Một cuộc thi trẻ em ngộ nghĩnh ở Sài Gòn hơn 60 năm trước

Năm 1957, ở Sài Gòn đã có một cuộc thi trẻ em rất đáng chú ý. Lúc đó, truyền hình chưa có, may mà có một tờ báo Gia Đình đưa bài và ảnh khá rõ nét nên thể hiện được sự hấp dẫn của cuộc thi.

Cuộc thi này mang tên “Cuộc thi Trẻ Em Lành Mạnh và Khéo Nuôi”, được Bộ Y Tế và Xã Hội thời đó tổ chức tại Nhà Bảo sanh (nay là bệnh viện phụ sản) Từ Dũ vào ngày 5 tháng 3 năm 1957 nhân dịp lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng và ngày Hội Phụ Nữ Việt Nam.

Cuộc thi đã thu hút đến hơn 300 các bà, các cô bồng con em mình tới nhà Bảo sanh Từ Dũ để dự thi.

Một em bé dự thi ngủ một cách ngon lành trên tay cô y tá

Trong suốt 2 giờ rưỡi, cuộc thi được tiến hành chia ra làm ba nhóm: Nhóm A gồm những trẻ em từ 6 đến 12 tháng. Nhóm B từ 13 đến 18 tháng và nhóm C từ 19 đến 24 tháng. Ban giám khảo cả ba nhóm đều là các bác sĩ, hầu hết là bác sĩ nữ. Tất cả hơn 300 em bé dự thi, bé nào cũng bụ bẫm, kháu khỉnh, dễ thương.

Các em bé trong phòng thi thản nhiên cười toe toét, khóc vang trời và ngáp, trong tiếng cười của các bà mẹ, các bác sĩ và y tá.

Hai căn phòng rộng ở nhà Bảo sanh Từ Dũ được dùng làm nơi diễn ra cuộc thi. Các em bé lần lượt được các cô nữ y tá đem lên bàn cân, và được đem ra trước mặt ban giám khảo để chấm điểm. Mỗi bác sĩ giám khảo chấm về một mặt khác nhau bao gồm cân nặng, bụ bẫm, khéo nuôi (nuôi bằng sữa bò hay sữa mẹ). Tổng số các điểm cộng lại chia ba lấy số trung bình để định đoạt thứ hạng.

Một số em bé trong 300 em được các bà mẹ ẵm tới dự thi

Sau vòng loại, còn 170 bé vào chung kết. Bé nào cũng mập mạp, dễ thương, nên ban giám khảo lại càng cân nhắc trong việc quyết định các giải thưởng. Trong số các em dự thi có hai ba cặp trẻ sinh đôi được cử tọa nhiệt liệt hoan hô.

Cuộc tuyển lựa kéo dài cho đến 6 giờ 30 chiều. Cuối cùng, bé Nguyễn Văn Bách chiếm giải nhất. Bé Nguyễn Thị Thu Hiền giải nhì và các giải ba. Giải nhất được một huy chương vàng y năm chỉ và một lập lắc vàng y ba chỉ. Giải nhì được một lập lắc vàng ba chỉ. Giải ba được một lập lắc vàng ba chỉ.

Bé Nguyễn Văn Bách ở xóm Vườn Cau, Gia Định chiếm giải nhất cuộc thi “Trẻ Em Lành Mạnh và Khéo Nuôi”, được thưởng một huy chương vàng năm chỉ và một lắc vàng ba chỉ
Em bé Nguyễn Hải Vân chiếm giải ba

Những bé khác đều được giải an ủi gồm có một hộp Ovaltine và hai hộp sữa.

Những giải chính thức đều được phát tại tòa Đô Sảnh Sài Gòn (trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố ngày nay), còn những giải khuyến khích được phát ngay tại chỗ.

Cuộc thi xa xưa này lúc đó nhằm khuyến khích các bà mẹ quan tâm đến việc nuôi con khỏe mạnh theo đúng cách thức của khoa học dưỡng nhi. Có nhiều bà mẹ mang con đến tham gia, chứng tỏ phụ nữ Sài Gòn – Gia Định thời đó đã biết quan tâm đến việc chăm sóc con trẻ.

Phạm Công Luận
(Theo tạp chí Gia Đình số 3 năm 1957)

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Cuộc đời và sự nghiệp Hoàng Thi Thơ – Nhạc sĩ tiên phong của dòng nhạc vàng

Trong sự nghiệp âm nhạc đồ sộ và đa dạng của của mình, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã để lại cho đời hàng trăm ca khúc nổi tiếng, tiêu biểu nhất là Đường Xưa Lối Cũ, Chuyện Tình Người Trinh Nữ Tên Thi, Tình Sầu Biên Giới, Túp...

Nhạc sĩ Nhật Ngân và những ca khúc xuân bất tử: Xuân Này Con Không Về, Thư Xuân Trên Rừng Cao, Mùa Xuân Của...

Nhạc sĩ Nhật Ngân là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng, số lượng sáng tác của ông lên tới hàng trăm bài hát nổi tiếng, trong đó có nhiều bài được sáng tác tại hải ngoại. Trong đó, chủ đề nổi bật nhất...

Cuộc đời danh ca Thanh Tuyền qua bộ ảnh đẹp trước và sau 1975

Ca sĩ Thanh Tuyền là một trong những tên tuổi tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng trước năm 1975. Dù cô không phải là một mỹ nhân nếu so với những nữ nghệ khác cùng thời, không có nét đẹp có thể làm say đắm lòng người, nhưng...

Lịch sử hơn 150 năm của Nhà thương Đồn Đất (Bệnh viện Grall), nay là Bệnh viện Nhi Đồng 2

Ở Sài Gòn hiện nay có 3 bệnh viện Nhi Đồng lớn, được xem là tuyến cuối chuyên chữa trị cho các bệnh nhi, không chỉ ở Sài Gòn mà ở khắp các tỉnh miền Nam. Đó là các bệnh viện: Bệnh viện Nhi Đồng 1, nằm trên đường Sư...

Lịch sử hình thành tượng Chúa giang tay ở Vũng Tàu (Tượng đài Chúa Kitô vua)

Nằm ᴄhót νót tɾên đỉnh núi Nhỏ, tượnɡ đài Chúa Kitô Vᴜa Taᴏ Phùnɡ như một nɡọn tháρ ᴄanh thᴜ νàᴏ tầm mắt dᴜ kháᴄh tᴏàn bộ ᴄảnh qᴜan ᴄủa thành ρhố Vũnɡ Tàᴜ. Năm 1972, ᴄha Phaᴏlô Nɡᴜyễn Minh Tɾi ᴄùnɡ νới bà ᴄᴏn ɡiáᴏ dân Vũnɡ Tàᴜ khởi...

Tuyển chọn ảnh đẹp về ngôi trường Lycée Yersin ở Đà Lạt xưa – Một trong những công trình độc đáo của thế giới...

Với những du khách Đà Lạt, người Đà Lạt, hay là những ai yêu quý xứ sở sương mù đều quеn thuộc với tòa nhà màu gạch đỏ với tháp chuông hình cây viết vươn cao ở trên một ngọn đồi nhìn xuống Hồ Xuân Hương thơ mộng. Ngày...

Vũ Linh & Tài Linh và thời vàng son của sân khấu cải lương thập niên 1990

Tầm ảnh hưởng của sân khấu cải lương đối với đời sống tinh thần của công chúng, vốn đã không còn mạnh mẽ từ những năm 1960, lại càng ảm đạm hơn kể từ sau năm 1975. Tuy nhiên từ khoảng đầu thập niên 1990, ánh đèn sân khấu...

Cái “chiếu cói” trong đời sống người Việt xưa

Chiếu cói là một trong những vật dụng cần thiết trong gia đình người Việt từ xưa đến nay. Từ thập niên 1990 trở về trước, có lẽ là 100% gia đình ở Việt Nam đều có vật dụng quen thuộc này ở trong nhà. Thời gian sau đó,...

Nhớ về “Con Ma Nhà Họ Hứa” – Cuốn phim ma đầu tiên của điện ảnh Việt Nam

Đầᴜ năm 1973, Hãnɡ Dạ Lý Hươnɡ Films ᴄônɡ ᴄhiếᴜ bộ ρhim “Cᴏn Ma Nhà Họ Hứa” dᴏ đạᴏ diễn Lê Hᴏànɡ Hᴏa thựᴄ hiện. Tɾᴜyện ρhim ρhỏnɡ thеᴏ ɡiai thᴏại “Oan hồn Hứa thị” đã tồn tại lâᴜ đời ở Chợ Lớn νà kịᴄh ρhẩm “Cᴏn tinh xᴜất...

Ký ức về gánh hàng rong một thuở trên đường phố Sài Gòn xưa

Trong những bức ảnh Sài Gòn xưa còn lưu lại đến nay, không khó để bắt gặp hình ảnh những người lam lũ trên đường phố để kiếm sống bằng gánh hàng rong hoặc quầy bán hàng trên hè phố. Không đến nỗi phải "bán mặt cho đất bán...