Tài năng vượt trội của nhóm “Tứ Trụ Nhạc Vàng”: Duy Khánh, Chế Linh, Hùng Cường, Nhật Trường

Lâu nay, người ta vẫn dùng danh hiệu “Tứ Trụ Nhạc Vàng” để xưng tụng 4 giọng ca nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu, đó là Duy Khánh, Nhật Trường, Chế Linh, Hùng Cường. Không rõ 4 chữ “Tứ Trụ Nhạc Vàng” này có từ bao giờ, ai là người đặt ra nó, nhưng không thể phủ nhận tài năng vượt trội và sự đóng góp lớn của 4 nam nghệ sĩ này đối với làng văn nghệ Sài Gòn xưa.

Thật khó để nhận xét, đánh giá được trong 4 thiên tài này ai tài năng hơn ai. Cả 4 người đều được rất nhiều khán giả mến mộ, và mỗi người đều có một tài năng, thế mạnh riêng.

Trong tứ trụ nhạc vàng, hiện nay chỉ có lại duy nhất ca sĩ Chế Linh là còn sống, thậm chí là còn hát thường xuyên ở cả trong và ngoài nước.

Có một điều thú vị là trong 4 ông, thì có 2 cặp bằng tuổi nhau. Đó là Hùng Cường và Duy Khánh cùng sinh năm 1936, còn Chế Linh và Nhật Trường cùng sinh năm 1942. Ca sĩ Hùng Cường mất sớm nhất khi mới tròn 60 tuổi vào năm 1996. Tiếp theo là ca sĩ Duy Khánh mất năm 2003 khi 66 tuổi. Nhật Trường – Trần Thiện Thanh mất năm 2005 khi 63 tuổi, còn ca sĩ Chế Linh hiện nay đã gần 80 tuổi và vẫn còn đi hát.

Cùng so sánh các điểm giống nhau và điểm khác nhau giữa 4 tượng đài của dòng nhạc vàng này:

Giống nhau:

  1. Cùng là những nam danh ca được mến mộ bậc nhất ở Miền Nam trước 1975, cũng như sau năm 1975.
  2. Trong 4 người, không có ai sinh quán ở Saigon, nhưng đều thành danh trên đất Saigon. 4 người đại diện cho các vùng đất khác nhau trải dài trên khắp miền Nam:
    Xa nhất là Duy Khánh, quê ở vùng địa đầu hỏa tuyến Quảng Trị. Tiếp theo là Chế Linh ở vùng nắng gió Ninh Thuận. Kế đến là Nhật Trường ở Phan Thiết. Còn Hùng Cường là một đại diện đến từ miền Tây – tỉnh Bến Tre.
  3. Cả 4 người đều có điểm chung đặc biệt, đó là vừa là ca sĩ, vừa là nhạc sĩ. Những sáng tác của họ cho đến nay vẫn sống mãi trong lòng những người yêu nhạc vàng, dù đã trải qua thời gian dài dâu bể, với những nổi trôi của thời cuộc.
  4. Cùng là những nghệ sĩ tài năng bậc nhất, nên họ không thể tránh khỏi sự đào hoa, đa tình.
    – Nổi tiếng nhất là Chế Linh với 4 đời vợ và những 14 người con, còn số cháu chắt thì ngay cả Chế Linh cũng thú nhận là không thể nhớ nổi.
    – Với ca sĩ Nhật Trường, ông cũng đã trải qua 3 đời vợ với 6 người con.
    – Ca sĩ Hùng Cường được biết đến với 1 người vợ chính thức, nhưng ông lại là người nổi tiếng đẹp trai, đào hoa. Cũng vì lý do này mà cuộc hôn nhân với người vợ đầu của ông sớm bị tan vỡ.
    – Kín tiếng nhất là ca nhạc sĩ Duy Khánh, nhưng ông cũng được công chúng biết đến với 2 đời vợ.

Khác nhau:

1. Hùng Cường

Trong 4 người, tuy Hùng Cường có vẻ ít tiếng tăm trong thể loại nhạc vàng nhất, ít được giới trẻ ngày nay biết đến nhất, nhưng Hùng Cường lại là người đa tài nhất và có nhiều khán giả hâm mộ nhất ở thời điểm trước năm 1975.

Cho tới ngày nay, ngoài Hùng Cường, chưa có nghệ sĩ nào nổi bật được trên hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, như: Tân nhạc, cải lương, kịch nói, phim ảnh… Ông còn là võ sĩ quyền Anh từng thượng đài thi đấu…

Trong lĩnh vực tân nhạc, Hùng Cường vừa có thể hát, vừa sáng tác. Trong nghề hát, ông hát rất nhiều thể loại. Ngoài nhạc kích động được biết đến nhiều nhất, ông còn hát nhạc tiền chiến, nhạc vàng bolero. Các bài hát mà Hùng Cường sáng tác không nhiều, nhưng đều là những tuyệt phẩm: Đêm Trao Kỷ Niệm, Về Thăm Xứ Lạnh…

Dù ở lĩnh vực nào: âm nhạc, điện ảnh, cải lương hay kịch nghệ thì Hùng Cường đều đạt được đỉnh cao nhất của sự nghiệp, đó là điều vô tiền khoáng hậu chưa ai làm được như ông.


Click để nghe băng nhạc Hùng Cường trước 1975

2. Nhật Trường – Trần Thiện Thanh:

Khi sáng tác, ông lấy tên thật là Trần Thiện Thanh làm nghệ danh. Còn khi đi hát, ông lấy tên Nhật Trường. Tuy là một ca sĩ nổi tiếng, nhưng lĩnh vực sáng tác của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh còn có phần nổi trội hơn lĩnh vực ca hát. Những bài hát của ông viết được xếp vào dòng nhạc bình dân đại chúng, dễ đi vào lòng người, nhưng đồng thời cũng mang được giá trị nghệ thuật cao. Nhạc Trần Thiện Thanh không hề dễ dãi mà đầy tính nhân bản và đề cao giá trị của con người trong thời loạn. Riêng về dòng nhạc tình, ông cũng có những tuyệt phẩm được yêu thích như Khi Người Yêu Tôi Khóc, Chiều Trên Phá Tam Giang, Trên Đỉnh Mùa Đông.

Trong 4 người trong nhóm tứ trụ, các sáng tác của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh luôn được gắn với dòng nhạc lính. Có lẽ vì là một người trong quân ngũ nên ông thấm thía được những gian lao đời lính, những chiến công thầm lặng của họ, nên đã có những ca khúc để đời của dòng nhạc này là Rừng Lá Thấp, Biển Mặn, Anh Không Chết Đâu Anh…


Click để nghe tiếng hát Nhật Trường thu âm trước 1975

3. Duy Khánh

Có lẽ Duy Khánh là người duy nhất trong 4 người tứ trụ có thể dung hoà được 2 vai trò ca sĩ và nhạc sĩ. Nhắc đến Duy Khánh, người ta không biết nên để danh xưng của ông là ca sĩ hay nhạc sĩ thì mới đúng, nên cuối cùng thường hay viết chung thành: ca nhạc sĩ Duy Khánh.

Duy Khánh là một trong những ca sĩ đầu tiên của dòng nhạc vàng, một giọng hát vô cùng đặc trưng đã tạo nên một “trường phái” riêng là trường phái Duy Khánh. Giọng hát của ông thậm chí còn ảnh hưởng tới một trong tứ trụ khác là ca sĩ Chế Linh.

Về phần sáng tác, nhạc sĩ Duy Khánh đã đóng góp cho dòng nhạc vàng rất nhiều ca khúc để đời, được khán giả mến chuộng trong suốt bấy nhiêu năm qua: Thương Về Miền Trung, Ai Ra Xứ Huế, Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê, Trường Cũ Tình Xưa, Biết Trả Lời Sao…


Click để nghe tuyển tập nhạc Duy Khánh thu âm trước 1975

4. Chế Linh – Tú Nhi

Chế Linh là “cây trụ” duy nhất còn lại cho đến ngày nay. Không những thế, ông vẫn còn miệt mài đi hát khi đã bước qua tuổi 80, là ca sĩ lớn tuổi nhất của âm nhạc Việt Nam vẫn còn hoạt động âm nhạc.

Trong 4 ca sĩ tứ trụ, thì dòng nhạc của Chế Linh theo đuổi mang đậm chất “bình dân đại chúng” nhất, với cách hát nức nở, nỉ non lời tâm sự. Trước năm 1975, ông hát rất nhiều bài hát “thời trang” trong băng nhạc thời trang nhạc tuyển Kim Đằng của nhạc sĩ Vinh Sử như Nhẫn Cỏ Cho Em, Hai Bàn Tay Trắng, Nhớ Người Yêu…

Những bài hát mà ông sáng tác với bút hiệu Tú Nhi đều là những ca khúc dòng nhạc vàng bolero dễ nghe, dễ đi vào lòng người như Bài Ca Kỷ Niệm, Đoạn Tái Bút, Đêm Buồn Tỉnh Lẻ… Tuy vậy, những ca khúc này vẫn được yêu thích cho đến tận ngày nay, khẳng định giá trị trường tồn theo năm tháng.


Click để nghe tuyển tập nhạc Chế Linh thu âm trước 1975

Đông Kha
chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Áo dài và xe Velo Solex – Hình ảnh quen thuộc trên đường phố Sài Gòn ngày xưa

Trong những hình ảnh được lưu lại của Sài Gòn năm xưa, hình ảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đi chiếc Vеlosolеx chạy trên đường phố nhộn nhịp, có lẽ là thứ đã gợi lại nhiều kỷ niệm nhất đối νới nhiều người, đặc biệt là những...

Trần Quang – Lê Quỳnh – La Thoại Tân – Hùng Cường: Những nam tài tử phong độ và được yêu thích nhất của...

Điện ảnh Sài Gòn νà miền Nam Việt Nam trướᴄ năm 1975 ᴄó sự tự dᴏ, ᴄởi mở νà phát triển rất rựᴄ rỡ νới nhiều thể lᴏại νà đề tài thеᴏ thị hiếu ᴄủa ᴄônɡ ᴄhúnɡ như hành độnɡ, tình ᴄảm, tâm lý xã hội, kinh dị... Từ sự...

Những tấm ảnh xưa nhất chụp cảnh đường phố Sài Gòn 150 trước

Những tấm ảnh đầu tiên chụp Sài Gòn được thực hiện vào thập niên 1860, chỉ vài năm sau khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp, và nhà thám hiểm - nhiếp ảnh gia người Tô Cách Lan - John Thomson là 1 trong những người chụp...

Những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa – Phần 2: Một thời nữ sinh Gia Long

Tɾườnɡ tɾᴜnɡ họᴄ Gia Lᴏnɡ là tɾườnɡ nữ sinh nổi tiếnɡ nhất ᴄủa Sài Gòn trước năm 1975, đã đi νàᴏ tɾᴏnɡ nhiềᴜ ánɡ thơ νà âm nhạᴄ năm xưa. Chᴏ đến nay, tɾᴏnɡ tâm tưởnɡ ᴄủa nhiềᴜ nɡười Sài Gòn xưa νẫn ᴄòn thấρ thᴏánɡ nhữnɡ thiên thần áᴏ...

Hình ảnh hiếm về Sài Gòn 100 năm trước (Phần 5)

Mời các bạn xem lại những hình ảnh được chụp tròn 100 năm trước ở Sài Gòn (vào thập niên 1920), phần thứ 5. Qua những tấm ảnh đặc biệt này, bánh xe thời gian như là được xoay ngược lại để chúng ta có thể nhìn được về...

Gánh hàng hoa Hà Nội xưa trong bộ ảnh 100 năm trước

Đường phố Hà Nội không mùa nào vắng bóng hoa tươi. Những cửa hàng bày ra, những gánh hàng hoa, những xe đạp hoa, lang thang đi khắp phố phường. Những ngày mười tư, ngày rằm, những ngày 30, mồng 1, Hà Nội như rạng rỡ sắc màu. Ra...

Món ăn vặt mía ghim ngày xưa – Ngọt ngào hương vị của tuổi thơ

Thời trướᴄ năm 1975, mía ɡhim là món ăn vặt đườnɡ phố nổi tiếnɡ ở Sài Gòn. Vàᴏ thời điểm đó, nɡười ta hay ăn mía (nhả bã) ᴄhứ khônɡ như bây ɡiờ ᴄhỉ uốnɡ nướᴄ mía ép. Mía để ăn hồi đó là ᴄây mía ᴄó vỏ màu vànɡ...

Tướng mạo và tính cách của vua Gia Long qua ghi chép của người ngoại quốc thế kỷ 18,19

Ngày 31/5/2022, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc (hậu duệ các vua triều Nguyễn) ở Huế đã tổ chức tọa đàm khoa học "Công lao và những đóng góp quan trọng của vua Gia Long" nhân kỷ niệm 220 năm ngày vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn...

Những từ “kỵ húy” của người Nam bộ xưa

Xưa nay, ở vùng đất miền Trung trở về trong hay xuất hiện những từ "kỵ húy" trong lời ăn tiếng nói hàng ngày mà ít người để ý đến. Đó là những từ kỵ húy chủ yếu liên quan tới vua chúa triều Nguyễn, từ khi chúa Nguyễn...

Nhạc sĩ Văn Giảng và ca khúc bất tử “Ai Về Sông Tương”

“Ai Về Sông Tương” là bài hát nổi tiếng nhất của Thông Đạt, một bút danh khác của nhạc sĩ Văn Giảng. Bài hát được sáng tác năm 1949 ở Huế và được nhạc sĩ Mạnh Phát hát lần đầu trên đài Pháp Á. Lúc bấy giờ, Mạnh Phát...