Hình ảnh cầu Trường Tiền ở Huế năm 1968 – Chuyện một chiếc cầu đã gãy

Cầu Trường Tiền được khánh thành ngay vào đầu thế kỷ 20 (năm 1900), nối liền con đường thiên lý Bắc – Nam cách trở đò giang suốt nhiều thế kỷ, đồng thời cũng chấm dứt sự chia cắt ngay giữa kinh đô Huế, nối liền Hoàng thành với khu dân cư mới ở bên kia sông.

Cầu Trường Tiền (ban đầu tên là cầu Thành Thái) bắc qua sông Hương ở Trung Kỳ, và cũng trong thời điểm đó, 2 cây cầu khác cũng bằng sắt, bắc qua 2 dòng sông lớn nhất ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ đồng thời được khánh thành dưới thời Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Ở Hà Nội có cầu Doumer (cầu Long Biên) bắc qua sông Hồng, ở Sài Gòn có cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn.

Sự kiện cầu Trường Tiền bị gãy trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968 được hầu hết người dân sống ở thời gần 60 năm trước biết tới. Tuy nhiên đó không phải là lần duy nhất cây cây cầu nổi tiếng này bị giật sập trong chiến tranh. Đầu năm 1947, trước khi rút khỏi Huế, với chiến lược “tiêu thổ kháng chiến”, Việt Minh đã đánh sập cầu Trường Tiền lúc 8 giờ tối ngày 21-02. Thời điểm đó cầu Trường Tiền mang tên là cầu Nguyễn Hoàng.

Cầu Nguyễn Hoàng đầu năm 1947

Do chiến tranh kéo dài và tình hình chính trị lúc đó ở Đông Dương không ổn định, nên phải đến năm 1953, cầu Trường Tiền mới được sửa xong.

Năm 1968, cầu bị hư hại nặng nề trong chiến dịch Mậu Thân. Một cây cầu tạm, sau đó là cầu nổi đã được quân đội cấp tập làm ngay bên cạnh cầu Trường Tiền để người dân đi lại hai bên bờ sông Hương:

Cầu tạm dựng trong lúc chờ tái thiết cầu Trường Tiền

Một năm sau đó, cầu được sửa chữa, nhưng lúc này đã bị tổn thương nặng nề nên chỉ được sửa tạm thời cho đến tận năm 1995 mới được tái thiết.

Có một số bài hát nhắc tới sự kiện cầu gãy Trường Tiền năm 1968, nổi tiếng nhất là ca khúc Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng:

Vì sao không thương mến nhau
Còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu
Ước thề chờ sang ngày nào
Nối lại nhịp cầu đẹp đời mai sau…


Click để nghe danh ca Hoàng Oanh hát Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy trước 1975

Ngoài ra, nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi cũng sáng tác ca khúc mang tên Cơn Mê Chiều để nói về sự kiện năm 1968:

Chiều nay không có em
Mưa non cao về dưới ngàn
Đàn con nay lớn khôn
Mang gươm dao vào xóm làng

Chiều nay không có em
Xác phơi trên mái lầu
Một mình nghe buốt đau
Xuôi Nam Giao tìm bóng mình

Đường Nội Thành đền xưa ai tàn phá?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang dòng máu
Hương Giang ơi, thuyền neo bến không người qua đò…


Click để nghe danh ca Thái Thanh hát Cơn Mê Chiều trước 1975

Một số hình ảnh cầu Trường Tiền sụp đổ năm 1968:




































Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Tiểu sử ca sĩ Vũ Khanh – Giọng hát trầm ấm và ngọt ngào của dòng nhạc trữ tình

Trong làng nhạc hải ngoại, dòng nhạc tình ca, ca khúc trữ tình, rất hiếm các nam ca sĩ thành công. Không như dòng nhạc vàng đại chúng với số lượng ca sĩ khá nhiều tại hải ngoại (Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Đình...), thì dòng nhạc "thính phòng"...

Nhan sắc của “kỳ nữ” Kim Cương qua bộ sưu tập hình ảnh đẹp của hơn 60 năm trước

Nɡhệ sĩ Kim Cươnɡ đượᴄ mệnh danh là "Kỳ nữ" tɾᴏnɡ ɡiới sân khấᴜ Việt Nam từ tɾướᴄ năm 1975 νới tài nănɡ nổi bật tɾᴏnɡ thể lᴏại kịᴄh nɡhệ νà điện ảnh. Nɡᴏài khả nănɡ diễn xᴜất, bà ᴄòn là nɡười νiết kịᴄh bản ᴄhᴏ kịᴄh νà ρhim,...

Bộ ảnh hiếm Hà Nội những năm đầu thập niên 1980

Mời các bạn xem bộ ảnh Hà Nội được chụp vào đầu thập niên 1980 (từ 1980-1982), tác giả là cựu phó đại sứ Vương Quốc Anh là John Ramsden. Ông đã chụp những tấm hình này với thú vui đồng hành với công việc của một nhà ngoại...

Một thời “Sơn Đông mãi võ”

Không biết “Sơn Đông” ở nơi nào lại gắn liền với từ “mãi võ” trở thành cách gọi các nhóm lưu động bán thuốc gia truyền cao đơn hoàn tán, rượu thuốc đả trật xương khớp thậm chí nhổ răng bằng tay không cần thuốc tê. Để gây ấn...

Đoạn video hiếm lưu lại không khí mùa Giáng Sinh trên đường phố Sài Gòn trước năm 1975

Từ xưa đến nay, tại Việt Nam, mà đặᴄ biệt là ở Sài Gòn, Nᴏеl khônɡ ᴄòn ᴄhỉ là lễ hội ᴄủa nɡười Cônɡ Giáᴏ, mà tɾở thành mùa lễ hội ᴄhᴜnɡ ᴄủa tất ᴄả mọi nɡười. Từ tɾướᴄ năm 1975, Nᴏеl ᴄó lẽ là mùa lễ hội đặᴄ...

Nữ danh ca Bích Chiêu – Người chị cả trong gia đình văn nghệ lừng lẫy

Ca sĩ Bích Chiêu - trưởng nữ của nghệ sĩ Lữ Liên (ban AVT), là chị cả của một gia đình văn nghệ, với những tên tuổi lừng lẫy của âm nhạc Việt Nam là Tuấn Ngọc, Anh Tú, Khánh Hà, Lưu Bích... đã vừa qua đời vào ngày...

Bộ ảnh hiếm do Không Quân Đông Dương thực hiện thập niên 1920 – Kỳ 1: Sài Gòn 100 năm trước

Sau đây là những hình ảnh chụp Việt Nam 100 năm trước, nằm trong bộ ảnh gồm 359 tấm, phần lớn là chụp Sài Gòn và Hà Nội, và đặc biệt là có rất nhiều hình ảnh được chụp từ trên không (gọi là "không ảnh"). Có thể đây...

Vĩnh biệt nghệ sĩ Thanh Kim Huệ – Giọng ca cao vút của làng nghệ thuật cải lương

Nghệ sĩ cải lương nổi tiếng từ cuối thập niên 1960 là Thanh Kim Huệ vừa qua đời lúc 13h50 chiều 23/12 tại nhà riêng sau thời gian khoảng 1 năm phát hiện bệnh ung thư, hưởng thọ 67 tuổi. Tɾᴏnɡ thế hệ nɡhệ sĩ ᴄải lươnɡ tɾưởnɡ thành tɾᴏnɡ...

100 ảnh hiếm về Tết ở Hà Nội 100 năm trước và tập quán ngày Tết của người Hà Nội xưa

Mời các bạn xem bộ ảnh 100 tấm chụp Hà Nội ngày Tết vào thập niên 1920, tức là khoảng 100 năm trước. Bộ ảnh lột tả rõ nét văn hóa ăn Tết của người Việt (cụ thể là người Hà Nội) từ nghàn xưa với những cành đào, câu...

Nhạc sĩ Lê Dinh và những ca khúc bất tử

Nhạc sĩ Lê Dinh là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng trước 1975, với sức sáng tác bền bỉ và đa dạng. Những ca khúc nổi tiếng nhất của ông chủ yếu là thuộc dòng nhạc vàng, như Biển Dâu, Ga Chiều, Tình...