Nữ nhạc sĩ xinh đẹp Khúc Lan – Hiện tượng của làng nhạc hải ngoại thập niên 1980

Nhắc đến Khúc Lan, người yêu nhạc thường nhớ ngay đến những bài nhạc ngoại lời Việt được yêu thích trong các thập niên 1980 và 1990. Đó là những bài nhạc Pháp, nhạc Hoa và cả nhạc Nhật, nổi tiếng nhất là Chiếc Lá Mùa Đông, Sa Mạc Tình Yêu, Tình Nồng, Một Thuở Yêu Người…


Click để nghe Chiếc Lá Mùa Đông

Ít người biết rằng khởi đầu sự nghiệp của nhạc sĩ Khúc Lan là viết nhạc đấu tranh, chứ không phải là một người chuyên viết lời Việt cho nhạc ngoại như người ta thường biết.

Nhạc sĩ Khúc Lan là em ruột của nhạc sĩ Phượng Vũ, tác giả của bài nhạc lính nổi tiếng Áo Nhà Binh (được Duy Khánh hát trước 75). Nhạc sĩ Phượng Vũ cho biết cha và mẹ của ông cưới nhau 3 năm nhưng không có con, bà nội sốt ruột quá nên cưới thêm dâu nhỏ. Người vợ thứ 2 này sinh được 2 người con, rồi đến 8 năm sau nữa người vợ đầu mới sinh ra nhạc sĩ Phượng Vũ và nhạc sĩ Khúc Lan.

2 anh em Phượng Vũ – Khúc Lan

Khúc Lan sinh quán ở vùng đất Thủ Dầu Một. Thuở sinh viên cô du học bên Nhật với những mơ mộng và lãng mạn.

Nhưng rồi xảy ra biến cố 1975, Khúc Lan sang Pháp, bắt đầu một thân phận lưu vong, viết những bài nhạc chiến đấu và cống hiến tài năng của mình cho Tổng hội sinh viên Việt Nam lưu vong ở Paris. Nhà văn Duyên Anh, trong một bài viết về Khúc Lan, đã so sánh việc Khúc Lan viết, hát nhạc đấu tranh cũng giống như Trịnh Công Sơn viết và hát nhạc phản ᴄhιến. Nhưng khác ở một điểm: Trịnh Công Sơn khuấy động Sài Gòn trước 1975, còn Khúc Lan chỉ khẽ động Paris sau 1975. Duyên Anh viết:

“Trịnh Công Sơn hát nhạc Trịnh Công Sơn, áp phích viết bằng tay, dán lấp cẩu thả lên vài bức tường gần nơi Trịnh Công Sơn xuất hiện, hàng ngàn thính giả tuổi trẻ náo nức tới chiêm ngưỡng Trịnh Công Sơn, và nghe Trịnh Công Sơn hát nhạc của chàng.

Ở Paris, nghệ thuật âm thầm tuyệt vọng, im lặng như tờ. Khúc Lan hát nhạc Khúc Lan, quảng cáo trịnh trọng trên báo chí, áp phích in màu đàng hoàng dán gần nơi Khúc Lan xuất hiện. Nhưng chỉ có từ 100 đến 300 thính giả tuổi trẻ náo nức tới chiêm ngưỡng Khúc Lan, và nghe Khúc Lan hát nhạc của nàng mà thôi.

Paris, vùng tạm trú của nghệ thuật Việt Nam. Còn Saigon là vùng vĩnh cửu, vùng linh thiêng, vùng đãi ngộ nghệ thuật Việt Nam. Người truyền đạt âm nhạc, hàng triệu thính giả sung sướng nghe. Người soạn ca khúc, hàng triệu thính giả cảm phục biết. Đem Paris tạm bợ so với Saigon vĩnh cửu, thấy tận lòng mình xót xa”

Vì vậy, cho tới một ngày Khúc Lan nhận ra rằng nhạc đấu tranh chỉ phục vụ một giai đoạn ngắn ngủi nào đó. Nó sẽ chêƭ mà chẳng ai thèm thương xót. Bởi vì âm nhạc dùng âm thanh để diễn tả niềm vui và nỗi buồn của con người, chứ không diễn tả những cảnh thù hằn nhau.

Năm 1983, Khúc Lan quyết định sang Mỹ định cư rồi chuyển hướng sáng tác của mình sang một lối rẽ mới.

Những bài nhạc ngoại được Khúc Lan viết lời Việt đã làm phong phú thêm làng nhạc Việt đang cũ kỹ vì thiếu ca khúc mới, thiếu đất diễn cho thế hệ ca sĩ trưởng thành ở hải ngoại. Những ca khúc như Tình Nồng, Một Thuở Yêu Người, Dĩ Vãng Nhạt Nhoà, Chiếc Lá Mùa Đông... đã làm nên tên tuổi của Tô Chấn Phong. Thế hệ ca sĩ Ngọc Lan, Don Hồ, Tú Quyên, Ngọc Hương, Thanh Hà, La Sương Sương… đã làm mưa làm gió ở thị trường nhạc hải ngoại thập niên 1980,1990, với sự góp sức không nhỏ của Khúc Lan với hàng trăm bài nhạc quốc tế nổi tiếng được cô chuyển lời Việt.

Khi nghe những bài nhạc của Khúc Lan chuyển lời Việt, người yêu nhạc có thể dễ dàng nhận ra sự nữ tính đặc trưng của bài hát, có lẽ sự khác biệt đến từ sự hiếm hoi của gương mặt nữ trong giới nhạc sĩ Việt Nam. Những lời hát của Khúc Lan thường rất tha thiết, lãng mạn và tràn đầy cảm xúc:

Ngày nào tình thơ mộng bên nhau,
Hương đêm trinh nguyên tình nồng ấm… (Một Thuở Yêu Người)


Click để nghe Một Thuở Yêu Người

Anh hỡi nếu mộng đẹp có thế thôi
Xin hãy giữ lại phút giây sau cùng
Tình yêu rồi đây sẽ như cơn mộng dở dang
Đời em tựa như khúc ca ru một sớm mai hồng
Làm sao để cho bờ mi đừng hoen nước mắt… (Chiếc Lá Mùa Đông)

Mời các bạn nghe lại tuyển chọn hơn 30 ca khúc nhạc ngoại lời Việt quen thuộc nhất của Khúc Lan được các ca sĩ nổi tiếng trình bày dưới đây:


Click để nghe

Đông Kha

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Trả lại chữ “hoang mang” cho nhà văn Thanh Tịnh trong truyện ngắn “Tôi Đi Học”

"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng...

Ngày Giỗ Tổ, thăm lại đền Quốc tổ Hùng Vương bên trong Thảo Cầm Viên

Bên trong Thảo Cầm Viên hiện nay, ngay bên cạnh Viện Bảo Tàng, hiện nay vẫn còn một nơi gọi là Đền Hùng Vương từ thập niên 1960 đến nay. Đây là ngôi đền có kiến trúc đặc biệt đã tồn tại hàng trăm năm qua. Ban đầu được người...

Hình ảnh đẹp của Dinh Norodom (Dinh Độc Lập) diện mạo ban đầu (thế kỷ 19)

Trước khi dinh Độc Lập được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng năm 1962, tòa nhà này đã từng mang một diện mạo khác tráng lệ hơn, bề thế và đồ sộ hơn, đã được xây từ năm 1868. Kiến trúc cũ của dinh...

Câu chuyện về bức tượng “Nữ Thần Tự Do” ở Việt Nam từng được gắn trên Tháp Rùa (Hà Nội)

Bức tượng Nữ Thần Tự Do nằm ở hải cảng New York khánh thành từ năm 1886 và nổi tiếng toàn thế giới cho tới nay. Xuất hiện sau đó chỉ 1 năm (1887), ở Hà Nội - Việt Nam cũng đã từng có tượng Nữ Thần Tự Do...

Câu chuyện về nhạc sĩ Đoàn Chuẩn & những bóng hồng trong các ca khúc bất hủ

Đᴏàn Chᴜẩn là một tɾᴏnɡ nhữnɡ nhạᴄ sĩ tiêᴜ biểᴜ nhất ᴄủa dònɡ nhạᴄ tɾữ tình Việt Nam thậρ niên 1950. Nhạᴄ ᴄủa ônɡ ᴄó ɡiai điệᴜ νà ᴄa từ đẹρ νà lãnɡ mạn ɾất đặᴄ tɾưnɡ, nhưnɡ νẫn khá tươnɡ đồnɡ νới dònɡ nhạᴄ tiền ᴄhiến tɾướᴄ đó,...

Ký ức về Ga xe lửa Sài Gòn ngày xưa ở trước chợ Bến Thành

Những ai đã từng sống ở Sài Gòn trước năm 1975, chắc hẳn vẫn còn nhiều ký ức về ga xе lửa nằm ở ngay trung tâm đô thành, sát bên chợ Bến Thành, khu vực ngày này là công viên 23 Tháng 9. - Nhà ga Sài Gòn ở đối...

Làng quê Bắc Bộ đầu thập niên 1980 qua bộ ảnh hiếm của phó đại sứ Vương Quốc Anh

Mời các bạn xem bộ ảnh làng quê Bắc Bộ và vùng ngoại thành Hà Nội được chụp vào đầu thập niên 1980 (từ 1980-1982), tác giả là cựu phó đại sứ Vương Quốc Anh là John Ramsden. Ông đã chụp những tấm hình này với thú vui đồng...

Tiểu sử nhạc sĩ Hoài An – Tác giả Câu Chuyện Đầu Năm, Tấm Ảnh Không Hồn, Trăng Về Thôn Dã…

Nhạc sĩ Hoài An là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng, là tác giả của những bài hát nổi tiếng là Trước Giờ Tạm Biệt, Tấm Ảnh Không Hồn... Khi nhắc đến nhạc sĩ Hoài An, người ta cũng thường nhớ đến những...

Câu chuyện về những tỷ phú Sài Gòn xưa – Kỳ 6: Nguyễn Văn Hảo – Từ anh nông dân trở thành tỷ phú...

Ngày nay, nhiều người hẳn vẫn tò mò về chủ nhân xưa kia của ngôi biệt thự cổ có hình dáng độc đáo như một con tàu, với mặt trước nhỏ và mở rộng dần về phía sau, giống như một “ốc đảo” biệt lập, hiện nay vẫn còn...

Hình ảnh hiếm về Hà Nội 100 năm trước (Kỳ 3)

Mời các bạn xem lại kỳ 3, bộ ảnh Sài Gòn xưa được chụp khoảng 100 năm trước ghi lại hình ảnh đường phố Hà Nội. Một vài hình ảnh của ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội), được khánh thành và đưa vào khai thác năm 1902 cùng...