Những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa – Phần 5: Trường trung học Nguyễn Bá Tòng

Phần tiếp theo của loạt bài viết về những ngôi trường trung học nổi tiếng của Sài Gòn xưa, lần này xin nói về trường Nguyễn Bá Tòng, được thành lập từ năm 1955 với sự hỗ trợ của cơ quan Caritas Germanica (Đức) và cơ quan NCWC của hội Công giáo Hoa Kỳ.

Trường Nguyễn Bá Tòng xưa nay là trường THPT Bùi Thị Xuân

Ngôi trường này được đặt theo tên của Đức Giám Mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng (1868-1949), là linh mục người Việt đầu tiên được tấn phong giám mục vào năm 1933, và chính thức làm giám mục giáo phận Phát Diệm từ năm 1935. Ngôi trường nằm tại địa chỉ số 73-75 đường Bùi Thị Xuân, ngay giao lộ với đường Bùi Chu (nay là Tôn Thất Tùng).

Dãy nhà đầu tiên của trường là nhà 3 tầng dài 80m, rộng 10m, gồm 25 phòng học, 2 phòng giáo sư, 1 thư viện và 1 số phòng nhỏ dành cho Ban Giám Thị.

Năm 1966 và năm 1968, để đáp ứng số lượng ghi danh học càng ngày càng tăng và cũng để tăng chất lượng giảng dạy, trường Nguyễn Bá Tòng đã xây thêm 2 dãy nhà 4 tầng dài 50m, rộng 10m như trong hình bên dưới

Trường có nhiều cấp lớp, từ đệ Thất đến đệ Nhất đủ các ban A, B, C. Thông tin được ghi nhận trong Kỷ Yếu năm 1963 thì năm này trường do 8 vị Linh mục cùng quản lý, cùng với 160 vị giáo sư, 30 nhân viên văn phòng.

Là một Trường Trung học Tư thục, nhưng trường được đánh gíá cao trong việc giáo dục, uy tín nhất Sài Gòn.

Nhiều nữ ca sĩ nổi tiếng đã từng theo học ở trường Nguyễn Bá Tòng là Mai Hương, Khánh Ly, Ý Lan. Nhạc sĩ Thu Hồ (cha của ca sĩ Mỹ Huyền) cũng từng dạy nhạc ở trường này.

Mặc dù là trường của giáo hội công giáo thành lập, được linh mục quản lý, nhưng trường cũng nhận học sinh ngoài công giáo. Cũng theo Kỷ Yếu Nguyễn Bá Tòng vào năm 1963, trường có 6000 học sinh, trong đó có khoảng 2000 học sinh là con em gia đình công giáo.

Những cột mốc chính của trường Nguyễn Bá Tòng:

– Từ năm 1956-1971, trường Nguyễn Bá Tòng cơ sở Bùi Thị Xuân chia làm 2, một nửa là nam sinh, một nửa là nữ sinh, chung trường nhưng lớp chia riêng nam, nữ.

– Từ năm 1971, trường mở thêm một phân nhánh ở số 4 Hoàng Hoa Thám – Gia Định dành cho cả nam và nữ sinh (thường đọc gọi là Nguyễn Bá Tòng – Gia Định), còn trường Nguyễn Bá Tòng ở Bùi Thị Xuân trở thành trường dành riêng cho nữ sinh.

– Từ năm 1975: trường trở thành trường THPT công lập và mang tên Bùi Thị Xuân (kể từ niên khóa 1977 – 1978) do nhà nước quản lý, được đặt theo tên đường Bùi Thị Xuân, thu nhận cả học sinh nam và nữ.

Những năm sau đó, khuôn viên của trường Nguyễn Bá Tòng bị cắt một phần để làm trụ sở Vietcombank, và cả bệnh viện phụ sản. Trụ sở trường Nguyễn Bá Tòng ở Hoàng Hoa Thám – Gia Định được sáp nhập với trường trung học Hồ Ngọc Cẩn để trở thành trường trung học Hoàng Hoa Thám.

Trường Nguyễn Bá Tòng chi nhánh ở Gia Định

Huy hiệu của trường là hình lá phong đỏ:

Mời các bạn xem một số hình ảnh của trường Nguyễn Bá Tòng xưa:

Một phần của trường Nguyễn Bá Tòng sau năm 1975 trở thành trung tâm Anh Ngữ
Trường Bùi Thị Xuân góc đường Bùi Thị Xuân – Tôn Thất Tùng ngày nay

Đông Kha – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Thái Châu – Giọng hát ngọt ngào của làng nhạc Sài Gòn trước 1975

Ca sĩ Thái Châu tên thật là Trương Chiêu Thông, sinh năm 1951, là một trong những nam ca sĩ nổi tiếng của làng nhạc miền Nam trước 1975 sở hữu giọng hát ngọt ngào phù hợp với các bài ca trữ tình nhẹ nhàng. Click để nghe Thái Châu...

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Bài trường ca bất tử của nhạc Việt

Có thể xеm Hòn Vọnɡ Phu là bài trườnɡ ᴄa nổi tiếnɡ nhất ᴄủa lịᴄh sử tân nhạᴄ Việt Nam. Giá trị ᴄủa bài hát đã đượᴄ khẳnɡ định qua sự trườnɡ tồn νới thời ɡian νà đượᴄ nhiều thế hệ khán ɡiả yêu mến. Trườnɡ ᴄa Hòn Vọnɡ Phu...

Xem lại phim “Nàng” năm 1970 với diễn xuất của Thẩm Thúy Hằng, Trần Quang, La Thoại Tân

Một trong những cuốn phim nhựa đã góp phần làm nên tên tuổi của nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng trong làng điện ảnh Sài Gòn, đó là phim Nàng. Phim Nàng khai thác khía cạnh hồng nhan đa truân, nhân vật chính tên là Cẩm Vân, xinh đep, hiền...

Nhớ hoài trang lưu bút học trò ngày xưa

Tôi không rõ ngày nay học trò lớp 12 có còn viết lưu bút trao nhau để ghi dấu kỷ niệm giống như ngày xưa nữa không. Ngày nay mạng xã hội tiện lợi, khi nào cần thiết thì nhắn đôi ba dòng Messenger cho bạn cũ, tải hình ảnh...

Thi sĩ Đinh Hùng – Bi kịch của một thi sĩ tài hoa

Trên thi đàn Việt Nam, Đinh Hùng có một chỗ đứng riêng biệt, rất dễ nhận diện với hàng trăm tên tuổi lừng lẫy khác vì nét thơ khác lạ, ngôn ngữ thơ có sắc màu diễm ảo, lúc nào cũng như chìm vào trong một cõi siêu tưởng,...

Xuân về, nghe lại bài hát Bức Tranh Xuân (Con Bướm Xuân) của ca sĩ Như Mai

Cách đây khoảng 8 năm, ca khúc Con Bướm Xuân của ca sĩ Hồ Quang Hiếu hát theo phong cách nhạc dance đã làm mưa làm gió trong thị trường âm nhạc. Tuy nhiên ít người biết rằng ca khúc này đã được ca sĩ Như Mai hát ở...

Cuộc đời danh ca Thanh Tuyền qua bộ ảnh đẹp trước và sau 1975

Ca sĩ Thanh Tuyền là một trong những tên tuổi tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng trước năm 1975. Dù cô không phải là một mỹ nhân nếu so với những nữ nghệ khác cùng thời, không có nét đẹp có thể làm say đắm lòng người, nhưng...

Nhạc sĩ Vinh Sử qua đời ở tuổi 78

Nhạc sĩ Vinh Sử, tác giả của những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng, đã từ trần vào lúc 3h sáng ngày 10/9/2022 tại bệnh viện nhân dân Gia Định, hưởng thọ 78 tuổi. Vinh Sử là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của nhạc vàng miền Nam trước...

Tâm sự của “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga thời thiếu nữ qua những bài báo hơn 60 năm trước

Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga là một trong 4 mỹ nhân nổi tiếng nhất trước năm 1975 trong làng sân khấu nghệ thuật Sài Gòn, cùng với Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng và Kim Cương. Sở hữu nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành” và tài năng hơn người,...

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Phần 1 – Ngã Tư Bảy Hiền

Nɡã tư Bảy Hiền là một địa danh quеn thuộᴄ ᴄủa nɡười Sài Gòn trướᴄ νà sau năm 1975. Nɡày nay, nɡã tư Bảy Hiền thuộᴄ phườnɡ 11, quận Tân Bình, là đầu nút ɡiaᴏ thônɡ quan trọnɡ ᴄủa khu νựᴄ Tây Bắᴄ, kết nối 4 ᴄᴏn đườnɡ huyết...