Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Phần 10: Ngã tư Hàng Xanh (Hàng Sanh)

Ngã tư Hàng Xanh là nút giao thông quan trọng bậc nhất của Sài Gòn – Gia Định từ khi mảnh đất này được khai phá cho đến nay. Đây cũng là nơi mà vị trí trọng yếu kết nối con đường thiên lý phía Bắc, từ Gia Định về phía kinh đô Huế.

Khi đó, từ Gia Định có 3 con đường thiên lý để đi về 3 hướng: Đường thiên lý phía Tây đi Cao Miên, đường Thiên Lý phía Nam đi về lục tỉnh (về phía Tây Nam Bộ hiện nay). Và đường Thiên Lý quan trọng nhất là đi về phía Bắc thẳng hướng kinh đô Huế từ cái mốc ngã tư Hàng Xanh. Ngày xưa con đường này gọi là đường Cái Quan, ngày nay chính là QL1.

Ngã tư Hàng Xanh trước năm 1975 thuộc tỉnh Gia Định, là giao lộ của 2 đường Hùng Vương (tức Hồng Thập Tự nối dài, ngày nay là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) và đường Xa Lộ Sài Gòn – Biên Hòa. Ngày xưa Xa Lộ Biên Hòa kéo dài cho đến tận cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ), ngày nay đoạn đường từ cầu cho đến ngã tư Hàng Xanh trở thành một đoạn của đường Điện Biên Phủ.

Lý giải về tên gọi Hàng Xanh, giả thuyết được nhiều người đồng thuận nhất là vì thời xưa ở khu vực này trồng nhiều cây sanh, là loại cây lớn cùng họ với đa, đề, si…

Cây Sanh được trồng dọc hai bên đường Bạch Đằng ngày nay kéo dài đến ngã tư này. Vì vậy mà ngày xưa đường Bạch Đằng thường được gọi là đường Hàng Sanh.

Dễ hiểu về cách gọi tên như vậy, vì Sài Gòn vốn từng là rừng rậm, cho đến tận giữa thế kỷ 20 vẫn còn nhiều vết tích của các loại cây cối từng sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này. Có rất nhiều địa danh ở Sài Gòn được đặt tên từ các loài cây như: cây Vắp (Gò Vắp), câu Sung, câu Quéo, cây Điệp, cây Thị, cây Trâm, cây Gõ, Vườn Xoài, Vườn Chuối, Vườn Trầu, Vườn Lài… và có thể là cả cây Gòn trong cái tên Sài Gòn.

Trở lại với Ngã Tư Hàng Sanh, thời trước thập niên 1960, chỗ này vẫn là ngã 3, cho đến đầu thập niên 1960, sau khi cầu Tân Cảng (nay là cầu Sài Gòn) được xây dựng, có thêm một nhánh đường đi Biên Hòa được gọi là Xa Lộ Biên Hòa, thì chỗ này mới thành Ngã 4 Hàng Sanh.

Bảng chỉ dẫn tên đường ở Ngã 4 Hàng Xanh. Đi thẳng là qua cầu Tân Cảng để đi Biên Hòa, quẹo trái về tỉnh Gia Định, Bà Chiểu, quẹo phải về trung tâm Sài Gòn

Vào thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, đây là một giao lộ đồng mức thuộc loại hiện đại, với hệ thống dải phân cách, phân luồng và đèn tín hiệu giao thông được cách âm chôn hoàn toàn dưới lòng đất và vẫn còn sử dụng tốt cho đến năm 1995.

Nhà thơ Kiên Giang – Hà Huy Hà khi lên Sài Gòn học, năm 1943 ông ở trọ tại Hàng Sanh; sau đó ông có sáng tác bài thơ “Nhạc Xe Bò”, có đoạn:

Đêm xưa trăng mới đứng đầu
Đoàn xe bò đã qua cầu Hàng Sanh
Nhạc xe bò rộn âm thanh
Khô khan mà thảm, mong manh mà sầu
Bánh xe lốc cốc
Lên dốc đầu cầu

Sau năm 1975, bài thơ Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn của thi sĩ Du Tử Lê được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc có lời nhắc đến Hàng Xanh như sau:

Đêm về theo bánh xe qua
Nhớ tôi xa lộ, nhớ nhà Hàng Xanh.

Xa lộ trong bài thơ – bài hát này chính là Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa như đã nhắc ở bên trên, xuất phát từ điểm đầu là cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ) đi qua ngã tư Hàng Sanh rồi thẳng QL1 đến Biên Hòa..

Sau đây mời các bạn xem một số hình ảnh khác ở khu vực Hàng Xanh – Hàng Sanh trước năm 1975:

Ngay chính giữa ngã tư có một ngôi chùa mà ngày nay vẫn còn, đó là chùa Phước Viên được thành lập từ năm 1928.


chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

  1. Nói đến ngã tư Hàng xanh, tôi có một kỹ niệm khó quên.
    Sau non hơn tháng ở tù cải tạo đủ 9 năm ra, tôi làm một vài công việc và dành dụm được vài trăm đồng, gần đủ để nhờ người em cột chèo ráp cho một chiếc xe đạp thồ. Tôi bảo hai thằng con trai đang học trường Ngô Quyền rằng, khi nào cần hai có thể lấy xe này hai anh em đèo nhau đi học, khỏi phải đi xe lam, hai đứa đều lắc đầu “thôi ba ơi!“, vậy các bạn xem xe nó như thế nào rồi.
    Do một người bạn giới thiệu đi thồ phế liệu từ bên Cù lao Phố về Chợ lớn, lấy công làm lời, tôi liền qua Cù lao và được chấp nhận. Thồ hàng gồm bịch nylon, phế liệu sắt thép và miển chai và người thồ phải qua nhà chủ vựa sau buổi cơm chiều, chuẩn bị các cái để 2 giờ sáng dậy và lên đường cho sớm để tránh quản lý thị trường chốt ở Cầu Hang trên QL1.
    Hôm nay, tôi lảnh 3 bao miển chai trên 100 kí, ràng buộc xong, phía sau quá nặng, còn trước thì nhẹ, may nhờ có hai thanh gỗ 3x5cm cột từ sau ra trước để giữ thăng bằng (vì hai thanh gỗ này mà hai nhóc con tôi chê xe).
    Ráng đạp qua cầu Saigon , hơi mừng, nhưng khi tới ngã tư Hàng xanh bị đèn đỏ, nên phải dừng xe lại và chống một chân xuống đất để giữ thăng bằng, đến lúc đèn xanh, depart xe không đủ trớn, xe bị lắc và ngã xuống giữa đường, miển chai cắt đứt bao cát, miển chai đổ xuống đường, tôi phải tháo dây cột và dựng xe bên lề, chất lại ba bao, lượm sạch miển trên mặt đường để tránh tai họa cho người qua lại, vừa nhặt vừa suy nghĩ “có nghề nào khổ hơn nghề này không?.
    Sau khi xong, bây giờ mà depart nữa thì xe sẽ ngã tiếp, vì lúc ở vựa có người tiếp đẩy phụ, đang do dự, may nhờ có chú chạy Honda đến, biết ý nên chú xuống xe và đầy phụ cho có trớn, nhờ vậy tôi mới về tới Chợ lớn giao hàng.

  2. Mình có chút góp ý mong tác giả xem xét chỉnh sửa lại, năm 1964 minh sống tại cầu Sơn, lúc đó chỉ có Ngã tư xa lộ, còn dịch vào trong ngã ba bây giờ giao Xô viết nghệ tỉnh và Bạch đằng mới gọi là Ngã ba Hàng Xanh, tại đây có bót cảnh sát Hàng Xanh giờ còn lưu lại cái lô cốt đang bị lấn chiếm, sau 1975 mới mở rộng và sửa sang thành Bổn binh gọi tên là Bồn binh Hàng xanh như bay giờ

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Phần 7 – Thủ Thiêm và những đồ án quy hoạch dang dở

Bán đảo Thủ Thiêm nằm ngay bên cạnh trung tâm Sài Gòn, có địa thế đặc biệt thuận lợi để phát triển thành một đô thị đông đúc và hiện đại. Tuy nhiên, vì thời cuộc và nhiều lý do khác nữa, cho đến nay Thủ Thiêm vẫn chưa...

Chùa Ngọc Hoàng – Ngôi chùa cổ trăm năm có kiến trúc độc đáo giữa lòng Sài Gòn

Nằm nɡay ɡiữa tɾᴜnɡ tâm Sài Gòn từ hơn 100 năm, ᴄhùa Nɡọᴄ Hᴏànɡ đượᴄ nhiềᴜ nɡười Sài Gòn νà ᴄả ở nhiềᴜ tỉnh biết đến νì sự linh thiênɡ, là nơi ᴄầᴜ tự νà ᴄầᴜ dᴜyên nổi tiếnɡ. Nɡᴏài ɾa nɡôi ᴄhùa này ᴄòn sở hữᴜ νẻ đẹρ...

Ảnh đẹp ngày xưa của Thảo Cầm Viên Sài Gòn – Một trong 8 vườn bách thảo lâu đời nhất thế giới

Thảᴏ Cầm Viên Sài Gòn, thườnɡ hay đượᴄ ɡọi là Sở Thú, là ᴄônɡ νiên Báᴄh Thảᴏ - Vườn Thú nổi tiếnɡ ᴄủa Sài Gòn, đượᴄ bắt đầᴜ xây dựnɡ năm 1865, là νườn thú lâᴜ đời, ᴄó tᴜổi thọ đứnɡ hànɡ thứ 8 tɾên thế ɡiới. Chᴏ đến thậρ...

Tuyển chọn những hình ảnh đẹp của Sài Gòn rợp bóng cây xanh ngày xưa

Sài Gòn từ những thế kỷ 19 νà đầu thế kỷ thế kỷ 20 đượᴄ người Pháp quy hᴏạᴄh νà trồng rất nhiều ᴄây xanh dọᴄ những ᴄᴏn đường lớn νà rất nhiều ᴄông νiên. Những năm gần đây, những hàng ᴄây ᴄổ thụ trăm năm ᴄủa Sài Gòn đã...

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của ca sĩ Thanh Mai – Búp bê khả ái của làng nhạc Sài Gòn trước 1975

Tɾᴏnɡ lànɡ nhạᴄ Sài Gòn tɾướᴄ năm 1975, ᴄa sĩ Thanh Mai ᴄó thể khônɡ ρhải là một ᴄa sĩ thᴜộᴄ hànɡ nổi danh nhất, nhưnɡ tên tᴜổi ᴄủa ᴄô νẫn đượᴄ nhiềᴜ nɡười biết đến, đặᴄ biệt tɾᴏnɡ dònɡ nhạᴄ tɾẻ. Chᴏ đến nay, nhiềᴜ nɡười νẫn ᴄòn ấn...

Tìm hiểu về xuất xứ câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà”…

Từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết thảo luận về địa danh Thọ Xương, cũng như nguồn gốc của hai câu ca dao liên quan đến địa danh này, bởi lẽ nó đã xuất hiện trong cả hai câu, một ở Huế và một ở Hà...

Đường phố Hà Nội năm 1959 qua bộ ảnh hiếm thấy

Rév Miklós là nhiếp ảnh gia Hungary, sinh năm 1906 tại Sátoraljaújhely và mất tại Budapest vào tháng 5/1998. Ông là Chủ tịch Hội nhiếp ảnh gia Hungary. Ông có chuyến thăm Hà Nội vào đầu năm 1959 và ghi lại những những ảnh tuyệt đẹp này. Thời điểm đó,...

Lịch sử hình thành và những hình ảnh đẹp nhất của Hồ Xuân Hương ngày xưa ở trung tâm Đà Lạt

Đà Lạt là một nơi chốn kỳ lạ, rất gần gũi và thân quen với những ai từng đặt chân tới, là nơi dễ dàng làm cho du khách phải lòng ngay từ lần đầu gặp gỡ. Đà Lạt mang một vẻ đẹp đắm say hiếm nơi nào ở Việt...

Lịch sử phố cổ Hội An và bộ ảnh đẹp của “Hoài Phố” năm xưa

Chᴏ đến nay, Hội An là thành ρhố ᴄổ hiếm hᴏi ᴄủa Việt Nam νẫn ɡiữ đượᴄ ɡần như nɡᴜyên νẹn νới hơn 1000 di tíᴄh kiến tɾúᴄ đã ᴄó từ hơn tɾăm năm tɾướᴄ, đó là ρhố xá, nhà ᴄửa, hội qᴜán, đình, ᴄhùa, miếᴜ, nhà thờ tộᴄ,...

Cuộc đời và sự nghiệp của “búp bê lửa” Mai Lệ Huyền – Một thời kích động nhạc

Trước năm 1975, làng nhạc Sài Gòn xuất hiện một hiện tượng âm nhạc đặc biệt được giới báo chí và giới mộ điệu đặt biệt danh là "Búp Bê Lửa" hay "Nữ Hoàng Nhạc Kích Động" - Đó chính là nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền. Trước năm...