Tượng đài Sài Gòn xưa có số phận “lận đận” nhất

Trong thời gian gần 1 thế kỷ cai trị Việt Nam, chính quyền thuộc địa Pháp đã xây không ít những tượng đài người Pháp trên khắp các thành phố lớn, và nhiều nhất là ở Sài Gòn. Tuy nhiên có lẽ không có tượng đài nào có số phận “lận đận” như tượng đài Gambetta, khi được mang đi đặt ở rất nhiều nơi, trước khi bị giật sập vào tháng 8 năm 1945.

Léon Gambetta (1838-1882) là thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao cộng hòa Pháp trong hai năm 1881-1882. Ông thuộc phái các nhà chính trị Pháp lúc ấy ủng hộ việc xâm chiếm mở rộng thuộc địa Pháp. Gambetta qua đời lúc còn đang đương nhiệm năm 1882, và chỉ 1 năm sau đó, chính quyền thuộc địa ở Sài Gòn đã cho dựng một bức tượng của ông ở vị trí ngã tư đường Norodom – Pellerin (nay là Lê Duẩn – Pasteur), như trong hình dưới đây:

Tượng Gambetta giữa đại lộ Norodom

Một số hình ảnh khác của bức tượng Gambetta ở vị trí ngã tư đường này:

Tượng Gambetta, phía sau là Dinh Norodom
Hình vẽ tượng Gambetta giữa ngã tư trong tấm bản đồ năm 1898 (chính giữa hình)

Tượng đài gồm 3 khối tượng: Gambetta ở vị trí cao nhất, vai phải hướng về dinh Norodom; tay trái chỉ về hướng thành Gia Định (thành Phụng) đã bị Pháp chiếm trước đó 24 năm (ngày 17-2-1859).

Mặt tượng đài Gambetta nhìn về phía sông Sài Gòn; lưng quay về cuối đường Pasteur hiện nay. Hai khối tượng còn lại tạc hai người lính Pháp.

Tượng Gambetta ở vị trí ngã tư đường này được khoảng 20 năm thì dời về vị trí Chợ Cũ. Đó là khoảng đầu thập niên 1910, chợ Bến Thành mới được xây dựng thay cho chợ cũ bên kinh chợ Vải (đại lộ charner, tức Nguyễn Huệ ngày nay), vị trí ở chợ cũ được giải tỏa để làm quảng trường, được đặt tên là Quảng trường Gambetta, và tượng đài Gambetta từ ngã tư Norodom – Pellerin được dời về quảng trường này. Vị trí quảng trường Gambetta ngày nay chính là cao ốc Bitexco Financial Tower 68 cao nhất Sài Gòn.

Dưới đây là hình tượng đài Gambetta sau khi được dời:

Tượng đài Gambetta được dời về chợ cũ, vị trí ngày nay là cao ốc Bitexco 68 tầng. Dãy nhà bên trái là đường Adran (Võ Di Nguy cũ, nay là Hồ Tùng Mậu). Dãy nhà bên phải là đường Vannier, nay là Ngô Đức Kế. Phía bìa trái (nằm ngoài hình) là đường Phủ Kiệt, nay là Hải Triều.

Tuy nhiên, tượng đài Gambetta ở vị trí này không được bao lâu thì phải nhường chỗ lại để xây kho bạc, là tòa nhà ngày nay vẫn còn, nằm trên đường Nguyễn Huệ:

Thời pháp, tòa nhà này là Kho bạc Sài Gòn, sau 1955 là Tổng Nha Ngân Khố Sài Gòn, ngày nay là Kho Bạc Nhà Nước.

Để nhường chỗ cho Kho bạc, bức tượng Gambetta lại bị di chuyển qua vị trí của Vườn Ông Thượng (sau là Vườn Tao Đàn), như trong hình bên dưới:

Vị trí của bức tượng được đặt giữa công viên, đoạn sau này mở thành đường ngày nay là đường Trương Định đoạn qua Công viên Tao Đàn. Hiện nay xung quanh khu vực này vẫn còn một lối đi nhỏ vòng quanh khu đặt tượng đài.

Tháng 8 năm 1945, cách mạng tháng 8 nổ ra, chủ tịch ủy ban kháng chiến là Trần Văn Giàu đã ra quyết định cho giật đổ nhiều bức tượng Pháp, trong đó có tượng Gambetta, sau 62 năm tồn tại.

chuyenxua.net biên soạn

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Đường phố Sài Gòn hơn 30 năm trước qua những tấm ảnh đẹp đầu thập niên 90

Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung đã thực hiện chính sách đổi mới được gần 10 năm, nhưng chưa hoàn toàn mở cửa và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với các nước. Nếu...

Hà Nội nhìn từ trên cao qua bộ ảnh được chụp từ năm 1925-1951

Nếu nhìn từ trên cao xuống Hà Nội thời điểm trước thập niên 1950 như trong loạt hình của bài này, chúng ta sẽ được thấy một Hà Nội đẹp và quy củ, được phân chia rõ ràng giữa các khu hành chính, khu quân sự, khu dân sự,...

Tìm hiểu tên đường xưa qua loạt ảnh đẹp đường phố Sài Gòn thập niên 1950

Mời các bạn cùng tìm hiểu về lịch sử những tên đường xưa ở Sài Gòn, thông qua những tấm hình tuyệt đẹp ghi lại cảnh đường phố Sài Gòn nửa sau thập niên 1950. Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1959, nhìn về phía Tòa Đô Chánh. Đại lộ Nguyễn Huệ...

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Hùng Cường – Người nghệ sĩ đa tài nhất của làng nghệ thuật Sài Gòn xưa

Trᴏnɡ lànɡ nɡhệ thuật Sài Gòn trướᴄ và sau năm 1975, hiếm ᴄó nɡười nɡhệ sĩ nàᴏ đa tài và ɡặt hái đượᴄ thành ᴄônɡ trên hầu khắp ᴄáᴄ lĩnh vựᴄ nɡhệ thuật mà ônɡ bướᴄ ᴄhân vàᴏ, từ tân nhạᴄ với vai trò ᴄa sĩ lẫn nhạᴄ sĩ,...

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Phần 8 – Khu vực Ngã 3 Ông Tạ và những xóm đạo nổi tiếng...

"Khu ông Tạ" là một nơi nổi tiếng và đặc biệt của Sài Gòn ngày xưa. Nơi đây có rất nhiều họ đạo, là khu "Bắc 54 đậm đặc" nhất của Sài Gòn, theo lời của một "dân ông Tạ" là nhà báo Cù Mai Công. Những người di...

Những công trình kiến trúc trăm năm còn lại ở Sài Gòn – Kỳ 4: Continental Palace và Majestic Hotel – Những khách sạn...

Continental Palace là khách sạn lâu đời nhất vẫn còn lại đến ngày nay ở Sài Gòn. Thời điểm được xây dựng cách đây 140 năm, Continental Palace là khách sạn sang trọng và mang vẻ đẹp kỳ vĩ nhất từng có ở xứ Đông Dương. Không những vậy,...

Những chuyện tình của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên trong các bài thơ/nhạc nổi tiếng

Nɡᴜyễn Tất Nhiên là một tɾᴏnɡ nhữnɡ thi sĩ nổi tiếnɡ nhất ᴄủa lànɡ νăn nɡhệ Sài Gòn tɾướᴄ năm 1975. Chᴏ dù ảnh hưởnɡ ᴄủa ônɡ tɾên νăn đàn thời đó khônɡ đượᴄ đánh ɡiá ᴄaᴏ, nhưnɡ ᴄáᴄ bài thơ - đặᴄ biệt là thơ họᴄ tɾò -...

Don Hồ và kỷ niệm với bài hát Thành Phố Buồn (Lam Phương)

Ghi lời bài hát ra giấy nhiều lần là một trong những cách để học thuộc bài. Mình đang ráng học thuộc bài Thành Phố Buồn làu làu như cháo để khi hát lên sẽ không cần phải suy nghĩ về lới hát, mà chỉ thả tâm tư vào,...

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và hoàn cảnh sáng tác ca khúc bất hủ Dư Âm: “Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn…”

Đêm qua mơ dáng еm đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ Hơn 70 năm đã trôi qua, những giai điệu tuyệt đẹp, bay bổng, lãng mạn của ca khúc Dư Âm vẫn được yêu thích, mến mộ và...

Tài tử Trần Quang – “Ảnh đế” của màn bạc Sài Gòn trước 1975

Tài tử điện ảnh Trần Quanɡ là tên tuổi quen thuộc ᴄủa lànɡ phim Sài Gòn từ trướᴄ năm 1975. Sở hữu ngoại hình đẹp trai phong trần và lãng tử, vóc dáng cao lớn ông đượᴄ xеm là một "Clark Gablе" ᴄủa Việt Nam. Vốn là diễn νiên kịᴄh...