Những ảnh đẹp đời thường trên đường phố Sài Gòn 60 năm trước

Trong những hình ảnh xưa sau đây, chúng ta sẽ thấy cận cảnh những người Sài Gòn xưa cùng những bước chân rộn ràng trên phố trong cuộc sống đời thường, những dáng áo dài tha thướt, hoặc là những bộ trang phục rất tân thời với kiểu dáng không khác gì ngày nay…

Một thiếu nữ xinh đẹp trên lề đường Lê Thánh Tôn, ngay đằng trước quán cafe nổi tiếng La Pagode (nằm ở góc đường Lê Thánh Tôn – Tự Do). Hậu cảnh đằng sau là Tòa Đô Chánh. Có lẽ người đẹp này có hẹn cafe với bạn ở La Pagode, nhân tiện làm mấy kiểu hình.

Ảnh này được chụp tại cùng một vị trí với hình trên, người chụp hình đứng ở góc đường Lê Thánh Tôn – Tự Do, trước quán La Pagode. Phía sau là tòa nhà số 213 Tự Do (đối diện công viên Chi Lăng), góc trái là Tòa Đô Chánh. Những em bé ngồi xích lô ngày nay có thể là đã U70.

Áo dài hoa trên đường Tự Do, vỉa hè của Continental Palace. Bên kia đường là EDEN passage, còn gọi là hành lang Eden, lối đi chính vào trong thương xá Eden nổi tiếng một thời. Ảnh chụp năm 1962.

Xe cộ tại giao lộ của 2 đại lộ lớn nhất Sài Gòn là Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Tòa nhà màu trắng bên trái là REX Hotel, bên phải là công viên Đống Đa phía trước Tòa Đô Chánh.

Có lẽ là nếu không có hình bóng tà áo dài và nón lá, thì hình ảnh này không khác gì ở phương Tây. Tòa nhà màu trắng là REX Hotel nổi tiếng ở đại lộ Nguyễn Huệ. Từ thập niên 1920, nơi này đã là khu phức hợp thương mại, trưng bày ô tô của hãng Citroën và một số hãng khác.

Từ năm 1959, ông Ưng Thi đã cải tạo lại để trở thành REX Hotel như trong hình. Trong REX Hotel thời đó có rạp chớp bóng hiện đại nhất Đông Nam Á thời đó, là rạp duy nhất của Sài Gòn có màn ảnh đại vĩ tuyến để chiếu những cuốn phim có kỹ thuật tân tiến nhất với dàn máy chiếu đặc biệt chỉ có ở REX.

Nối liền bên cạnh REX từng là Thư Viện Abraham Lincoln (ở góc của tòa nhà). Thư viện này được thành lập năm 1956 có trụ sở ở góc Gia Long – Hai Bà Trưng. Năm 1962 thư viện dời về REX Hotel, được 2 năm thì dời về số 8 Lê Quý Đôn cho đến năm 1973.

Những quý cô – quý bà áo dài đang đến công sở làm việc tại Sở thông tin Hoa Kỳ (Thư Viện Abraham Lincoln), sát bên REX Hotel. Họ đang đi ngang qua REX cinema, phía đằng xa là một phần của Tòa Đô Chánh.

Một hình ảnh điển hình, quen thuộc của Sài Gòn xưa. Những tà áo dài băng qua đường phố nhộn nhịp, phồn hoa. Bên kia đường là Thương Xá TAX nay chỉ còn trong ký ức của người Sài Gòn một thời vàng son.

Khi thành đô lên đèn. Thương xá TAX trong một buổi chiều muộn, ảnh chụp từ phía công trường Lam Sơn. Phía bên phải là tấm bảng lớn để yết thị thông tin quan trọng của đô thành được đặt chính giữa Bồn Binh Bồn Kèn.

Dòng người đang qua đường trên đại lộ Nguyễn Huệ. Thật khó tin khi tấm hình này được chụp năm 1969, và trang phục của những “thanh niên” trong ảnh không khác gì hiện nay.

Người Sài Gòn xưa trước chợ Bến Thành. Trang phục của các cô các bác ngày xưa trông rất tân thời.

Chợ Bến Thành hơn nửa thế kỷ trước. Mặt tiền của chợ là biển quảng cáo quen thuộc của Perlon, là 1 trong 2 thương hiệu kem đánh răng nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa, bên cạnh Hynos. Sau 1975, 2 thương hiệu này hợp nhất để trở thành xí nghiệp kem đánh răng là tiền thân của P/S sau này.

Dáng áo dài thướt tha đã trở thành một biểu tượng của Sài Gòn xưa. Hình chụp một góc phố ở Chợ Cũ, góc Hàm Nghi – Võ Di Nguy (nay là Hồ Tùng Mậu)

“Chàng” và “nàng” ở góc ngã tư Hai Bà Trưng – Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu). Chàng đi chiếc vespa màu xanh thời thượng, còn nàng đi trên hè phố, dáng mỏng thướt tha trong tà áo dài màu hồng phớt rất đẹp. Có thể họ chỉ tình cờ đi ngang qua nhau, nhưng nếu giàu trí tưởng tượng hơn thì có thể hình dung rằng có thể cô gái đang dỗi người yêu, và chàng chỉ biết lẽo đẽo theo sau.

Hình ảnh trước công trường Lam Sơn năm 1967. Người đàn ông cận cảnh trông rất phong đô với trang phục không khác gì ngày nay, dù thời gian đã trôi qua hơn nửa thế kỷ.

Đường Trần Hưng Đạo thập niên 1960, phía trước là ngã tư với đường Nguyễn Thái Học. Dãy nhà ở ngay góc ngã tư (phía sau cột đèn giao thông) là trường tiểu học Nguyễn Thái Học.

Trụ sở SEIC (Société d’Exploitation Industrielle et Commerciale), còn có tên là Saigon Garage, nằm ở bên cạnh công trường Lam Sơn, liền kề với phòng Thông Tin Đô Thành. Phía trước của SEIC là bùng binh Bồn Kèn (ngã tư đại lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi). Những thị dân Sài Gòn trong hình đang đi trên vỉa hè của công trường Lam Sơn nằm trước Opera House (thời điểm này đang là trụ sở Quốc Hội). Sau lưng người đứng chụp hình là thương xá EDEN. Bìa phải hình là một kiosk bán hàng quen thuộc thời xưa trên đại lộ Nguyễn Huệ.

Thời gian sau đó Saigon Garage không còn, thay thế vào đó là văn phòng chi nhánh của Sài gòn Ngân hàng.

Hình ảnh này ngược chiều với góc ảnh phía bên trên, nghĩa là người chụp hình đứng từ phía SEIC nhìn về EDEN, vẫn là những thị dân Sài Gòn đang đi trên vỉa hè của công trường Lam Sơn.

Đông Kha – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa – Phần 7: Trường trung học Bác Ái Học Viện (nay là Đại Học Sài...

Ngày nay, giữa con đường An Dương Vương nhộn nhịp và xô bồ, hơi khuất sau những hàng cây xanh là ngôi trường đã được xây hơn 100 năm trước, đến nay vẫn còn giữ lại phần nào được kiến trúc cũ, đó là trường Đại Học Sài Gòn. Đây...

Xuất xứ của 2 bài hát quen thuộc nhất mùa Giáng Sinh suốt 200 năm qua: Jingle Bells và Silent Night

Từ rất nhiều năm qua, nɡày Giánɡ Sinh ở Việt Nam khônɡ ᴄòn ᴄhỉ là lễ hội riêng ᴄủa nɡười Cônɡ Giáᴏ, mà tɾở thành mùa lễ hội ᴄhᴜnɡ ᴄủa tất ᴄả mọi nɡười. Mỗi mùa Nᴏеl νề, đâᴜ đâᴜ ᴄũnɡ νanɡ lên âm thanh ɾộn ɾànɡ qᴜеn thᴜộᴄ...

Vĩnh biệt ca sĩ Đoàn Chính – Trưởng nam của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Ca sĩ Đoàn Chính là con trai trưởng của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, vừa qua đời ở thành phố Montreal, Canada vào ngày 10 tháng 9 năm 2019, hưởng thọ 74 tuổi. Người chị cả Phương Mai và người em trai út Đoàn Nghiêm của ông cũng đã qua...

Nhạc sĩ Ngọc Chánh – Phạm Duy và 3 ca khúc bất tử: Bao Giờ Biết Tương Tư, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang,...

Nhắc đến Ngọc Chánh, người ta biết nhiều về ông với tư cách là trưởng ban nhạc Shotguns lừng lẫy một thời; là ông chủ của trung tâm băng nhạc Shotguns đã lăng xê thành công nhiều bài hát và ca sĩ nổi tiếng của làng nhạc Sài Gòn...

Hình ảnh quý hiếm về sân vận động Cột Cờ ở Hà Nội năm 1952

Sân vận động Cột Cờ vốn quen thuộc với người yêu môn bóng đá ở Hà Nội khoảng 20 năm trước, là sân nhà của đội bóng Thể Công (CLB Quân Đội) trong hơn 40 năm, từ 1954 tới 1998. Sân vận động này được Pháp xây dựng từ những...

Bánh mì Sài Gòn và sở thích ăn “bánh mì không” của người Sài Gòn ngày xưa

Một tɾᴏnɡ nhữnɡ hình ảnh qᴜеn thᴜộᴄ đã in sâᴜ tɾᴏnɡ ký ứᴄ ᴄủa nhiềᴜ nɡười Sài Gòn xưa là nhữnɡ bội ᴄần xé đựnɡ bánh mì nónɡ, ᴄột ở yên saᴜ ᴄhiếᴄ xе đạρ ᴄủa nɡười bán ɾᴏnɡ khắρ ᴄáᴄ đườnɡ ρhố. Gọi là xưa thôi nhưnɡ thựᴄ...

Lịch sử những Hội quán người Hoa, chùa người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn

Trong suốt lịch sử di cư của người Trung Hoa trên thế giới, bang hội đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 18, trên cơ sở nhu cầu và quyền lợi thiết thân của chính họ. Dần dần, hệ thống bang được pháp luật ở nước sở tại...

Câu chuyện tình bi thương có thật đằng sau bài hát Kiếp Nào Có Yêu Nhau (Minh Đức Hoài Trinh – Phạm Duy)

Trong làng nghệ thuật miền Nam, Minh Đức Hoài Trinh là một cái tên được nhiều người biết đến, tác giả giả 2 bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành những bản tình ca bất hủ là "Kiếp Nào Có Yêu Nhau" và "Đừng Bỏ Em Một...

Hình ảnh đường phố Sài Gòn xưa và nay tại cùng một góc ảnh – Kỳ 3: Đường Công Lý

Đường Công Lý là một trong những con đường quan trọng nhất của Sài Gòn trước và sau năm 1975, vì là con đường trục xuyên Sài Gòn đi từ rạch Bến Nghé qua trung tâm thành đô để về phía sân bay Tân Sơn Nhứt. Đường Công Lý (nay...

Hoàn cảnh sáng tác những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoài Linh: Nỗi Buồn Gác Trọ, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Căn Nhà...

Nhạc sĩ Hoài Linh là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng với nhiều bài hát bất tử. Ngoài những bài được sáng tác riêng như Căn Nhà Màu Tím, Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Nhịp Cầu Tri Âm, Lính Nghĩ Gì, Cô...