Sài Gòn nửa thế kỷ – Bộ sưu tập ảnh đẹp năm 1973 của Nick DeWolf

Mời các bạn xem bộ ảnh đường phố Sài Gòn vào năm 1973, với các địa điểm quen thuộc, những đường phố thân quen mà người Sài Gòn nào cũng nhận ra, cùng với đó là hình ảnh những thị dân Sài Gòn xưa với lối thời trang hiện đại, năng động. Tác giả của những bộ  ảnh này là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư Nick DeWolf, nhân chuyến du lịch sang Sài Gòn năm 1973.

Bến Bạch Đằng, xa xa là Cảng Sài Gòn

Nhiếp ảnh gia Nick DeWolf tên thật là Nicholas DeWolf (1928-2006), vốn là một kỹ sư, một nhà phát minh nổi tiếng. Chàng kỹ sư này hễ có chút thì giờ rỗi là đam mê phiêu bạt và chụp ảnh nghệ thuật hơn là chuyên chú vào nghề chuyên môn của mình. Ông học trường MIT và từ năm 1960 đã cùng Alex Arbeloff đồng sáng lập công ty Teradyne tại Boston, Massachusetts, chuyên về thiết bị thử nghiệm tự động (Automatic test equipment).

Trong suốt 11 năm làm Giám đốc điều hành của Teradyne, DeWolf được ghi nhận là người đã thiết kế hơn 300 chất bán dẫn và các hệ thống kiểm tra khác, bao gồm máy kiểm tra mạch tích hợp vận hành bằng máy tính đầu tiên trên thế giới.

DeWolf cũng là người đã thiết kế một hệ thống máy tính không có đĩa cứng hoặc quạt; máy tính mang tên ON! computer này có thể khởi động trong vài giây, thời gian nhanh hơn nhiều so với các máy tính ngày nay.

Hình ảnh ở Bến Bạch Đằng
Đường Công Lý đoạn giữa Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Văn Sâm (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đoạn giữa Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Thái Bình). Tòa nhà trong ảnh là trụ sở Công ty sữa NESTLÉ (quen gọi là sữa Con chim, do nhãn hiệu là hình một tổ chim)
Góc Nguyễn Văn Sâm – Công Lý (mặt sau nhà hàng Victory), nay là Nguyễn Thái Bình – NKKN
Chợ Cũ đại lộ Hàm Nghi
Đường Lê Thánh Tôn. Rạp cinéma Lê Lợi nằm tại số 112 Lê Thánh Tôn, tại tòa nhà cao phía bên phải hình (nay là Phòng trà Không Tên)

Hình ảnh khác cùng vị trí này:

Nữ sinh Trưng Vương trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đường Hồng Thập Tự, đoạn giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm và Đinh Tiên Hoàng. Đằng sau tòa nhà cao kia là sân Hoa Lư

Một số hình ảnh đời thường trước công trường Diên Hồng (chợ Sài Gòn, nay là chợ Bến Thành), ga xe lửa Sài Gòn:

Lê Lai – Phan Châu Trinh

Đầu đường Phan Châu Trinh, góc giao lộ Phan Châu Trinh và Lê Lai, đi hướng phía bên trái hình là Lê Lai, phía bên phải hình là Phan Chu Trinh
Đường Phan Châu Trinh, ngay ngã ba Phan Chu Trinh – Nguyễn An Ninh, đối diện cửa Tây chợ Sài Gòn

Góc đường Lê Lai trước ga Sài Gòn, người bộ hành đang đi qua phía Phan Châu Trinh
Góc Trần Hưng Đạo – Phạm Ngũ Lão, xe Lambretta từ hướng Phạm Ngũ Lão ra, chiếc Lambro đậu ở bến trước Ga Xe Lửa. Tường rào của Ga Xe Lửa
Đường Lê Thánh Tôn, phía cửa Bắc chợ Sài Gòn
Thiếu nữ trên xe Honda PC 50
Góc Hàm Nghi – Công Lý

Bến phà Thủ Thiêm
Cô lái đò trên sông Sài Gòn, trên tay đeo đồng hồ rất hiện đại

chuyenxua.net biên soạn
Hình ảnh: Nick DeWolf, manhhai flickr

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Tài năng vượt trội của nhóm “Tứ Trụ Nhạc Vàng”: Duy Khánh, Chế Linh, Hùng Cường, Nhật Trường

Lâu nay, người ta vẫn dùng danh hiệu "Tứ Trụ Nhạc Vàng" để xưng tụng 4 giọng ca nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu, đó là Duy Khánh, Nhật Trường, Chế Linh, Hùng Cường. Không rõ 4 chữ "Tứ Trụ Nhạc Vàng" này có từ...

Cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương – Một đời tài hoa và khốn khó

Có thể xem Trúc Phương là nhạc sĩ nổi tiếng và tiêu biểu nhất của nhạc vàng Việt Nam kể từ thập niên 1960 đến nay, đặc biệt là với các ca khúc giai điệu bolero, Rhuma. Hầu hết các sáng tác của nhạc sĩ Trúc Phương đều trở...

Nhớ hoài trang lưu bút học trò ngày xưa

Tôi không rõ ngày nay học trò lớp 12 có còn viết lưu bút trao nhau để ghi dấu kỷ niệm giống như ngày xưa nữa không. Ngày nay mạng xã hội tiện lợi, khi nào cần thiết thì nhắn đôi ba dòng Messenger cho bạn cũ, tải hình ảnh...

Nhạc sĩ Hoàng Trọng – “ông vua tango” và những ca khúc nổi tiếng: Tiễn Bước Sang Ngang, Dừng Bước Giang Hồ, Ngàn Thu...

Nếu như ở địa hạt nhạc vàng, nhạc sĩ Trúc Phương được xưng tụng là "ông vua bolero", thì ở dòng nhạc tiền chiến - trữ tình, nhạc sĩ Hoàng Trọng cũng được đặt biệt danh là "ông vua tango" với rất nhiều ca khúc giai điệu tango sống...

Bộ sưu tập ảnh đẹp của 10 Nhà Thờ/Tu Viện công giáo lâu đời nhất Sài Gòn vẫn còn lại đến nay

Mời các bạn xem lại thông tin và hình ảnh xưa của 10 nhà thờ/tu viện/đại chủng viện ở Sài Gòn đã có tuổi đời trên 100 năm và vẫn còn lại cho đến nay: 1. Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (tiếng...

Hình ảnh đẹp về nữ sinh trường Đồng Khánh (Huế) thời trước năm 1945

Nhắc tới trường nữ sinh Đồng Khánh ở Huế xưa là nhắc đến những thiếu nữ con nhà quyền quý nổi tiếng quý phái và đài các, được xem là những tinh hoa của đất cố đô. Ở đất kinh kỳ còn ảnh hưởng bởi Nho giáo, nhưng từ...

Câu chuyện tình của vợ chồng ca sĩ – diễn viên Nguyễn Chánh Tín – Bích Trâm

Công chúng thường biết đến nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín với hình ảnh của một nam tài tử đào hoa trên màn bạc một thời, nhưng ít ai biết rằng cái nghề đầu tiên đưa ông đến với con đường nghệ thuật chính là ca hát. Xuất thân từ gia...

Câu chuyện về cái “bàn ủi con gà” ngày xưa – Từ vật dụng gia đình trở thành đồ cổ bạc tỷ

Ngày xưa, lúc chưa có bàn ủi điện, người ta dùng loại bàn ủi than, thường gọi là bàn ủi con gà. Hồi đó không phải nhà ai cũng có bàn ủi, mà thường chỉ những nhà khá giả và nhà nào có con gái ngày nào cũng mặc...

Xem lại đoạn video Lệ Thu năm 30 tuổi (trích trong phim Chiếc Bóng Bên Đường 1973)

Mời các bạn xem lại đoạn video ghi lại hình ảnh của cố danh ca Lệ Thu hát trong phòng trà, trình diễn ca khúc Chiếc Bóng Bên Đường của nhạc sĩ Phạm Duy. Có thể đây là đoạn phim duy nhất còn lưu lại có sự xuất hiện...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc bất hủ Đôi Mắt Người Sơn Tây (Phạm Đình Chương – thơ Quang Dũng)

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là 1 trong những tên tuổi lớn nhất của làng nhạc Sài Gòn kể từ thập niên 1950. Ngoài những ca khúc với rất nhiều đề tài và đã trở thành bất tử như Xóm Đêm, Hội Trùng Dương, Ly Rượu Mừng, Thuở Ban...