc vẫn còn sống, là nơi nghỉ ngơi của vua sau giờ triều chính:

Trên đường tới lăng Minh Mạng:

Bên trong lăng Minh Mạng:

Điện Hòn Chén

Hans-Peter Grumpe cho biết: “Từ lăng Minh Mạng chúng tôi lên thuyền để về Huế. Trên bờ sông cách lăng Minh Mạng một vài km có điện Hòn Chén, được xây dựng vào năm 1832 đền Đạo Hòn Chén. Chúng tôi gặp có con cháu của hoàng tộc đang tổ chức một buổi lễ tại đây”.

chuyenxua.net biên soạn

Viết một bình luận