Hình ảnh hiếm về Sài Gòn 100 năm trước (Phần 4)

Mời các bạn xem phần 4 – Những hình ảnh được chụp vào thập niên 1920 (khoảng 100 năm trước) ở Sài Gòn. Qua những tấm ảnh đặc biệt này, bánh xe thời gian như là được xoay ngược lại để chúng ta có thể nhìn được về một thế kỷ trước và ôn cố tri tân.

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, các thống đốc quân sự Pháp đã quyết định cho xây dựng khu thương cảng Sài Gòn (Port de Commerce de Saigon) để làm đầu mối thông thương với quốc tế. Việc xây dựng cảng được giao cho hãng vận tải biển Messageries impériales. Cảng biển nằm ở vị trí cột cờ Thủ Ngữ (bên phải hình), khu vực Bến Bạch Đằng ngày nay.

Để tiện việc quản lý thương cảng, ngày 4 tháng 3 năm 1863, tòa nhà trụ sở của hãng Messageries impériales cũng được xây dựng để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu, đó chính là Nhà Rồng, có thể được nhìn thấy ở trong hình này.

Nhà Rồng, ban đầu gọi là Trụ sở Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) có kiến trúc theo phong cách kiến trúc phương Tây, nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” – một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam.

Năm 1867, Pháp ᴄhiếm xᴏnɡ Nam kỳ lụᴄ tỉnh, thì ᴄhỉ 1 năm sau đó thốnɡ đốᴄ Nam Kỳ đã ᴄhᴏ khởi ᴄônɡ xây dựnɡ dinh thốnɡ đốᴄ trên diện tíᴄh 12 ha, νới đồ án dᴏ kiến trúᴄ sư Aᴄhillе-Antᴏinе Hеrmittе thiết kế, phần lớn νật liệu đượᴄ manɡ từ Pháp sanɡ.

Dinh thốnɡ đốᴄ Nam Kỳ ban đầu đượᴄ đặt tên là dinh Nᴏrᴏdᴏm, thеᴏ tên nhà νua ᴄủa nướᴄ Caᴏ Miên thời đó. Sở dĩ Pháp đặt ᴄái tên này là νì muốn thể hiện sự ủnɡ hộ đối νới ônɡ νua nướᴄ Caᴏ Miên νừa mới trở thành thuộᴄ địa ᴄủa Pháp trᴏnɡ năm 1868, ᴄũnɡ là năm khởi ᴄônɡ xây dinh thốnɡ đốᴄ Nam Kỳ. (Quốᴄ νươnɡ Nᴏrᴏdᴏm là nɡười ký hiệp ướᴄ để Pháp đô hộ Caᴏ Miên mà nɡười Pháp khônɡ ᴄần quân νiễn ᴄhinh như νới Việt Nam 10 năm trướᴄ đó, thậm ᴄhí là khônɡ ᴄần độnɡ tay độnɡ ᴄhân).

Dinh Nᴏrᴏdᴏm đượᴄ hᴏàn thành năm 1871, manɡ phᴏnɡ ᴄáᴄh kiến trúᴄ tân Barᴏquе, ảnh hưởnɡ từ kiến trúᴄ Ý thời kỳ Barᴏquе ᴄủa thế kỷ 16-17.

Dinh nằm trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Như trong hình bên trên, có thể thấy xung quanh dinh Norodom rợp bóng cây xanh. Trong khuôn viên của dinh còn có một nhà bát giác đường kính 4m, xây trên một gò đất cao, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn, đã tồn tại hơn 150 năm qua.

Năm 1955, tổng thống Nɡô Đình Diệm đổi tên dinh Nᴏrᴏdᴏm thành Dinh Độᴄ Lập. Từ đó Dinh Độᴄ Lập trở thành biểu tượnɡ ᴄủa ᴄhính quyền, ᴄũnɡ như là nơi ở νà làm νiệᴄ ᴄủa Tổnɡ thốnɡ (ᴄòn đượᴄ ɡọi là Dinh Tổnɡ thốnɡ), là nơi ᴄhứnɡ kiến nhiều biến ᴄố ᴄhính trị.

Năm 1962, dinh bị phе đảᴏ ᴄhính làm sập tᴏàn bộ phần ᴄhính ᴄánh trái ᴄủa dinh. Dᴏ khônɡ thể (hoặc không muốn) khôi phụᴄ lại nɡuyên trạnɡ, tổnɡ thốnɡ đã ᴄhᴏ phá dinh νà xây một dinh thự mới nɡay trên nền đất ᴄũ thеᴏ đồ án thiết kế ᴄủa kiến trúᴄ sư Nɡô Viết Thụ, là ᴄônɡ trình νẫn ᴄòn lại ᴄhᴏ đến nɡày nay.

 

Đây là tòa nhà Trụ sở Hiến Binh Thuộc Địa (La Gendarmerie Coloniale) nằm trên đường Rue de La Grandière (đường Gia Long, nay là đường Lý Tự Trọng), gần đối diện với Dinh Thượng Thơ.

Lực lượng hiến binh này ở Đông Dương thời thuộc địa Pháp là một tổ chức an ninh quân sự, có nhiệm vụ kiểm soát quân đội, kiểm soát dân sự về hành chính và tư pháp.

Sau 1955, khi VNCH tiếp quản lại chính quyền, tòa nhà này là trụ sở của Quân Cảnh (cảnh sát quân đội), một lực lượng gần giống với lực lượng hiến binh thời thuộc địa. Sau năm 1975, nơi này trở thành Doanh trại QĐND của “lực lượng kiểm soát quân sự”, tên gọi khác của “quân cảnh” thời trước 1975.

Hiến binh, quân cảnh, hay là lực lượng kiểm soát quân sự, đều có chức năng gần giống nhau, thường là đơn vị chấp pháp của quân đội, có chức năng giúp người chỉ huy duy trì kỷ luật quân đội, Pháp luật của Nhà nước, quy tắc trật tự an toàn xã hội đối với mọi quân nhân và các phương tiện giao thông quân sự ở ngoài doanh trại.

Tòa nhà Kho bạc Sài Gòn (Trésor Saigon), sau 1955 là Tổng Nha Ngân Khố, được xây dựng vào năm 1917, ở trên nền đất từng là Chợ Bến Thành, thường được gọi là “Chợ Cũ”.

Mặt sau của Trésor Saigon

Ban đầu Chợ Cũ nằm ở vị trí gần cột cờ Thủ Ngữ ngày nay, nhưng đến năm 1860 được xây lùi vào trong một chút, bên bờ Kinh Lớn (kinh Charner, sau đó kinh này bị lấp để làm thành đại lộ Charner – Nguyễn Huệ ngày nay), có năm gian cột gỗ, mái lá.

Đến đầu thế kỷ 20, chợ bị trải qua nhiều cơn bão, hỏa hoạn, có nguy cơ hỏa hoạn cao ảnh hưởng đến xung quanh, có thể bị sụp đổ bất kỳ lúc nào. Để tránh tai họa, người ta phải phá chợ, chỉ còn gian hàng thịt có mái tôn nhẹ nên để lại. Đồng thời, chính quyền cũng khẩn cấp xây dựng chợ mới, tìm lựa chọn một địa điểm để xây cất để phục vụ nhu cầu buôn bán sầm uất ngày càng phát triển. Chợ Bến Thành mới được xây dựng năm 1912 và hoàn thành trong 2 năm, vẫn còn cho đến nay.

Trên nền Chợ Cũ, chính quyền cho xây dựng trụ sở kho bạc mới vào năm 1917, chính là tòa nhà trong hình, đến nay tòa nhà vẫn còn ở trên đường Nguyễn Huệ, là trụ sở của Kho Bạc Nhà Nước.

Trước khi Tòa nhà này được xây, kho bạc Sài Gòn nằm ở đầu đường Catinat, trước mặt Nhà thờ Đức Bà. Sau khi xây kho bạc mới, tòa nhà ở đường Catinat này trở thành bót Catinat nổi tiếng.

Hình chụp từ trên Nhà Thờ Đức Bà nhìn xuống phía trước, đoạn đầu đường Catinat (đường Tự Do). Thời thuộc địa Pháp, quảng trường này mang tên là Place de la Cathédrale (Quảng trường Nhà Thờ Lớn), nằm ở phía trước Nhà thờ. Chính giữa quảng trường là bức tượng đồng của giáo sĩ Bá Đa Lộc cùng Hoàng tử Cảnh.

Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine), thường được gọi là Cha Cả, là giáo sĩ Công giáo người Pháp được chúa Nguyễn Phúc Ánh trọng dụng. Còn Hoàng Tử Cảnh chính là con trai trưởng của chúa Nguyễn Ánh.

Tượng Bá Đa Lộc và Hoàng Tử Cảnh, phía bên kia là Bưu điện thành phố

Bức tượng này thể hiện một sự kiện lịch sử, đó là Bá Đa Lộc dẫn Hoàng Tử Cảnh sang Pháp cầu viện vào năm 1784. Mất hơn 2 năm thì chiếc tàu chở Bá Đa Lộc – Hoàng Tử Cảnh mới vào cửa Lorient ở phía tây nước Pháp. Cha Cả đưa Hoàng Tử Cảnh vào yết kiến Pháp Hoàng Louis XVI, sau đó ký giao ước hỗ trợ chúa Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Tuy sau đó vua Pháp đổi ý không gửi quân sang giúp nữa, những thế lực của Nguyễn Ánh vẫn ngày một mạnh, đánh thắng Tây Sơn để thống nhất đất nước và lên ngôi, thành vua Gia Long.

Tượng này tồn tại từ năm 1903 đến tháng 10 năm 1945 thì bị phá đi, để lại bệ tượng bỏ trống. Đến năm 1959, tín đồ Công giáo Rôma dựng tượng Đức Bà Hòa Bình tại đây, từ đó khu đất này còn được gọi Công trường Hòa Bình.

Trạm xe điện tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn ở cầu Ông Lãnh. Xe điện nội đô ở Sài Gòn bắt đầu hoạt động từ năm 1881, ban đầu là chạy bằng động cơ hơi nước, lò đốt bằng than hoặc củi khi chạy vừa bốc khói vừa thỉnh thoảng phun hơi nước ra nên dân chúng gọi là “xe lửa”.

Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa nâng cấp hệ thống điện ở Sài Gòn thì các tuyến tramway (xe điện nội thành) mới bắt đầu được “điện khí hóa”, tức là đầu máy xe lửa không còn chạy bằng động cơ hơi nước nữa mà chuyển qua chạy bằng điện thông qua hệ thống đường dây điện trên cao dọc theo đường ray giống như trong hình bên trên.

Hình ảnh: manhhai flickr
Bài: Đông Kha – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

  1. Chi tiết 2 con rồng trên nóc Nhà Rồng chầu nguyệt như bài viết có chính xác ko? theo tôi được biết thì 2 con rồng quay đầu ra ngoài theo thâm ý của các cụ ngày xưa khi xây dựng: lưỡng long chầu nguyệt chỉ dùng trong cung điện và đền chùa thờ Phật…

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Câu chuyện cưới hỏi của người Việt 130 năm trước – Một số phong tục vẫn còn được ngày nay kế thừa

Việc trai gái quen nhau và dựng vợ gả chồng của người Việt xưa, đặc biệt thời kỳ đầu thế kỷ 19 trở về trước còn mang nặng tư tưởng phong kiến, ảnh hưởng từ nền văn hóa Khổng giáo của Trung Hoa. Khi đó việc hôn sự hầu...

Cách đặt tên đường ở Sài Gòn giai đoạn 1955-1975

Từ khi Pháp chiếm được toàn cõi Nam kỳ từ năm 1863 cho đến năm 1954, hầu hết các tên đường ở Sài Gòn và các đô thị khác đều mang tên Tây, là tên của những sĩ quan người Pháp. Tuy nhiên, trước năm 1954 cũng đã có...

Câu chuyện về những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng nhất thu âm trước 1975

Có một điềᴜ đặᴄ biệt, kháᴄ biệt ᴄủa nhạᴄ mùa Nᴏеl ᴄủa Việt Nam sᴏ νới thế ɡiới. Tɾᴏnɡ khi ᴄáᴄ bài hát Giánɡ Sinh qᴜốᴄ tế nổi tiếnɡ thườnɡ là nhữnɡ ᴄa khúᴄ νᴜi nhộn, ɾộn ɾànɡ, thíᴄh hợρ để ᴄhàᴏ đón dịρ lễ lớn nhất tɾᴏnɡ năm...

Loạt ảnh màu hiếm chụp cảnh đường phố Hà Nội cách đây tròn 50 năm (1973)

Mời các bạn xem lại loạt ảnh màu hiếm hoi được nhiếp ảnh gia phương Tây chụp cảnh đường phố Hà Nội năm 1973, ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Góc phố Tràng Tiền chuyenxua.net biên soạn Hình ảnh: manhhai flickr

Ca sĩ – nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn và hoàn cảnh sáng tác ca khúc Con Đường Màu Xanh, Dĩ Vãng

Ca sĩ, nhạᴄ sĩ Tɾịnh Nam Sơn ᴄó một nɡᴏại hình dễ ɡây ấn tượnɡ νới khán ɡiả yêᴜ nhạᴄ hải nɡᴏại νới ᴄái đầᴜ tɾọᴄ bónɡ lưỡnɡ νà ᴄáᴄh tɾanɡ ρhụᴄ thеᴏ lối nɡhệ sĩ ɾất Mỹ. Tɾịnh Nam Sơn bắt đầᴜ nổi tiếnɡ tɾᴏnɡ lànɡ nhạᴄ hải nɡᴏại...

Người mẹ Sài Gòn mong mỏi tìm lại con gái mang hai dòng máu Việt – Mỹ suốt 44 năm: Những lá thư bị...

Vì muốn đứa con “lai” có được tương lai tốt đẹp hơn, người mẹ đã nén nỗi đau gửi con gái mới 3 tuổi đi Mỹ theo chiến dịch Babylift vào năm 1975. Thế nhưng vì tình mẫu tử, suốt 44 năm qua, người mẹ đã chấp nhận không...

Sài Gòn năm 1961 qua những tấm hình được phục chế màu (phần 2)

Ở phần trước, chúng tôi đăng lại những hình chụp Sài Gòn năm 1961 của tạp chí LIFE, vốn là hình trắng đen, được phục chế màu bằng công cụ colorize (tự động) và photoshop (chỉnh thủ công) và được khá nhiều bạn yêu thích. Tuy nhiên bên cạnh...

Những hình ảnh về Bảo Lộc ngày xưa – Núi rừng B’lao một thuở

Vùng đất Bảo Lộc ngày nay được người Pháp bắt đầu khai phá từ cuối thế kỷ 19. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, quyết định của Toàn quyền Đông Dương thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Djiring (Di Linh). Tuy nhiên đến năm 1905,...

Giai thoại về những chuyện tình của nam danh ca Sĩ Phú

Trong số những nam danh ca nhạc trữ tình đã thành danh trước 1975, Sĩ Phú là người nhận được sự mến mộ của đông đảo khán giả, đặc biệt là khán giả nữ, không chỉ vì giọng hát ấm áp, mà còn ở dáng người cao, điển trai...

Ý nghĩa của những bài hát về thân phận nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Phôi Pha, Cát Bụi, Ru Ta Ngậm...

Cùng với Phạm Duy và Văn Cao, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được nhiều người xem là 1 trong 3 người có ảnh hưởng lớn nhất của tân nhạc Việt Nam. Đi cùng với đó, cũng giống như nhạc sĩ Phạm Duy thì vẫn còn nhiều tranh cãi liên...