Những nhà thương (bệnh viện) đầu tiên thời kỳ Pháp thuộc hơn 100 năm trước

Khi người Pháp mới tới Sài Gòn với binh hùng tướng mạnh, điều làm họ lo sợ nhất có lẽ không phải là sự phản kháng của quan quân triều đình nhà Nguyễn, mà là các thứ bệnh nhiệt đới khác xa với trời Âu, các căn bệnh đã làm giảm đi đáng kể quân số Pháp trong những tháng ngày dài viễn chinh.

Từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đã có nhiều cơ sở bệnh viện, thuộc về tư hữu lẫn công sản đã được xây dựng ở vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn. Qua bài viết này, mời bạn đọc nhìn lại sơ lược hình ảnh và lược sử hình thành các bệnh viện đã có từ hơn 100 năm trước và vẫn còn lại cho đến nay.

Hôpital Militaire, Hôpital Grall, Nhà thương Đồn Đất, nay là Bệnh viện Nhi Đồng 2

Ngay từ lúc sau khi kiểm soát được Gia Định năm 1861, đề đốc (sau đó lên phó đô đốc) Pháp là Louis-Adolphe Bonard đã cho xây dựng bệnh viện quân y (Hôpital Militaire) đầu tiên ở góc đường Hai Bà Trưng – Lê Duẩn ngày nay (Khi đó đường Hai Bà Trưng chưa được đặt tên, mà đánh số là 14). Vị trí bệnh viện đầu tiên của Sài Gòn này nằm ở đối diện với đại sứ quán Pháp hiện tại.

Tuy nhiên cơ sở bệnh viện này chỉ là tạm bợ, vì vài năm sau, cùng lúc với việc xây thành pháo thủ vào khoảng năm 1870 (dân gian gọi là thành Ông Dèm, xây trên nền thành Gia Định cũ đã bị phá 10 năm trước đó), bệnh viện Quân Y được xây dựng lại kiên cố hơn tại nơi cách vị trí cũ chỉ khoảng 100m về hướng Đông Nam, trên con đường mang tên là Gouverneur, đến khoảng năm 1872 thì đổi lại thành Lagrandiere. Đây là đường Gia Long sau năm 1952, nay là đường Lý Tự Trọng.

Các khu nhà trong bệnh viện được xây dựng theo kiểu sườn sắt tiền chế đem ráp lại trên nền bằng đá granit nâng cao, liên kết với nhau bằng các đường nhánh nhìn ra con đường rộng rợp bóng cây ở bao quanh và chính giữa, ngoài ra bệnh viện còn có các hàng hiên thoáng mát tận dụng được ánh sáng và gió tự nhiên. Tất cả các vật liệu xây dựng đều được vận chuyển từ Pháp sang.

Năm 1925, Hôpital Militaire (bệnh viện quân y) ở cơ sở mới này chuyển đổi thành bệnh viện đa khoa và đổi tên thành Hôpital Grall (Bệnh viện Grall), để vinh danh bác sĩ Charles Grall – Tổng Thanh Tra Y tế của Nam Kỳ, đồng thời cũng là giám đốc Hôpital Militaire kể từ năm 1905. Ông là người đã mở cửa chữa trị cho mọi thành phần, quân sự cũng như dân sự, kể cả dân bản xứ.

Từ năm 1925 đến 1978, tên chính thức của bệnh viện này là Grall, nhưng dân gian vẫn quen gọi là Nhà thương Đồn Đất, xuất phát từ một thành tạm bằng đất rất lớn được quân Pháp dựng lên ở gần đó.

Sau 1975, Bệnh viện Grall chuyển giao cho chế độ mới, đến năm 1978 đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 2, chấm dứt thời kỳ bệnh viện đa khoa và trở thành bệnh viện chuyên khoa nhi cho đến nay.

Một số hình ảnh khác của Nhà thương Đồn Đất (bệnh việ  Grall) xưa, lúc còn là Bệnh viện Quân Y:

Một số hình ảnh so sánh xưa và nay:

Polyclinique Dejean de la Bâtie, Nhà thương Chú Hỏa, Nhà thương thí, Bịnh viện Sài Gòn, nay là Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn trên đường Lê Lợi hiện nay, nằm ở gần chợ Bến Thành, được xây dựng vào năm 1914, chỉ sau ngôi chợ này 2 năm.

Lịch sử bệnh viện Saigon bắt đầu từ bác sĩ Theodose Dejean de la Bâtie (Ông cũng là bác sĩ làm việc và sau đó làm giám đốc bệnh viện Chợ Quán). Từ tháng 4 năm 1903, ông đã tự bỏ tiền ra để lập phòng chữa bệnh miễn phí cho dân chúng Saigon-Gia Định ở đường Rue d’Adran (đường Võ Di Nguy, nay là Hồ Tùng Mậu).

Bác sĩ Bâtie mất năm 1912, khi mới 47 tuổi. Người thay thế ông điều hành phòng chữa bệnh là bác sĩ Montel đã vận động chính quyền được mở rộng quy mô phòng khám vì bệnh nhân mỗi lúc một đông.

Năm 1914, gia tộc Hui Bon Hoa đã hiến tặng mảnh đất gần chợ Bến Thành để xây bệnh viện (lúc này “Chú Hỏa” đã qua đời nên công ty Hui Bon Hoa do những người con của ông điều hành).

Hội đồng thành phố Sài Gòn đã thông qua việc dời phòng khám nhỏ của Montel đến địa điểm rộng rãi hơn do Hui Bon Hoa tặng bên đại lộ Bonard (đại lộ vừa được nối dài tới chợ Bến Thành mới xây), đồng thời quyết định lấy tên bác sĩ Dejean de la Bâtie đặt tên cho bệnh viện (Polyclinique Dejean de la Bâtie). Người Pháp thường gọi bệnh viện này bằng những cái tên khác nữa là Polyclinique du boulevard Bonard (Bệnh viện đa khoa trên đại lộ Bonard), Polyclinique du Marché (Bệnh viện đa khoa Chợ, vì nó gần Chợ Bến Thành).

Từ lúc được xây dựng cho đến năm 1939, bệnh viện liên tục được nâng cấp và xây thêm, tổng chi phí là 185000 piastres (tiền Đông Dương), trong đó gia tộc Hui Bon Hoa ngoài hiến đất còn góp thêm 38000 piastres.

Ngoài ra, một nghị định năm 1938 của Đốc lý Sài Gòn đã đặt tên của bác sĩ Montel cho dãy nhà bên phải của bệnh viện, còn tên Hui Bon Hoa được đặt cho dãy nhà bên trái, để ghi công lao của 2 người này trong việc xây dựng và phát triển bệnh viện. Vì vậy, thời gian này người dân cũng quen gọi đây là Nhà thương Chú Hỏa.

Từ năm 1955, bệnh viện đổi tên chính thức thành Bịnh viện Sài Gòn, nhưng người dân vẫn quen gọi tên là Nhà Thương thí (vì nơi đây khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí). Ngoài ra Bịnh viện Sài Gòn còn thường được gọi bằng những cái tên khác là Y viện Sài Gòn hoặc Bịnh vện Đô Thành.

Năm 1985, Bịnh viện Sài Gòn sáp nhập với Trung Tâm Cấp Cứu Thành phố. Năm 1999, Trung tâm này trở thành Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn với 250 giường.

Cliniquе Saint-Paul – Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Hình ảnh bên trên là Bệnh Viện Mắt ở Sài Gòn, ở cơ sở khám chữa bệnh về mắt lớn nhất ở phía Nam hiện nay.

Ảnh: saigoneer.com

Đây là bệnh viện được xây từ năm 1938, có tên gọi là Cliniquе Saint-Paul ở chỉ số 280 Lеgrand dе la Lirayе (nay là đường Điện Biên Phủ). Cliniquе Saint-Paul có nghĩa là Bệnh viện Saint-Paul, dưỡng đường Saint-Paul, hoặc Bệnh xá Saint-Paul.

Tiền thân của bệnh viện này vốn là một dưỡng đường tên là Angiеr (Cliniquе Angiеr) hoạt động từ năm 1908 của bác sĩ Henry Angier de Lohéac thành lập cùng các nữ tu dòng thánh Phao Lô. Dưỡng đường này nằm ở khu vực gần cảng Ba Son, sát Thảo Cầm Viên), đầu đường Rousseau (Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày nay), đâu lưng lại với tu viện La Sainte Enfance (sau này đổi tên thành tu viện Saint Paul) do Nguyễn Trường Tôi xây dựng).từ năm 1862.

La Sainte Enfance của Nguyễn Trường Tộ xây dựng

Năm 1936, bác sĩ Angier qua đời, để tưởng nhớ ông, chính quyền cắt đoạn đầu đường Rousseau để đặt tên là đường Docteur Angier. Cũng trong năm này, các nữ tu dòng thánh Phao Lô quyết định thành lập bệnh viện Saint Paul tại số 280 Lеgrand dе la Lirayе như đã nói ở trên, còn dưỡng đường Angier cũ tiếp tục hoạt động một thời gian ngắn nữa thì đóng cửa để bàn giao cơ sở lại cho trường Ecole Normale d’instituteurs (là trường sư phạm thực hành, sau này trở thành cơ sở của 2 trường trung học nổi tiếng là Trưng Vương và Võ Trường Toản)

Ecole Normale d’instituteurs

Dưỡng đường Saint-Paul trên đường Lеgrand dе la Lirayе (sau năm 1955 là đường Phan Thanh Giản, nay là đường Điện Biên Phủ) được khánh thành ngày 19/12/1938, được xây dựng bởi Société Indochinoise d’Études et de Constructions (SIDEC), là một trong những công ty xây dựng hàng đầu ở thuộc địa, theo thiết kế của kiến trúc sư Louis Chauchon. Ông còn thiết kế công trình nổi tiếng khác là Chợ trung tâm ở Phnompenh vẫn còn đến ngày nay.

Tòa nhà có hình chữ U, đầu hai cánh uốn vòng là nơi đặt giường bệnh với hàng cửa chớp giảm ánh nắng để được luôn mát mẻ; kiến trúc tòa dưỡng đường lúc bấy giờ nổi tiếng là thanh lịch, hiện đại.

Dưỡng đường Saint-Paul thuộc tư nhân, hoạt động từ đó cho đến tận năm 1975 thì bị quốc hữu hóa, sau đó được chuyển thành Bệnh viện Mắt như hiện nay.

Hình ảnh so sánh xưa và nay của Cliniquе Saint-Paul – Bệnh viện Mắt:

Đông Kha – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Câu chuyện về những tỷ phú Sài Gòn xưa – Kỳ 5: Từ người thợ vá xe đạp trở thành chủ rạp Hưng Đạo...

Thời xưa, nếu đi ngang qua đại lộ Trần Hưng Đạo ở góc đường Nguyễn Cư Trinh, ai cũng dễ dàng nhìn thấy một rạp hát bề thế, mang tên là Hưng Đạo. Trong rất nhiều hình ảnh xưa còn lại, chúng ta dễ dàng nhìn thấy rạp hát...

Tạm biệt tập san Áo Trắng – Sắc màu gợi nhớ một thuở thanh xuân

Sau hơn 30 năm nổi tiếng trên văn đàn, tập san Áo Trắng đã tự đình bản bắt đầu từ số phát hành tháng 10 năm 2021 vì khó khăn tài chính bởi đại dịch, và nguyên nhân chính ban đầu từ nguồn thu không bù đắp được nguồn...

Đại ca giang hồ được người Sài Gòn thờ như Thành Hoàng

Là cậu ấm con quan lãnh binh, được ban phát nhiều đặc quyền song phẫn uất trước sự tàn a'c của cha và chính quyền thực dân, cậu Hai Miên đã vứt bỏ chức tước trở về làm đại ca giang hồ, sống hào hiệp trượng nghĩa, bênh vực...

Hình ảnh đẹp về nữ sinh ở các trường nữ trung học năm xưa: Gia Long, Trưng Vương, Đồng Khánh, Nguyễn Bá Tòng, Lê...

Áo dài Việt Nam không ᴄhỉ đơn thuần là một sản phẩm thời trang không bao giờ bị lỗi mốt, mà đã đạt tới một νai trò quan trọng hơn, đó là một biểu tượng νăn hóa ᴄủa Việt Nam. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài...

Nhạc sĩ Bắc Sơn và câu chuyện về những bài nhạc quê hương nổi tiếng: Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè, Em Đi...

Trong âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Bắc Sơn là người hiếm hoi mà gần như cả cuộc đời và sự nghiệp chỉ gắn bó với một loại nhạc duy nhất, đó là nhạc tự tình quê hương, những ca khúc mang đậm dân tộc tính với giai điệu...

Câu chuyện về Tha La Xóm Đạo (nhạc Dzũng Chinh, thơ Vũ Anh Khanh)

Tha La là một địa danh nổi tiếng trong nhạc vàng, xuất hiện trong những bài hát Hận Tha La, Vĩnh Biệt Tha La, đặc biệt là Tha La Xóm Đạo của nhạc sĩ Dzũng Chinh. Những ca khúc này đều được phổ nhạc từ bài thơ của thi...

Hình ảnh bên trong Đài truyền hình Sài Gòn (THVN9) và những chiếc Ti-vi đầu tiên ở Việt Nam thập niên 1960

Kênh truyền hình quốc gia của miền Nam xưa có tên chính thức là Đài Truyền hình Việt Nam, hay còn gọi là Đài Truyền hình Sài Gòn (Vietnam Television Studio), phát sóng trên băng tần số 9 nên thường được gọi tắt là THVN9. Sau đây mời các bạn...

Nhạc sĩ Nhật Ngân và những ca khúc xuân bất tử: Xuân Này Con Không Về, Thư Xuân Trên Rừng Cao, Mùa Xuân Của...

Nhạc sĩ Nhật Ngân là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng, số lượng sáng tác của ông lên tới hàng trăm bài hát nổi tiếng, trong đó có nhiều bài được sáng tác tại hải ngoại. Trong đó, chủ đề nổi bật nhất...

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và “Bông Hồng Cài Áo”

Thiền sư Thíᴄh Nhất Hạnh đã vừa viên tịᴄh tại ᴄhùa Từ Hiếu (Huế) vào 0h nɡày 22/1/2022. Ônɡ là ɡiảnɡ viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt độnɡ xã hội và là nhà sư nổi tiếnɡ ᴄủa Phật ɡiáo thế ɡiới. Tronɡ âm nhạᴄ, nɡười ta ᴄòn nhớ...

Ban hợp ca Thăng Long – Huyền thoại một thời của tân nhạc Việt

Nếu nói về một ban nhạc danh tiếng nhất trong làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975, hầu hết giới chuyên môn, giới ca sĩ, nhạc sĩ và khán giả đều công nhận đó là ban hợp ca Thăng Long, với nòng cốt là 3 tên tuổi đã trở...