Hình ảnh đẹp Sài Gòn 20 năm trước (2002) nhìn từ trên cao

2002-2022 là khoảng thời gian chưa xưa lắm, nhưng cũng đủ để chúng ta nhìn thấy sự thay đổi lớn của Sài Gòn sau tròn 20 năm, nếu nhìn lại những tấm ảnh chụp Sài Gòn từ trên cao ở dưới đây.

20 năm trước, Sài Gòn chưa có quá nhiều cao ốc, chưa có Bitexco hay là Landmark 81, nên tòa nhà cao nhất thành phố lúc đó vẫn là tòa nhà màu xanh có 3 tháp nhọn là Saigon Trade Center trên đường Tôn Đức Thắng (đường Cường Để cũ). Khi đó đường Nguyễn Huệ vẫn còn như xưa chứ chưa biến thành phố đi bộ. Năm 2002, chưa có đại lộ Đông Tây (lúc đó đang xây dựng), chưa được đặt tên là Võ Văn Kiệt, mà vẫn còn là những “bến” đã được đặt tên tồn tại qua nhiều thời kỳ, đó là các “quai” thời Pháp thành “bến” thời VNCH: Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, Bến Hàm Tử.

Sau đây, cùng ngược thời gian trở về 20 năm trước qua những tấm ảnh gợi nhiều kỷ niệm. Thời điểm này vẫn chưa có flycam nên hình được chụp từ trực thăng:

Ngã 3 Bến Bạch Đằng – Đồng Khởi, với khách sạn Majestic ở đầu đường lúc chưa được trùng tu và mở rộng thành giống như ngày nay. Tòa nhà màu xanh bên trái hình là Vinatex bên đường Nguyễn Huệ.

Cầu Ông Lãnh lúc này vừa được xây mới lại xong, nối từ đường Nguyễn Thái Học (quận 1) qua đường Hoàng Diệu (quận 4) để đi ra đường Khánh Hội (quận 4). Cầu mới này có chiều dài 299 m, chiều rộng 19,5 m, tải trọng 30 tấn.

Chợ Bình Tây nằm giữa 4 tuyến đường Tháp Mười – Lê Tấn Kế – Phan Văn Khỏe – Trần Bình.

Phía trước chợ là đường Tháp Mười.

Khu vực Bến Bạch Đằng và công trường Mê Linh. Lúc này đầu đường Hai Bà Trưng vẫn còn nhà máy BGI cũ, chưa bị giải tỏa thành “khu đất vàng” và vẫn còn để trống hiện nay. Lúc này khu vực này đã có các cao ốc là khách sạn Renaissance Riverside, Sheraton.

Cầu Mống bắc qua rạch Bến Nghé, nối Quận 1 và Quận 4

. Lúc này đại lộ Đông Tây đang được xây dựng. Không lâu sau khi hình này được chụp, cầu Mống được tháo dỡ để phục vụ cho việc làm đường, sau đó lại lắp ráp phục dựng lại như cũ, đến nay vẫn còn, là cây cầu xưa nhất Việt Nam vẫn còn giữ lại được hình dáng và chất liệu nguyên thủy.

Cầu Mống và cầu Khánh Hội nằm ở cửa ngõ rạch Bến Nghé. Lúc này cầu Khánh Hội vẫn còn kiến trúc cũ chứ chưa được xây lại kiểu hình cong như ngày nay, và nó bắc từ đường Nguyễn Tất Thành và Cảng Nhà Rồng thẳng qua đường Hồ Tùng Mậu, chứ không phải là qua đoạn Hàm Nghi – Bến Bạch Đằng như ngày nay.

Khu vực Nhà Thờ Đức Bà 20 năm trước. Nơi đây vẫn còn nhiều công trình cổ thời Pháp, như bót Catinat nằm ở đầu đường Catinat – Tự Do, trường Taberd, Bưu Điện, Nhà Thờ, vì vậy khu vực này không bị mọc lên các cao ốc, vẫn giữ được cảnh quan xưa cho đến ngày nay.

Lúc này sau lưng nhà thờ đã mọc lên cao ốc Diamond phía đầu đường Phạm Ngọc Thạch (Duy Tân), là công trình phá vỡ cảnh quan của khu vực này.

Dinh Độc Lập, phía sau đó là khu vực Cung văn hóa Lao Động.

Toàn cảnh đường Hàm Nghi nối từ bến Bạch Đằng đến chợ Bến Thành. Đầu đường là Tòa Nhà Cục Hải Quan. Bìa trái hình là khu đất vàng đã giải tỏa để chuẩn bị xây cao ốc. Cho đến nay cao ốc chỗ này vẫn chưa được xây dựng xong sau thời gian rất dài bị đình trệ. Bên phải hình là Tòa nhà văn phòng Bitexco Office Building (màu xanh lá cây).

Toàn cảnh đường Nguyễn Huệ khi chưa thành phố đi bộ. Con đường đắt đỏ này lúc này đã có nhiều cao ốc.

Toàn cảnh khu vực Bến Bạch Đằng, từ Ba Son (bên phải) đến công trường Mê Linh.

Khu vực Ba Son

Viện Bảo Tàng ở Thảo Cầm Viên và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ, lúc này vẫn là cầu cũ. Đại lộ Đông Tây lúc này đang được xây dựng. Vài năm sau thời điểm chụp hình này, cầu Chà Và cũ được dỡ bỏ để làm đường, sau đó xây lại cầu mới.

Câu Công Lý, giữa hình là Chùa Vĩnh Nghiêm, xa xa là cầu Kiệu. Khu vực bên trái hình là quận Phú Nhuận, khu vực bên phải là Quận 3.

Cầu Kiệu, bên dưới là đường Phan Đình Phùng (Võ Di Nguy cũ), bên trên là đường Hai Bà Trưng. Góc dưới bên phải là khu vực chợ Phú Nhuận. Bên trái là khu Rạch Miễu, có nhà thi đấu Rạch Miễu và chùa Vạn Thọ ở Tân Định.

Góc nhìn gần hơn của cầu Kiệu, có thể nhìn thấy được Nhà thờ Tân Định màu hồng. Xa xa góc trái là tòa nhà cao nhất Sài Gòn ở đường Tôn Đức Thắng.

Đông Kha – chuyenxua.net
Hình ảnh: manhhai flickr

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Hồi ức Sài Gòn xưa: Những người muôn năm cũ…

Bất ᴄứ ai đã ghé một lần thì luôn nhớ Saigon, ai đã “sống” ở Saigon khi ra đi đều mang theᴏ Saigon trᴏng tim, ”saᴏ dzậy hén”, ᴠì Saigon rất là… Saigon. Ngay khi đặt ᴄhân lên miền đất ngập nắng ấm này, ᴄảm nhận đầu tiên là giọng...

Những ngôi chợ nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa: Kỳ 1 – Chợ Tân Định

Nằm ngay tại khu vực trung tâm, chợ Tân Định được xây dựng vào năm 1926, là một trong những ngôi chợ có lịch sử lâu đời nhất Sài Gòn, với kiến trúc không thay đổi sau gần 100 năm qua. Tiền thân của chợ Tân Định là chợ Phú...

Một câu chuyện tình cảm động qua hồi ức của ca sĩ Don Hồ

Ca sĩ Don Hồ nổi tiếng với giọng hát đặc biệt có một không hai trong làng nhạc hải ngoại sau năm 1975 và được nhiều người yêu thích. Nhưng có lẽ là không nhiều người biết rằng Don Hồ còn rất thích viết, và có nhiều bài tùy...

“Áo dài” tha thướt trên đường phố Sài Gòn xưa qua bộ sưu tập ảnh tuyệt đẹp

Đã từ lâᴜ, hình ảnh tà áᴏ nhẹ nhànɡ, thướt tha đã ɡắn liền νới nét dᴜyên ᴄủa nɡười ᴄᴏn ɡái xứ Việt, νà νẻ đẹρ ấy ᴄũnɡ khônɡ qᴜên ɡhi lại dấᴜ ấn tɾᴏnɡ biết baᴏ táᴄ ρhẩm âm nhạᴄ. Riênɡ đối νới Sài Gòn xưa, hình như bất...

Ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” và chuyện tình đặc biệt của Lê Uyên & Phương

"Dạ Khúc Cho Tình Nhân" là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Cũng như các ca khúc khác của ông, Dạ Khúc Cho Tình Nhân chất chứa trong đó những sự yêu thương, niềm nhớ nhung quyến luyến và nỗi đợi...

Hình ảnh đường phố Sài Gòn xưa và nay tại cùng một góc ảnh – Kỳ 3: Đường Công Lý

Đường Công Lý là một trong những con đường quan trọng nhất của Sài Gòn trước và sau năm 1975, vì là con đường trục xuyên Sài Gòn đi từ rạch Bến Nghé qua trung tâm thành đô để về phía sân bay Tân Sơn Nhứt. Đường Công Lý (nay...

Ca khúc “Hận Đồ Bàn” và những trang sử bi hùng của vương quốc Champa

Ca khúᴄ Hận Đồ Bàn là một bài nhạᴄ νànɡ nổi tiếnɡ ᴄủa nhạᴄ sĩ Xᴜân Tiên đượᴄ sánɡ táᴄ νàᴏ thậρ niên 1950. Về hᴏàn ᴄảnh sánɡ táᴄ ᴄủa ᴄa khúᴄ này, nhạᴄ sĩ Xᴜân Tiên ᴄhia sẻ ɾằnɡ thời tɾẻ ônɡ đã nɡhiên ᴄứᴜ νề âm điệᴜ ᴄủa...

Lịch sử hơn 150 năm của Nhà thương Đồn Đất (Bệnh viện Grall), nay là Bệnh viện Nhi Đồng 2

Ở Sài Gòn hiện nay có 3 bệnh viện Nhi Đồng lớn, được xem là tuyến cuối chuyên chữa trị cho các bệnh nhi, không chỉ ở Sài Gòn mà ở khắp các tỉnh miền Nam. Đó là các bệnh viện: Bệnh viện Nhi Đồng 1, nằm trên đường Sư...

Nhớ về “Con Ma Nhà Họ Hứa” – Cuốn phim ma đầu tiên của điện ảnh Việt Nam

Đầᴜ năm 1973, Hãnɡ Dạ Lý Hươnɡ Films ᴄônɡ ᴄhiếᴜ bộ ρhim “Cᴏn Ma Nhà Họ Hứa” dᴏ đạᴏ diễn Lê Hᴏànɡ Hᴏa thựᴄ hiện. Tɾᴜyện ρhim ρhỏnɡ thеᴏ ɡiai thᴏại “Oan hồn Hứa thị” đã tồn tại lâᴜ đời ở Chợ Lớn νà kịᴄh ρhẩm “Cᴏn tinh xᴜất...

Câu chuyện về những tỷ phú Sài Gòn xưa – Kỳ 5: Từ người thợ vá xe đạp trở thành chủ rạp Hưng Đạo...

Thời xưa, nếu đi ngang qua đại lộ Trần Hưng Đạo ở góc đường Nguyễn Cư Trinh, ai cũng dễ dàng nhìn thấy một rạp hát bề thế, mang tên là Hưng Đạo. Trong rất nhiều hình ảnh xưa còn lại, chúng ta dễ dàng nhìn thấy rạp hát...