Những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa – Phần 4: Trường Pétrus Ký – Niềm tự hào của nhiều thế hệ nam sinh Sài Gòn xưa

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong hiện nay là trường chuyên nổi tiếng nhất của Sài Gòn. Trước năm 1975, đây cũng là ngôi trường danh riêng cho nam sinh nổi tiếng nhất đô thành với cái tên Pétrus Trương Vĩnh Ký, là niềm tự hào của nhiều thế hệ từng học tại đây.

Ngôi trường Pétrus Ký ban đầu là một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat (là trường trung học đầu tiên của Nam Kỳ, nay là trường Lê Quý Đôn). Tuy nhiên, nếu như Collège Chasseloup Laubat nằm ở trung tâm Sài Gòn chỉ dành cho con em người Pháp hoặc người Việt có quốc tịch Pháp, thì trường Pétrus Ký nằm ở khu vực “hẻo lánh” vào thời điểm đó là khu Chợ Quán ở thành phố Chợ Lớn, thu nhận toàn bộ là học trò người Việt, dạy từ lớp 6 đến lớp 12.

Toàn cảnh trường Petrus Ký nhìn từ trên cao, thập niên 1920. Một số tòa nhà của trường thời điểm này đang được thi công

Nguyên do là vào khoảng năm 1925, số học sinh người Việt theo học chương trình trung học Pháp ở trường Chasseloup Laubat ngày càng nhiều, khu người bản xứ ở trường này không đủ chỗ vì phòng ốc có hạn, nên chính quyền thuộc địa cho lập một phân hiệu mới của Chasseloup Laubat theo thiết kế của kiến trúc sư Hébrard de Villeneuve, cơ sở dành cho học sinh bản xứ, khánh thành sau 2 năm xây dựng.

Công trường thi công trường Petrus Ký

Ngày 28/11/1927, Toàn quyền Đông Dương lúc đó là Alexandre Varenne ban nghị định đặt tên trường là Collège de Cochinchine (trường cao đẳng Nam Kỳ). Trường này được đặt dưới sự quản lý của hiệu trưởng của Collège Chasseloup Laubat cùng với một giáo sư phụ trách tổng giám thị, chuyển 200 học sinh khu bản xứ từ trường Chasseloup Laubat sang.

Nhiều học sinh các tỉnh, sau khi xong bậc tiểu học ở quê, có thể lên Sài Gòn dự thi vào trường mới này. Về sau, từ thời Ðệ nhất Cộng Hoà, do số học sinh tăng nhanh, muốn vào trường công lập phải qua kỳ thi tuyển sinh gắt gao, nên học sinh nào đậu vào trường là niềm hãnh diện lớn cho bản thân và cả gia đình.

Đầu năm học 1928-1929, đó là ngày 11/8/1928, Toàn quyền mới của Đông Dương là René Robin đổi tên trường thành Cao đẳng tiểu học Pháp bản xứ.

Xuất xứ trên trường Pétrus Ký

Thực ra từ trước khi ngôi trường này xây xong thì Thống đốc Nam Kỳ lúc đó là Blanchard de la Brosse đã có dự định đặt tên trường này mang tên nhà bác học Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký). Đó là vào ngày 18/12/1927, một bức tượng toàn thân của Pétrus Ký được khánh thành ở công viên trước dinh Norodom (sau này là Dinh Độc Lập), bên cạnh Nhà Thờ. Nhân dịp này, Thống Đốc Nam Kỳ đã công bố quyết định “Trường Trung Học Pháp-Việt đang xây tại Chợ Quán sẽ lấy tên Pétrus Ký Trung Học Đường”.

Lê khánh thành tượng toàn thân Petrus Ký ở trước dinh Norodom, bên cạnh Nhà Thờ

Tuy nhiên ý tưởng này của ông Thống đốc chỉ được thực hiện vào 2 năm sau đó, đó là tháng 12 năm 1929, trường Cao đẳng tiểu học Pháp bản xứ được đổi tên thành Collège Pétrus Trương Vĩnh Ký. Sang năm sau đó, trường mở thêm bậc trung học nên được gọi là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký. Tuy nhiên, nhiều người vẫn gọi tắt là Pétrus Ký và tên này được sử dụng trong gần 50 năm, từ 1929 đến 1975.

Xin nói thêm về bức tượng toàn thân của Pétrus Ký cao khoảng 1,70m, tương đương với chiều cao thực của ông. Tượng đúc bằng đồng, đặt đứng trên bục cao, mặc áo dài, đầu đội khăn đóng – đây là hai loại trang phục đã gắn liền suốt cuộc đời của ông Petrus Ký.

Chi phí để dựng tượng này được quyên góp với sự khởi xướng ban đầu của báo Lục Tỉnh Tân Văn của Trần Chánh Chiếu vào năm 1908, lúc đó Pétrus đã qua đời được 10 năm. Bức tượng được đặt ở vị trí này từ năm 1927, đến 1975 thì bị tháo dỡ, chuyển về Bảo Tàng Mỹ Thuật Thành Phố (Nhà chú Hỏa, 97 Phó Đức Chính).

Ngoài bức tượng toàn thân này, trong sân trường của trường Pétrus Ký có một bức tượng bán thân của Petrus Ký, được điêu khắc Sylve Raffegeard thực hiện ở Saigon năm 1889 (9 năm trước khi mất). Bên hông phải của tượng còn khắc rõ tên của tác giả và năm đúc.

Đến ngày 6-12-1937, nhân lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của nhà văn hóa, nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký, trường Petrus Ký đã đặt tượng bán thân bằng đồng này của ông Petrus Trương Vĩnh Ký tại giữa sân trường. Hiện nay bức tượng này vẫn còn trong phòng truyền thống của trường Lê Hồng Phong.

Xin nói trở lại về trường Pétrus Ký, ngôi trường có kiến trúc độc đáo, rộng lớn, gói gọn trong khuôn viên xanh, rộng rãi trên 8ha, có những hàng cây cổ thụ, tháp đồng hồ hay những dãy hành lang lát gạch ca rô ẩn nấp phía dưới những mái vòm cong độc đáo được xem là những điểm nhấn đặc biệt của ngôi trường.

Có thể nói đây là tiêu biểu cho phong cách kiến trúc phương Tây tổng hòa với nền giao thoa văn hóa bản địa Á Đông, tạo ra lối kiến trúc Đông Dương, đặc trưng cho một thời kỳ lịch sử Việt Nam.

Trường có 3 phần riêng biệt: khu học, khu nội trú, khu trò chơi – thể thao. Khu học sinh hình tứ giác mà 2 chái nhô ra là phòng dành cho hành chánh – văn phòng, các lớp học tập trung tại hai dãy nhà 1 tầng bao quanh sân chính. Phía trong cùng là các phòng chuyên môn, giảng đường có bậc và có phòng thực hành, thí nghiệm.

Cánh cổng có hai tầng (bên trái) ở mặt trước, hình ảnh mang tính biểu tượng về trường Petrus Ký

Khu nội trú gồm có 1 phần là nhà ăn chứa 600 chỗ, phần khác là 4 tòa nhà xếp đặt theo hình nanh sấu.

Khu nội trú

Từ thời đệ nhất cộng hoà, một số cơ sở và đất đai của Trường Pétrus Ký bị cắt xén, trưng dụng để dùng cho những cơ quan giáo dục khác.

Ba dãy lầu lớn của Trường Pétrus Ký được dùng cho ĐH Khoa học và ĐH Sư phạm. Nhà tổng giám thị Pétrus Ký được dùng làm Trung tâm Thính thị Anh ngữ, một số các nhà chức vụ khác của trường cũng được dùng cho một số viên chức Bộ Giáo dục Sài Gòn.

Tuy bị cắt xén nhiều nhưng Trường Pétrus Ký vẫn còn là một trường trung học lớn nhất dành riêng cho nam sinh ở miền Nam.

Trường Petrus Ký có 2 cấp học: Cao đẳng tiểu học (sau này được gọi là Trung học đệ nhất cấp, nay gọi là cấp II) và đệ nhị cấp (sau này được gọi là Trung học đệ nhị cấp, nay gọi là cấp III).

Trước năm 1975, trường Pétrus Ký dạy từ lớp 6 đến lớp 12 (đệ thất tới đệ nhất). Sau năm 1975, trường đổi tên thành Trung học cấp 2-3 Lê Hồng Phong. Nhưng từ năm học 1976-1977, trường không nhận học sinh vào lớp 6 nữa, rồi chấm dứt cuốn chiếu các lớp 7,8,9 cho tới năm 1979 thì chỉ còn là trường dạy cấp 3. Từ năm học 1980-1981, trường chính thức mang tên trường Phổ thông Trung học Lê Hồng Phong.

Cơ sở của trường Petrus Ký – Lê Hồng Phong có thời gian bị ngắt quãng vì thời cuộc, đó là vào năm 1942, học sinh phải dời về học tạm ở trường sở Sư phạm Sài Gòn ở đường Dr Angier (nay là khu vực trường Trưng Vương – Võ Trường Toản bên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm), được một thời gian ngắn thì về lại trường cũ.

Năm 1945, cơ sở trường Petrus Ký bị quân đội Nhật trưng dụng làm doanh trại, học sinh trường phải dời về trường Tiểu học Tân Định, nhưng không được bao lâu thì phải tạm ngưng hoạt động. Chỉ đến khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Pháp quay trở lại Sài Gòn thì trường mới mở cửa trở lại vào ngày 1/4/1946, nhưng phải dạy nhờ ở chủng viện Công giáo Saint Joseph ở đường Lucien Mossard (nay là Nguyễn Du), đến đầu năm 1947 thì quay lại trường cũ.

Mời các bạn xem lại những hình ảnh xưa của ngôi trường danh tiếng này:

Công trường xây dựng trường Petrus Ký ở Sài Gòn thập niên 1920.

Tiểu cảnh cây xanh ở mặt trước của trường

Từ cổng nhìn về khu nhà chính của trường

Sân danh dự nằm giữa các tòa nhà ở trung tâm

Các dãy hành lang có mái che liên kết các tòa nhà của trường

Giờ tan trường vào một ngày của thập niên 1930

Toàn quyền Philipines Davis M. Robin thăm trường Petrus Ký vào tháng 2/1931

Giờ học môn địa lý

Bài: Đông Kha (chuyenxua.net)

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Sài Gòn xưa tuyệt đẹp qua những tấm hình trắng đen của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu

Nguyễn Bá Mậu được xem là một trong những nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất của lĩnh vực nhiếp ảnh Việt Nam thế kỷ 20. Những tác phẩm của ông chủ yếu được thực hiện từ thập niên 1950 ở Sài Gòn và những thành phố du lịch nổi...

Danh ca Thanh Thúy và cuộc sống hiện tại sau hơn 60 năm đi hát

Danh ca Thanh Thúy là một trong những nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền Tân nhạc Việt Nam trước năm 1975, đồng thời cũng là nữ ca sĩ thuộc thế hệ đầu tiên của dòng nhạc vàng Miền Nam được hình thành từ cuối thập...

Ca sĩ Kim Anh và câu chuyện về ca khúc “Mùa Thu Lá Bay”

Khi nhắc đến hiện tượng Mùa Thu Lá Bay trong âm nhạc Việt Nam, người ta thường nhắc tới ca sĩ Kim Anh nổi danh ở hải ngoại từ thập niên 1980. Tuy nhiên ca khúc này đã nổi tiếng từ năm 1973-1974 ở Sài Gòn qua tiếng hát...

Cuộc đời lận đận của danh ca Mộc Lan – Mỹ nhân tuyệt sắc một thời của làng tân nhạc Việt Nam

Mộc Lan là một trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất Sài Gòn từ cuối thập niên 1940, được nhiều người nhận xét là có tài sắc vẹn toàn. Bà không chỉ sở hữu giọng hát đẹp và chuẩn mực, mà còn là người có sắc nước hương...

Cuộc đời và sự nghiệp của Thanh Lan – Nữ nghệ sĩ tài sắc của âm nhạc và điện ảnh Sài Gòn trước 1975

Nhắc đến Thanh Lan, người ta nghĩ ngay đến nữ nghệ sĩ đa tài với nhan sắc khả ái, từng được xem là một nàng "công chúa" xinh đẹp trong giới nghệ thuật Sài Gòn trước năm 1975. Thanh Lan có gương mặt duyên dáng, trẻ trung, nụ cười...

Tình khúc

Trịnh Công Sơn 1967 1. Dòng sông là chứng nhận già nua nhất của địa cầu. Hãy thử một lần nương vào cơn mộng du nào đó tìm về những cành san hô cũ kỹ để đọc xem dòng sông đã ghi những gì về tình yêu. Tôi đã hơn một...

Những hình ảnh về Bảo Lộc ngày xưa – Núi rừng B’lao một thuở

Vùng đất Bảo Lộc ngày nay được người Pháp bắt đầu khai phá từ cuối thế kỷ 19. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, quyết định của Toàn quyền Đông Dương thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Djiring (Di Linh). Tuy nhiên đến năm 1905,...

Câu chuyện về tình khúc mùa Xuân duy nhất của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Tronɡ 10 tình κhúc nổi tiếnɡ nhất của Đoàn Chᴜẩn, thì có 9 tình κhúc mùa thᴜ. Dᴜy nhất chỉ có ɡửi Nɡười Em Gái là tình κhúc mùa xᴜân. Gửi Nɡười Em Gái được νiết νào mùa xᴜân Bính Thân (1956) νà có lẽ đó là tình κhúc...

Bác sĩ Yersin – Người khám phá ra vùng đất Đà Lạt và 50 năm nặng tình với đất Việt

Hai năm qᴜa, ᴄả thế ɡiới đanɡ đối mặt νới nỗi kinh hᴏànɡ ᴄủa đại dịᴄh tᴏàn ᴄầᴜ ᴄhưa biết khi nàᴏ mới ᴄhấm dứt. Việᴄ này ρhần nàᴏ làm nɡười ta liên tưởnɡ tới ᴄăn bệnh dịᴄh hạᴄh khủnɡ khiếρ νới tỉ lệ tử νᴏnɡ ᴄaᴏ nhất tɾᴏnɡ...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc bất hủ Đôi Mắt Người Sơn Tây (Phạm Đình Chương – thơ Quang Dũng)

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là 1 trong những tên tuổi lớn nhất của làng nhạc Sài Gòn kể từ thập niên 1950. Ngoài những ca khúc với rất nhiều đề tài và đã trở thành bất tử như Xóm Đêm, Hội Trùng Dương, Ly Rượu Mừng, Thuở Ban...