“Tình yêu vĩnh cửu” của nhạc sĩ Từ Công Phụng

Nếu có điều gì vĩnh cửu được
Thì em ơi đó là tình yêu chúng ta

Đó là 2 câu đầu trong ca khúc mang tên Mãi Mãi Bên Em của nhạc sĩ Từ Công Phụng, để dành tặng cho vợ của mình là bà Kim Ái. Đối với một người phụ nữ, dù có đi qua bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu gian khó trên đời, thì chỉ cần có được câu nói đó của người bạn đời của mình là cũng đủ để hạnh phúc mãn nguyện.


Click để nghe tác giả Từ Công Phụng hát ca khúc Mãi Mãi Bên Em

Theo lời của nhạc sĩ, ông cho rằng trên đời này không có gì tồn tại mãi mãi. Đời người hữu hạn, tất cả mọi thứ rồi cũng đến lúc sẽ phai tàn. Nhưng nếu có một điều gì vĩnh cửu, thì đó sẽ là tình yêu. Vì khi xác thân con người có không còn nữa, tình yêu là thứ duy nhất có thể để lại được trên thế gian này.

Bà Kim Ái là người vợ thứ 2 của nhạc sĩ Từ Công Phụng. Họ đến với nhau trong khoảng thời gian mà nhạc sĩ gọi đó là những thời điểm buồn đau nhất của cuộc đời (1975-1980). Nhưng rồi dưới vực thẳm tuyệt vọng, lẻ loi đã có mầm mống của hạnh phúc và sum vầy, nâng con người bừng sống dậy. Gặp và thương yêu nhau trong thời điểm đó, hẳn là người ta sẽ biết trân quý nhau trong từng khoảnh khắc quý giá của đời sống.

Năm 1980, Từ Công Phụng – Kim Ái quyết định tha phương để vượt thoát ra khỏi những nỗi khổ đau, xây dựng tổ ấm trên xứ người. Họ bên nhau trong từng giây phút, cùng nhau đi qua những biến cố cuộc đời. Mang ơn người người vợ đã song hành cùng mình trong hành trình đó, nhạc sĩ đã sáng tác một tuyệt phẩm lãng mạn và tuyệt đẹp:

em, lại đây với anh
ngồi đây với anh
trong cuộc đời này

nghe thời gian lướt qua
mùa xuân khẽ sang
chừng như không gian đang sưởi ấm
những giọt tình nồng

tay này tay nắm tay
nhìn nhau đắm say
như chưa bao giờ

nghe chừng trong mắt nâu
hồn anh đã tan thành mùa xuân
ngọt ngào phủ ấm thiên đường đôi ta…


Click để nghe Tuấn Ngọc hát Tình Tự Mùa Xuân

Đó là bài hát mang tên Tình Tự Mùa Xuân, tràn đầy những lời ngọt ngào và trìu mến. Để có được những giây phút tình tự mùa xuân này, họ đã thực sự phải trải qua rất nhiều phong ba của cuộc đời:

đã qua đi ngày tháng
úa môi sầu nhớ
tình người buồn tênh

em chút giọt lệ ấm,
khóc mừng một ngày
hạnh phúc miên man…

Qua, ngày buồn đã qua
vì đã có ta trong cuộc đời này
em, ngồi đây với anh
cùng nhau lắng nghe giòng sông đang thầm thì trong tóc
những khúc nhạc tình…


Click để nghe nhạc sĩ Từ Công Phụng hát Tình Tự Mùa Xuân

Tuy nhiên cuộc sống êm đềm của vợ chồng nhạc sĩ Từ Công Phụng lại một lần nữa gặp thử thách, lần này là dai dẳng hơn, làm đảo lộn cuộc sống, đối diện với lằn ranh sinh tử. Ông bị bạo bệnh, hai lần ung thư vào những năm 2006 và 2010. Nhưng sau những năm tháng kiên trì chữa chạy cùng với sự chăm sóc hết lòng của người vợ, nhạc sĩ Từ Công Phụng đã chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.

Khi đã đi qua tất cả những thăng trầm của đời người, nhạc sĩ nghiệm ra rằng tình yêu cuộc sống và tình yêu dành cho người chính là sự cứu rỗi linh hồn. Những nỗi buồn của quá khứ cần được sưởi ấm bằng tình yêu và niềm tin về một tương lai tốt đẹp.

Ông đã sáng tác Mãi Mãi Bên Em cho những chiêm nghiệm đó:

Nếu có điều gì vĩnh cửu được
Thì em ơi đó là tình yêu chúng ta

Dù mai đây trăng có úa bên thềm
Và ngày buồn thu tàn kéo qua đây
Rồi mùa đông vội vã đến bên ta
Anh giữ mãi lời nguyền cùng bên em…

Trước khi có được hạnh phúc đó cùng người vợ thứ 2, nhạc sĩ Từ Công Phụng đã từng trải qua mối tình đẹp với ca sĩ Từ Dung, là con gái út của nhà văn Hoàng Đạo – Nguyễn Tường Long (nhóm Tự Lực Văn Đoàn).

Từ Dung và Từ Công Phụng

Từ Dung cũng là tên khai sinh của nữ ca sĩ mà nhà văn Hoàng Đạo đặt cho (chứ không phải là nghệ danh đặt theo tên Từ Công Phụng như người ta nhầm tưởng). Từ Dung nghĩa là “hình dung giống mẹ”, vì cha của cô lúc nào cũng thương nhớ người vợ trong hoàn cảnh cách xa về địa lý do thời cuộc.

Đôi uyên ương Từ Dung – Từ Công Phụng thập niên 1960-1970 và được nhiều người ngưỡng mộ. Họ từng là một đôi song ca rất được khán giả yêu thích, bên cạnh Trịnh Công Sơn – Khánh Ly hay là Lê Uyên & Phương.


Click để nghe Từ Dung – Từ Công Phụng song ca bài Mùa Thu Mây Ngàn trước 1975

Tuy nhiên cuộc hôn nhân của họ kết thúc có vẻ không được êm thấm, và sau này không ai muốn nhắc về nhau lần nào nữa.

Sau năm 1975, những thay đổi lớn lao của thời cuộc đã ảnh hưởng đến số phận của hàng triệu người. Cuộc sống Từ Dung – Từ Công Phụng bắt đầu có những biến chuyển lớn, việc mưu sinh vất vả, tình cảm cũng dần lạt phai. Cuối năm 1975, khi vẫn còn sống chung, nhạc sĩ Từ Công Phụng đã thấy những rạn nứt và dự cảm rằng sự chia lìa sớm muộn gì cũng xảy ra, nên ông sáng tác ca khúc Như Chiếc Que Diêm, bài hát buồn nhất trong sự nghiệp của ông: “Tình ta sớm muộn gì cũng hấp hối…”


Click để nghe Tuấn Ngọc hát Như Chiếc Que Diêm

Lời bài hát Như Chiếc Que Diêm rất buồn, như là sự cứu vớt bất khả thi cho một quãng đời, cho một cuộc tình đang dần hấp hối:

Thôi cũng đành một kiếp trăm năm đời người sẽ qua
Cũng đành một thoáng chiêm bao tình người cũng xa
Cũng phôi pha những điêu ngoa, theo vết môi cười tàn tạ

Thôi cũng đành một kiếp phong ba
Lệ tình cũng sa xuống đời ta những nguôi ngoai
Rồi người cũng xa, cũng xa ta, cũng xa ta theo dòng nghiệt ngã mù lòa…

Từ Dung – Từ Công Phụng chính thức chia tay sau đó không lâu. Nhạc sĩ trải qua một thời gian dài dưới đáy sâu tuyệt vọng nữa trước khi gặp được ánh sáng vĩnh cửu đời mình, là người ông đã sáng tác những bài tình ca hạnh phúc để dành tặng: Mãi Mãi Bên Em, Tình Tự Mùa Xuân, Ơn Em (Giữ Đời Cho Nhau).

Bài: Đông Kha 

Xem thêm

Comments

  1. Đến ngày hôm nay ít người nói đến sự thật đổ vở của TD vì sự thật đổ vở này xảy ra là do lổi của cô Từ Dung khi cô ấy phải lòng một thanh niên làm trong quán cà phê do cô và anh TCP làm chủ, lấy tên “cà phê Từ Dung” nằm đối diện với rạp ciné Văn Hoa trên đường Trần Quang Khải.Dakao. SG.

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Cuộc đời và sự nghiệp của “đệ nhất danh ca” Thái Thanh – Tiếng hát vượt thời gian

Thái Thanh là ca sĩ duy nhất trong nền âm nhạc Việt Nam từ cổ chí kim được ca tụng bằng rất nhiều những danh xưng vinh dự nhất, như là Đệ nhất danh ca, Tiếng hát vượt thời gian, Tượng đài âm nhạc,... mà không bị so sánh...

Ký ức về “sữa học đường” Foremost và “bữa ăn giờ ra chơi” của học sinh tiểu học Miền Nam thập niên 1960

Những ai đã từng qua thời học sinh ở Sài Gòn và miền Nam thập niên 1960-1970, chắc chắn không thể quên ký ức về chương trình sữa học đường của học sinh tiểu học. Đó là chương trình uống sữa miễn phí dành cho học sinh tiểu học...

Chiêm ngưỡng sắc đẹp tuyệt mỹ của Thẩm Thúy Hằng qua bộ sưu tập ảnh hiếm

Thẩm Thúy Hằng là một trong những người đẹp nổi tiếng nhất của Sài Gòn trước năm 75, là ngôi sao sáng nhất của điện ảnh thương mại miền Nam Việt Nam giai đoạn cuối thập niên 1950 đến cuối thập niên 1970. Thẩm Thúy Hằng tham gia nhiều bộ...

Ca khúc “Xuân Này Con Không Về” (Trịnh Lâm Ngân) – Một bài nhạc xuân kinh điển

Ca khúc "Xuân Này Con Không Về" có thể xem là bài nhạc xuân trước 75 nổi tiếng nhất và được nghe nhiều nhất trong suốt hơn 50 năm qua. Bài hát này được yêu thích qua nhiều thế hệ, có lẽ là vì lời hát đi vào lòng người,...

Ký ức về những bài Đồng dao và Trò chơi dân gian của trẻ con ngày xưa

Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi thay đổi, có khi sai lạc, có khi thất truyền, và bị quên lãng. Tác giả hầu hết vô danh, hay nói đúng hơn, chính dân gian là tác giả. Dạy con từ...

Sự thật cảm động đằng sau ca khúc nổi tiếng “Chị Tôi” của nhạc sĩ Trần Tiến: “Cầu xây xong đã lâu không thấy...

"Chị Tôi" là một ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Tiến được đông đảo người yêu nhạc Việt yêu thích bởi những lời ca da diết, trầm buồn, luyến thương đến thắt lòng. Ca khúc gây được sự đồng cảm lớn với người nghe bởi nó kể...

Câu chuyện về những căn villa (biệt thự) ở Sài Gòn ngày xưa

Nếu nhắc về những ngôi biệt thự xưa ở Sài Gòn, có thể chia thành 2 loại, thứ nhứt là biệt thự cổ kiến trúc Pháp được xây trước năm 1954, chủ yếu là từ đầu thế kỷ 20 với khoảng 1300 căn biệt thự, đa phần tập trung...

Đường Tự Do (Sài Gòn) tuyệt đẹp trong những tấm ảnh phục chế màu năm 1961

Trong những tấm hình dưới đây, chúng ta sẽ được thấy những khoảnh khắc đẹp của một đoạn ngắn đường Tự Do của Sài Gòn năm 1961. Đoạn đường Tự Do trong những tấm ảnh này được chụp trong đoạn từ Nguyễn Thiếp đến Lê Lợi, chỉ trong khoảng vài...

Cựu binh Mỹ thực hiện lời hứa 50 năm với bạn gái Việt

Ngày chia tay năm 1969, Ken mua 50 bì thư và hứa khi Lan viết hết cái cuối cùng ông sẽ quay lại Việt Nam, nhưng rồi không thể. Những ngày cuối tháng 8, ông Ken Ressing, ở quận Medina, bang Ohio, Mỹ, vừa bận rộn với việc nhà cửa...

Hình ảnh hiếm về Sài Gòn 100 năm trước (Phần 4)

Mời các bạn xem phần 4 - Những hình ảnh được chụp vào thập niên 1920 (khoảng 100 năm trước) ở Sài Gòn. Qua những tấm ảnh đặc biệt này, bánh xe thời gian như là được xoay ngược lại để chúng ta có thể nhìn được về một...