Ca khúc “Bài Ca Tết Cho Em” và chuyện tình nhạc sĩ Quốc Dũng – Bảo Yến 40 năm trước

Vào đầu thập niên 1980, ca sĩ Bảo Yến là ca sĩ, kiêm thư ký cho đài truyền hình. Còn nhạc sĩ Quốc Dũng lúc đó chơi nhạc trong ban nhạc của đài, phụ trách hòa âm phối khí cho các chương trình ca nhạc phát trên đài truyền hình.

Đôi ca sĩ – nhạc sĩ tài danh gặp nhau và bắt đầu một chuyện tình đẹp. Bảo Yến kể lại: “Để bày tỏ tình yêu dành cho tôi, anh viết tặng tôi ca khúc Bài Ca Tết Cho Em khiến tôi vô cùng cảm động”.

Bài Ca Tết Cho Em được ra đời vào năm 1982, đánh dấu cho một chuyện tình đẹp và cũng không thiếu những phong ba bão táp. Ca sĩ Bảo Yến cũng nói rằng suốt 40 năm qua, cô đã hát Bài Ca Tết Cho Em rất nhiều lần, nhưng lần nào cũng đều cảm thấy vui, ấm áp trong lòng và cảm xúc vẫn còn nguyên vẹn như lúc trái tim rung động trước lời tỏ tình của nhạc sĩ Quốc Dũng.


Click để nghe Bảo Yến hát Bài Ca Tết Cho Em

Trong chương trình Vang Bóng Một Thời phát vào cuối năm 2021, nhân kỷ niệm tròn 40 năm ca khúc này ra đời, ca sĩ Bảo Yến đã hồi tưởng về lần đầu quen biết với nhạc sĩ Quốc Dũng. Khi ấy, nhạc sĩ cố gắng làm quen bằng cách mời đôi chị em ca sĩ Bảo Yến – Nhã Phương đi ăn bò bía. Ban đầu, Bảo Yến cười thầm trong bụng vì trước đó hay được các chàng trai mời ăn sơn hào hải vị. Về sau, cô nhận ra đó là tính cách của nhạc sĩ – bình dị, chân chất. Tình cảm đôi bên dần chớm nở sau những lần Quốc Dũng mời Bảo Yến đi nghe nhạc sĩ chơi đàn. Đêm về, nhớ lại những cuộc hẹn lãng mạn, Quốc Dũng viết tặng Bảo Yến nhạc phẩm Bài Ca Tết Cho Em. Sáng hôm sau, gặp nhau ở đài, nhạc sĩ khẽ dúi bản nhạc vào tay Bảo Yến:

Tết này anh không thèm kẹo mứt
vì đã có môi em thơm ngọt tựa sen hồng!
Tết nay anh không thèm đi chơi,
Cine hay nhạc hội, Đà Lạt hay Vũng Tàu…

Vì đã có em đem lại mộng đời,
tô thêm vào lòng người chan chứa mọi nguồn vui.
Tết nay anh không thèm đốt pháo,
vì tiếng cười em rộn rã lòng anh rồi!

Tết này anh không thèm chơi đánh bài
vì trong vòng tay anh đã có em ngọc ngà.
Tết nay cũng chẳng chơi hoa
vì môi em cười như chứa cả vườn xuân…

Bài hát chỉ có 12 câu hát, có phần đơn giản về nhạc điệu, nhưng ca từ thì vô cùng tình cảm, thể hiện men tình đắm đuối của chàng trai khi vương vào sợi tơ hồng cùng cô ca sĩ xinh đẹp.

Khi đã có giai nhân bên mình thì mọi thú vui trên đời đều là vô nghĩa: Môi em thơm tựa sen hồng, tiếng cười rộn rã ngập bên lòng, và nụ cười em thì như chứa cả vườn xuân…

Mộng đời ngập tràn say đắm, chỉ cần duy nhất người yêu thôi là đã chan chứa hết tất cả mọi nguồn vui, không còn tha thiết điều gì khác nữa.

Nhạc sĩ Quốc Dũng và ca sĩ Bảo Yến

Có thể nói rằng bất kỳ một giai nhân nào cũng dễ dàng bị xiêu lòng bởi lời tỏ tình bằng bài hát quá ngọt ngào như vậy. Cũng nhờ bài hát đưa duyên, ca sĩ Bảo Yến đã đồng ý về chung nhà với nhạc sĩ Quốc Dũng.

Bảo Yến cho biết câu hát “Vì đã có môi em thơm ngọt tựa sen hồng” xuất phát từ trí tưởng tượng của nhạc sĩ bởi thuở đầu hẹn hò, cả hai thậm chí không dám nắm tay. Ca sĩ nói: “Thời đó, chúng tôi yêu nhau còn giữ kẽ lắm. Khi được anh đèo trên chiếc xe Honda đi chơi, tôi cũng không dám vịn eo anh”.

Ngoài ra Bảo Yến cũng thừa nhận bản thân cô là một nghệ sĩ nên luôn mang một tâm hồn và trái tim lãng mạn. Chính vì thế, ngay từ lần đầu gặp gỡ nhạc sĩ Quốc Dũng, trái tim của cô đã rung động.

Trong khi đó, Quốc Dũng được xem là nhạc sĩ đào hoa bậc nhất với vẻ ngoài điển trai, xung quanh luôn có nhiều bóng hồng, và ông cũng từng thừa nhận là người rất dễ động lòng trước cái đẹp.

Cũng vì sự đào hoa đó mà sau nhiều năm chung sống, họ cũng có những lúc cãi nhau, giận hờn, ghen tuông… thậm chí cũng có lúc đã ly thân vì những hiểu lầm, giống như bao cặp vợ chồng khác. Nhưng sau tất cả, đến bây giờ thì đôi nghệ sĩ Quốc Dũng và Bảo Yến vẫn ở bên nhau. Nhạc sĩ Quốc Dũng từng nói rằng cuộc đời còn là những ân tình, đời ông may mắn vì có Bảo Yến ở bên cạnh.

Bài hát được sáng tác riêng cho giọng hát Bảo Yến, cho tình yêu Bảo Yến, nên một điều dễ hiểu là ca sĩ Bảo Yến là người hát hay nhất và ngập tràn cảm xúc.

Đông Kha
chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Lịch sử 120 năm của cầu Long Biên (cầu Doumer) – Cây cầu lớn nhất vùng Viễn Đông đầu thế kỷ 20

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, ở vùng Viễn Đông (cách người phương Tây gọi khu vực Đông Á) chưa từng có cây cầu nào to lớn và kỳ vĩ như vậy. Khi toàn quyền...

Cuộc đời buồn của nữ ca sĩ Dạ Hương – Giọng ca đặc biệt của nhạc vàng trước 1975

Tɾᴏnɡ số nhữnɡ nữ ᴄa sĩ nổi danh tɾướᴄ 1975, ᴄái tên Dạ Hươnɡ ᴄó lẽ khônɡ qᴜеn thᴜộᴄ lắm νới đại đa số nɡười nɡhе nhạᴄ như nhiềᴜ tên tᴜổi lừnɡ lẫy kháᴄ, nhưnɡ tiếnɡ hát ᴄủa ᴄô νẫn để lại một ấn tượnɡ ɾất đặᴄ biệt đối...

Tiểu sử nhạc sĩ Tuấn Khanh và ý nghĩa của ca khúc bất hủ Chiếc Lá Cuối Cùng – “Đêm qua chưa mà trời...

Ca khúᴄ Chiếᴄ Lá Cᴜối Cùnɡ ᴄủa nhạᴄ sĩ Tᴜấn Khanh là 1 tɾᴏnɡ nhữnɡ ᴄa khúᴄ tɾữ tình nổi tiếnɡ nhất ᴄủa thậρ niên 1950, ᴄó sứᴄ sốnɡ bền bỉ νà đượᴄ nhiềᴜ thế hệ khán ɡiả yêᴜ thíᴄh tɾᴏnɡ sᴜốt hơn 60 năm qᴜa. Click để nghe Lệ...

Câu chuyện về nhạc sĩ Văn Cao – Từ “Buồn Tàn Thu” đến “Thiên Thai”

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao vốn gắn liền và hoà trộn với dòng chảy của lịch sử nước Việt nói chung và tân nhạc Việt Nam nói riêng, với rất nhiều khúc quanh và những biến đổi lớn lao của thời cuộc. Ngoài vai trò...

Hình ảnh đẹp về nữ sinh trường Đồng Khánh (Huế) thời trước năm 1945

Nhắc tới trường nữ sinh Đồng Khánh ở Huế xưa là nhắc đến những thiếu nữ con nhà quyền quý nổi tiếng quý phái và đài các, được xem là những tinh hoa của đất cố đô. Ở đất kinh kỳ còn ảnh hưởng bởi Nho giáo, nhưng từ...

Sài Gòn nửa thế kỷ – Bộ sưu tập ảnh màu năm 1972 (kỳ 3)

Mời các bạn theo dõi phần tiếp theo của câu chuyện về những tấm ảnh chụp Sài Gòn năm 1972, thời gian cách đây tròn nửa thế kỳ. Góc đường Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực - Công Lý (nay là NKKN), là khu vực tập trung nhiều sinh hoạt...

Kỷ niệm về những trang vở cũ

Bất nɡờ ɡặρ lại ᴄᴜốn tậρ, lònɡ tôi ᴄhùnɡ xᴜốnɡ, bồi hồi ᴄó ᴄảm ɡiáᴄ như bắt ɡặρ lại tᴜổi thơ ấᴜ ᴄủa mình. Qᴜyển tậρ tɾᴏnɡ hình, xưa lắm, ᴄó lẽ nó đượᴄ sản xᴜất khᴏảnɡ nhữnɡ năm hồi thậρ niên 1960, nhìn qᴜyển tậρ tôi nɡờ nɡợ đó...

Cuộc sống hiện tại của ca sĩ Như Quỳnh ở tuổi ngoài 50

Nhạc sĩ Trúc Hồ từng nhận xét rằng Như Quỳnh là ca sĩ mà phải nửa thế kỷ mới xuất hiện một lần. Cô không chỉ có giọng hát đẹp, mà dáng vóc cũng đẹp xuất sắc, lại giỏi về múa, ăn ảnh, bắt camera, trình diễn rất tự...

Những hình ảnh hiếm hoi chụp cảnh đường phố Sài Gòn thời bao cấp (1979)

Mời các bạn xem lại những hình ảnh hiếm hoi của Sài Gòn thời bao cấp, được chụp vào năm 1979. Có thể nói đây là quãng thời gian khó khăn nhất của người dân Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung. Một số hình ảnh Chợ sách...

Ca khúc “Dạ Khúc Cho Tình Nhân” và chuyện tình đặc biệt của Lê Uyên & Phương

"Dạ Khúc Cho Tình Nhân" là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Cũng như các ca khúc khác của ông, Dạ Khúc Cho Tình Nhân chất chứa trong đó những sự yêu thương, niềm nhớ nhung quyến luyến và nỗi đợi...