Những hình ảnh về Bảo Lộc ngày xưa – Núi rừng B’lao một thuở

Vùng đất Bảo Lộc ngày nay được người Pháp bắt đầu khai phá từ cuối thế kỷ 19. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, quyết định của Toàn quyền Đông Dương thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Djiring (Di Linh). Tuy nhiên đến năm 1905, cả vùng Đồng Nai Thượng được sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận.

Đèo Bảo Lộc xưa

Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập, bao gồm 3 quận B’Lao (Bảo Lộc), Djiring (Di Linh) và Dran – Fyan (Đơn Dương), với diện tích bao trùm cả cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc và một phần của cao nguyên Lâm Viên.

Năm 1958, chính phủ VNCH đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách quận Dran sáp nhập vào tỉnh Lâm Viên và đặt thành tỉnh Tuyên Đức. Lâm Đồng lúc này còn hai quận là B’lao và Djiring, tức toàn bộ vùng đất nằm trên cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc. Ngày 30 tháng 11 năm 1958, B’Lao được đổi tên thành Bảo Lộc và được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng và công việc kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.

Hiện tại, tên B’lao vẫn được giữ lại cho một phường của thành phố Bảo Lộc. Theo người Mạ, B’lao có nghĩa là đám mây bay thấp còn đối với người K’Ho, B’lao có nghĩa là những điều tốt đẹp.

Cái tên B’lao gắn liền với một quãng đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sau khi ông tốt nghiệp trường sư phạm Qui Nhơn đã chấp nhận việc được phân công lên dạy học ở nơi này để tránh không phải đi quân dịch. Tại B’lao, nhiều ca khúc của ông đã ra đời, nổi tiếng nhất là Tuổi Đá Buồn, Lời Buồn Thánh, Còn Tuổi Nào Cho Em, Dấu Chân Địa Đàng…

Mời các bạn xem lại một số hình ảnh của B’lao – Bảo Lộc trước 1975:

Hình bên trên là trường Trung Học Nông Lâm Súc Bảo Lộc năm 1965, ảnh của Nguyễn Bá Mậu. Từ năm 1955 trường Quốc Gia Nông Lâm Mục được thành lập; đào tạo hai cấp bậc cao đẳng và trung đẳng từ năm 1955-1963.

Đến năm 1963, trường được đổi tên là trường Trung Học Nông Lâm Súc Bảo Lộc. Có thể nói đây là ngôi trường đầu tiên về đào tạo chuyên gia nông-lâm-súc và công chức khuyến nông, trường trung học về văn hoá và chuyên môn lớn nhất nước vào thời đó.

Một số hình ảnh bên trong trường Trung Học Nông Lâm Súc Bảo Lộc. ánh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu:

Một số hình ảnh Hồ Đồng Nai ở trung tâm B’lao, nay là thành phố Bảo Lộc, ảnh của Nguyễn Bá Mậu:

Một số hình ảnh khác của B’lao xưa:

Ngày nay, hồ Đồng Nai nằm ở hai bên đường 28/3. Hình này là nhà thủy tạ cũ, có một nhà thủy tạ mới lớn hơn được xây bên hồ bên kia đường.

chuyenxua.net biên soạn

Xem thêm

Comments

  1. Tư liệu cùng các hình ảnh xưa cũ thật tuyệt vời, gợi nhớ bao kỷ niệm. Xin cảm ơn tác giả bài viết cùng tác giả của các hình ảnh tư liệu ạ.

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Tạm biệt tập san Áo Trắng – Sắc màu gợi nhớ một thuở thanh xuân

Sau hơn 30 năm nổi tiếng trên văn đàn, tập san Áo Trắng đã tự đình bản bắt đầu từ số phát hành tháng 10 năm 2021 vì khó khăn tài chính bởi đại dịch, và nguyên nhân chính ban đầu từ nguồn thu không bù đắp được nguồn...

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hoa Trinh Nữ” và “chuyện tình Trần Thiện Thanh – Minh Hiếu” 60 năm trước

Hầu như không có người yêu nhạc vàng nào mà không biết đến ca khúc Hoa Trinh Nữ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, có thể xem là một trong những bài hát quen thuộc nhất của dòng nhạc vàng: Qua một rừng hoang gió núi theo sang giũ bụi...

Ký ức không thể nào quên về những “rạp chiếu bóng ngoài trời” ngày xưa

Hình ảnh bên tɾên ᴄhắᴄ hẳn là sẽ ɡợi lại baᴏ nhiêᴜ ký ứᴄ khônɡ thể nàᴏ qᴜên đối νới nhiềᴜ nɡười. Vàᴏ nhữnɡ năm đầᴜ ᴄủa thậρ niên 1980, ở nơi hẻᴏ lánh như qᴜê tôi, mỗi lần ᴄó xе ᴄhiếᴜ bónɡ lưᴜ độnɡ từ hᴜyện νề ᴄhiếᴜ ρhim...

Cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương – Một đời tài hoa và khốn khó

Có thể xem Trúc Phương là nhạc sĩ nổi tiếng và tiêu biểu nhất của nhạc vàng Việt Nam kể từ thập niên 1960 đến nay, đặc biệt là với các ca khúc giai điệu bolero, Rhuma. Hầu hết các sáng tác của nhạc sĩ Trúc Phương đều trở...

Câu chuyện về những tỷ phú Sài Gòn xưa – Kỳ 1: Sự nghiệp phi thường của “chú Hỏa” và gia tộc Hui Bon...

Bất cứ người nào từng sống ở Sài Gòn ngày xưa đều ít nhiều nghe nói đến một người có cái tên ngắn gọn: chú Hỏa, là người Việt gốc Hoa, tên thật là Huỳnh Văn Hoa, thường được gọi Hui Bon Hoa (tiếng Việt đọc là Hứa Bổn...

Câu chuyện về ông Wang Tai và viên ngói “Made in Saigon” trên mái Nhà thờ Đức Bà

Năm 2004, khi tháo dỡ một số viên ngói bị hư của Nhà thờ Đức Bà đã được xây dựng từ 140 năm trước trên con đường Catinat ở trung tâm Sài Gòn (tức đường Tự Do, nay là Đồng Khởi), người ta thấy có dòng chữ đề xuất...

Những hình ảnh tuyệt đẹp chụp lại bữa ăn đầu năm tại một gia đình miền Nam năm 1969

Đây là những tấm ảnh chụp một bữa ăn gia đình ở Sài Gòn vào năm 1969, bao gồm cả quá trình nấu ăn trong bếp và cả nhà quây quần bên bàn ăn. Tác giả những tấm ảnh trong bài này là nhiếp ảnh gia nổi tiếng Larry Burrows...

Hoàn cảnh sáng tác những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoài Linh: Nỗi Buồn Gác Trọ, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Căn Nhà...

Nhạc sĩ Hoài Linh là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng với nhiều bài hát bất tử. Ngoài những bài được sáng tác riêng như Căn Nhà Màu Tím, Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Nhịp Cầu Tri Âm, Lính Nghĩ Gì, Cô...

Cuộc đời và sự nghiệp của Duy Khánh – Đệ nhất nam danh ca nhạc vàng

Ca sĩ Duy Khánh có thể xem là nam danh ca nhạc vàng nổi tiếng nhất trước năm 1975, được xưng tụng là một trong "tứ trụ nhạc vàng" và đã nổi tiếng từ thập niên 1950. Ngoài nổi tiếng trong lĩnh vực ca hát, Duy Khánh còn là...

Nhạc sĩ Mạnh Phát và hoàn cảnh sáng tác ca khúc Nỗi Buồn Gác Trọ – “Nỗi niềm đầy lại vơi, mỗi mùa tiễn...

Nhạc sĩ Mạnh Phát là một trong những tên tuổi tiêu biểu của nhạc vàng trước 1975 với nhiều ca khúc nổi tiếng: Nỗi Buồn Gác Trọ, Dấu Chân Kỷ Niệm, Hoa Nở Về Đêm, Sương Lạnh Chiều Đông... Ngoài bút danh Mạnh Phát, ông còn sáng tác với...