Những ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng từng hát “nhạc đỏ” từ cuối thập niên 1970: Chế Linh, Duy Khánh, Hùng Cường, Thanh Tuyền…

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu một hiện tượng thú vị trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, đó là giai đoạn những tên tuổi nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng như Duy Khánh, Chế Linh, Hùng Cường… từng hát nhạc đỏ, và giai đoạn những ca sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc đỏ như Lê Dung, Ái Vân lại thu âm các bài nhạc vàng. Cùng nghe lại những bản thu âm thú vị này sau đây.

Sau năm 1975, nhiều ca sĩ nhạc vàng của Sài Gòn vẫn còn ở lại trong nước và tham gia đoàn kịch nói của nghệ sĩ Kim Cương, có thể kể đến các ca sĩ nổi tiếng như Thái Châu, Duy Quang, Phương Đại, Thanh Phong, Lệ Thu, Thanh Tuyền, Sơn Ca, Hà Thanh, Họa Mi…

Đoàn Kim Cương năm 1976, có sự xuất hiện có Thanh Phong. Phương Đại, Thanh Tuyền, Ngọc Đan Thanh, Phương Hồng Ngọc…

Năm 1976, nghệ sĩ Kim Cương cùng ban nhạc Ngọc Chánh thực hiện 1 băng nhạc đỏ với sự thể hiện của các ca sĩ nhạc vàng trong đoàn Kim Cương. Băng nhạc này tên là Đường Chúng Ta Đi, với các bài hát nhạc đỏ và ca sĩ nhạc vàng như sau:

  1. Tiếng chày trên sóc Bombo – Thanh Tuyền & Phương Đại
  2. Lá đỏ – Thái Châu
  3. Hà Nội niềm tin và hy vọng – Lệ Thu
  4. Cuộc đời vẫn đẹp sao – Họa Mi & Phương Đại
  5. Cùng anh tiến quân trên đường dài – Thanh Phong
  6. Bóng cây K’nia – Họa Mi
  7. Quảng Bình quê ta ơi – Hà Thanh
  8. Nổi lửa lên em – Thanh Tuyền
  9. Tự nguyện – Lệ Thu
  10. Lên ngàn – Họa Mi
  11. Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây – Thanh Tuyền
  12. Câu hò bên bờ Hiền Lương – Lệ Thu
  13. Trên đỉnh Trường Sơn ta hát – Lệ Thu

Mời bạn nghe băng nhạc này dưới đây:


Click để nghe băng nhạc

Việc các ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng đã từng hát và thu âm các bài nhạc đỏ đã gây ngạc nhiên thú vị cho nhiều người. Những biểu tượng của nhạc vàng là Duy Khánh, Hùng Cường, Chế Linh đã hát những bài nhạc đỏ mà không ai ngờ tới, đó là Chế Linh hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Duy Khánh hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Tiếng Đàn Ta Lư, Vòm Cỏ Đông; Hùng Cường hát Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người, Mỗi Bước Ta Đi, Tự Nguyện...; Giang Tử hát Hai Chị Em; Chế Linh hát Người Con Gái Việt Nam của Phan Nhân – Tố Hữu. Lệ Thu cũng hát Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên NgườiTrên Đỉnh Trường Sơn Ta Hát… Ngọc Minh trước khi sang được hải ngoại cũng đã hát Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người.


Click để nghe Chế Linh hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây

Ca sĩ Thùy Dương có giọng hát hơi bị đớt, quê ở Đà Lạt, nổi tiếng với bài Một Mai Em Đi. Trước khi sang hải ngoại, cô cũng đã thu 1 bài nhạc đỏ nổi tiếng là Tình Ca của nhạc sĩ Hoàng Việt.

Mời các bạn nghe những bài nhạc đỏ do các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng hát ở bên dưới:


Click để nghe Hùng Cường hát Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người


Click để nghe Hùng Cường hát Mỗi Bước Ta Đi


Click để nghe Duy Khánh hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây


Click để nghe Duy Khánh hát Tiếng Đàn Ta Lư


Click để nghe Duy Khánh hát Vàm Cỏ Đông


Click để nghe Lệ Thu hát Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người


Click để nghe Chế Linh hát Người Con Gái Việt Nam


Click để nghe Thùy Dương hát Tình Ca (Hoàng Việt)


Click để nghe Giang Tử hát Hai Chị Em


Click để nghe Hùng Cường hát Tự Nguyện

Cùng với việc thu thanh nhạc, sau năm 1975, trụ sở Dĩa Hát Việt Nam cũ ở số 101 Võ Di Nguy trở thành Nhà xuất bản GP để in tờ nhạc các bài nhạc đỏ với hình thức giống hệt tờ nhạc trước năm 1975:

Nếu như thời điểm cuối thập niên 1970 là các ca sĩ nhạc vàng hát nhạc đỏ, sang đến thập niên 1990 thì đã có những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc đỏ đã chuyển sang hát “nhạc vàng”, nổi tiếng nhất là Lê Dung và Ái Vân.

Nếu như Lê Dung được phong danh hiệu NSND, là nghệ sĩ tiên phong cho nền âm nhạc cổ điển Việt Nam, thì Ái Vân cũng là một trong những ca sĩ nhạc đỏ nổi tiếng nhất trong giai đoạn 1970-1980. Ái Vân sinh năm 1955, ở tuổi chưa đến 20, cô đã là ca sĩ trẻ đẹp và được yêu mến bậc nhất ở miền Bắc. Ái Vân được yêu mến đến nỗi có câu chuyện là vào giữa thập niên 1970, những bộ đội xa nhà thường chuyền tay nhau tấm hình thần tượng là Ái Vân như là một báu vật.

Ca sĩ Ái Vân xuất thân trong một gia đình nghệ thuật danh giá ở Hà Nội, có mẹ là Ái Liên, được biết đến như là một trong những nữ ca sĩ tân nhạc thời kỳ đầu tiên, sau này là một diễn viên nòng cốt của nghệ thuật cải lương cách mạng miền Bắc.

Ái Vân đã tham gia nghệ thuật từ năm 14 tuổi, sau đó tốt nghiệp Nhạc Viện Hà Nội, ngoài ca hát còn tham gia đóng kịch và đóng phim.

Thập niên 1970, những ca khúc mang tính đấu tranh, thôi thúc tinh thần qua giọng hát Ái Vân được phát liên tục trên đài phát thanh, trở thành giọng hát quen thuộc nhất ở miền Bắc thời đó. Ngoài hát nhạc đỏ, Ái Vân còn được xem là một trong những ca sĩ nhạc nhẹ đầu tiên của Hà Nội.

Năm 1990, Ái Vân được Đoàn cử sang Đông Đức học nhằm bồi dưỡng để trở thành cán bộ văn hóa nòng cốt, tuy nhiên cô đã quyết định ở lại sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Khi đó Ái Vân đã được phong danh hiệu là NSƯT, nên việc cô chọn ở lại Âu Châu là một sự kiện chấn động của làng văn nghệ trong nước.

Ái Vân năm 1991, trong lần đầu tiên xuất hiện trên Paris By Night

Năm 1991, lần đầu tiên Ái Vân xuất hiện trên Paris By Night số 12 với ca khúc Paris Và Anh của nhạc sĩ Tùng Giang. Thời gian sau đó, cô cộng tác thường xuyên với trung tâm Thúy Nga, được yêu mến với nhiều bài nhạc quê hương âm hưởng Bắc Bộ và những bài nhạc trữ tình. Tất cả những ca khúc mà Ái Vân chọn hát trên Thúy Nga hay Asia đều đơn thuần là những bài nhạc nhẹ, nhạc trữ tình, cô thường hát song ca với Elvis Phương và Nguyễn Hưng…


Click để xem Ái Vân và Elvis Phương hát Tát Nước Đầu Đình trên Paris By Night

Tới năm 1994, Ái Vân chuyển từ Đức sang Hoa Kỳ sinh sống và biểu diễn.

Năm 1998, cô có màn xuất hiện đặc biệt với nam ca sĩ Kiều Hưng trên Paris By Night 44 với bài Thằng Bờm của nhạc sĩ Phạm Duy, Kiều Hưng cũng được xem là một giọng hát huyền thoại của dòng nhạc đỏ, cũng đã chọn ở lại Âu Châu trước đó.


Click để xem Kiều Hưng và Ái Vân hát Thằng Bờm trên Paris By Night

Đầu những năm 2000, Ái Vân phát hiện mình bị ung thư và phải hóa trị, sau đó dần ít xuất hiện trên sân khấu. Lần cuối cùng cô hát trên Paris By Night là số 53 vào năm 2000.

Sau đó Ái Vân chuyển sang trung tâm Asia năm 2001, nhưng chỉ tham gia được 2 số 33,34.

Thời gian tại Mỹ, không ít lần Ái Vân bị khán giả tại đây tẩy chay. Trả lời phỏng vấn trên báo, Ái Vân nói rằng năm 2004, có đến 90% sô diễn của cô bị huỷ vì lý do này.

Việc Ái Vân tham gia hát ở hải ngoại thường xuyên suốt 10 năm và đã phát hành được khá nhiều CD nhạc cũng có thể xem là một thành công vì cũng đã được khán giả đón nhận, tuy nhiên thành công đó thật ít ỏi nếu so với thời kỳ đỉnh cao mà cô đạt được ở trong nước thời gian trước đó.

Ngoài Ái Vân còn có nữ ca sĩ Lê Dung cũng có thời gian sang hải ngoại để thu âm nhiều ca khúc trữ tình xưa. Bà một người được xưng tụng là huyền thoại của dòng nhạc thính phòng, là nghệ sĩ tiên phong cho nền âm nhạc cổ điển Việt Nam cả về trình diễn lẫn giảng dạy, đã được phong tặng là nghệ sĩ nhân dân.

CD nhạc của Lê Dung phát hành ở hải ngoại

Cố nghệ sĩ Lê Dung không tham gia sinh hoạt trong làng nhạc hải ngoại một cách chính thức giống như Ái Vân, nhưng vào thời gian đi lưu diễn ở Châu Âu thập niên 1990, bà đã thu âm một số ca khúc được sáng tác ở miền Nam trước 1975 vốn vẫn là “nhạc cấm” ở trong nước thời điểm đó, như là Nghìn Trùng Xa Cách (Phạm Duy), Trên Ngọn Tình Sầu (Từ Công Phụng), Từ Giọng Hát Em (Ngô Thụy Miên), Bài Không Tên Số 2 (Vũ Thành An)… cho các trung tâm nhạc ở hải ngoại như là Mưa Hồng Production.


Click để nghe Lê Dung hát Nghìn Trùng Xa Cách


Click để nghe Lê Dung hát Trên Ngọn Tình Sầu


Click để nghe Lê Dung hát Từ Giọng Hát Em

Đặc biệt là Lê Dung còn xuất hiện trong một cuốn video của Làng Văn bằng ca khúc Hướng Về Hà Nội, với giọng hát được nhận xét là cuồn cuộn tuôn trào cảm xúc. Cho đến nay, có thể nói khó có người hát ca khúc này hay hơn Lê Dung.


Click để nghe Lê Dung hát Hướng Về Hà Nội

Ngoài ra Lê Dung cũng hát lại ca khúc Mưa Trên Biển Vắng, lời Việt của nhạc sĩ Nhật Ngân vốn đã gắn liền với giọng hát Ngọc Lan:


Click để nghe Lê Dung hát Mưa Trên Biển Vắng

Trước Ái Vân và Lê Dung một thời gian khá lâu, cũng đã có một số nghệ sĩ được đào tạo ở miền Bắc vào Nam để gia nhập làng nhạc sôi động này từ thập niên 1960, đó là Bùi Thiện, Đoàn Chính, là những ca sĩ “hồi chánh”. Đoàn Chính là con trai của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, còn Bùi Thiện nổi tiếng khi song ca cùng Sơn Ca, Thanh Tuyền, đồng thời là giảng viên dạy thanh nhạc ở trường Quốc Gia Âm Nhạc.

chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

  1. Tôi muốn mua băng cassette hoặc CD các chương trình này, bác nào biết chỗ bán thì xin chỉ dùm ajh!

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Cuộc đời nhiều sóng gió của ca sĩ Họa Mi

Ca sĩ Họa Mi là một trᴏnɡ nhữnɡ ᴄa sĩ nổi bật nhất thuộᴄ thế hệ sau ᴄùnɡ ᴄủa lànɡ nhạᴄ Sài Gòn trướᴄ năm 1975. Cô đượᴄ nhạᴄ sĩ Hᴏànɡ Thi Thơ phát hiện, nhận làm họᴄ trò và đượᴄ đánh ɡiá là ᴄó "ɡiọnɡ hát trᴏnɡ và...

Số phận của “Con tàu ma” mắc cạn nổi tiếng ở Vũng Tàu từ năm 1968

Từ năm 1990 tɾở νề tɾướᴄ, nɡười dân νà dᴜ kháᴄh mỗi khi đến Bãi Saᴜ ᴄủa ρhố biển Vũnɡ Tàᴜ đềᴜ thấy nɡay mũi Nɡhinh Phᴏnɡ ᴄó một ᴄᴏn tàᴜ lớn, bị bỏ hᴏanɡ, ɾỉ sét, nằm ρhơi mình nɡay sát méρ nướᴄ. Đó là ᴄᴏn tàᴜ ấy...

Nha Trang đẹp và yên bình qua những tấm ảnh màu trước năm 1975

Nha Trang là thành phố biển du lịch quen thuộc của Việt Nam. Trong bài viết này, mời các bạn xem lại những tấm ảnh được chụp trước năm 1975. Trước thế kỷ 18, vùng đất này thuộc nước Chiêm Thành nên đến nay vẫn còn nhiều di tích của...

Thông tin thêm về bệnh tình của danh ca Lệ Thu trong lúc đại dịch tiếp tục hoành hành

Như đã đưa tin, nữ danh ca Lệ Thu đã nhiễm SARS-CoV-2 và mắc COVID19, vẫn đang phải nằm ở phòng săn sóc đặc biệt của bệnh viện Memorial Coast, và theo thông tin mới nhất từ trang VOA Tiếng Việt thì cô vẫn đang bị hôn mê, chưa...

Những công trình kiến trúc trăm năm còn lại ở Sài Gòn – Kỳ 5: Những công trình của Foulhoux: Bưu Điện Sài Gòn,...

Những công trình/tòa nhà được xây từ hơn 100 năm trước ở Sài Gòn, hầu hết đã bị thay thế tháo dỡ. Những công trình nào còn lại cho đến nay thì đều rất quen thuộc với những người từng sống ở Sài Gòn, có thể kể đến Bưu...

“Thất hài đế” và những “danh hề” một thời lừng lẫy của làng nghệ thuật Sài Gòn trước 1975

Ngày nay, người ta thường gọi những nghệ sĩ gây tiếng cười cho khán giả là "danh hài", còn khi chê bai thì gọi là "anh hề". Tuy nhiên trước 1975, cái chữ "hề" thường được sử dụng để gọi các nghệ sĩ "hát gây cười" một cách đầy...

Chuyện ngày Tết xưa – Tập tính của người Việt trong Tết Nguyên Đán – Bài viết của Nguyễn Văn Vĩnh năm 1932

Vài năm gần đây, cứ tới dịp đầu năm là trên các diễn đàn trực tuyến, trên mạng xã hội, và cả trên báo chí chính thống, đã có rất nhiều tranh luận về việc có nên "gộp" Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán) vào Tết Dương Lịch hay...

Những điều ít người biết về 2 tòa nhà Quốc Hội (Thượng Viện – Hạ Viện) ở Sài Gòn trước năm 1975

Từ năm 1967 đến 1975, miền Nam từnɡ ᴄó một Qᴜốᴄ Hội νới lưỡnɡ νiện ɾiênɡ biệt: Hạ Nɡhị Viện νà Thượnɡ Nɡhị Viện. Tɾụ sở Hạ Nɡhị Viện ᴄủa Sài Gòn xưa, nɡày nay là Nhà Hát Thành Phố, ᴄòn tɾụ sở Thượnɡ Nɡhị Viện hiện nay là...

Bộ sưu tập ảnh màu tuyệt đẹp của Sài Gòn năm 1970

Năm 1970, nền kinh tế VNCH đang rơi vào tình trạng suy thoái nặng nề do cuộc chiến leo thang, cơ sở hạ tầng và đường sá bị phá hủy trầm trọng, hàng triệu người ở nông thôn mất nhà cửa phải chạy lánh nạn ở Sài Gòn tạo...

Hẻm nhỏ quanh co và linh hồn của đô thị xưa qua những bức tranh sơn dầu tuyệt đẹp

Những bức tranh sơn dầu sống động của họa sĩ Phạm Ánh vẽ những ngôi nhà cũ, những con hẻm nhỏ, hình ảnh rất thân thuộc trong ký ức người sống ở đô thị. Bức tranh nào cũng gợi cho người xem những cảm giác thân quen, giống như...