Ký ức về ấp Ánh Sáng – “khu phố cổ” giữa lòng Đà Lạt

Với người Đà Lạt, ấp Ánh Sáng là một cái tên quen thuộc, gần gũi suốt 70 năm qua. Với du khách Đà Lạt cách đây 10 năm trở về trước, đây là một địa điểm ẩm thực không thể bỏ qua, với những tiệm Mì Quảng, Bún Bò Huế ngon nhất Đà Lạt nằm hai bên con đường đá gồ ghề lồi lõm. Ấp Ánh Sáng một thời được xem là phố cổ giữa lòng Đà Lạt, dù chỉ thành lập cách đây 70 năm, nhưng bên trong đó đậm nét cổ xưa, tạo ấn tượng sâu đậm với du khách Đà Lạt.

Cư dân sống ở ấp Ánh Sáng đa số là người dân ở Trung kỳ di cư lên từ những năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ trước. Ban đầu họ sống phân tán khắp nơi, chỉ có vài gia đình người Huế (gốc từ làng Kế Môn, Phước Yên) sống ở vị trí ấp Ánh Sáng ngày nay, dựng chòi trồng rau. Trong đó, 3 anh em tên là Cao Quang Kỳ, Cao Quang Chướng và Cao Xá được xem là những người đầu tiên khai phá khu này.

Khu vực ấp Ánh Sáng thập niên 1940, khi đó là những vườn rau với 3 cái nhà nhỏ

Năm 1945, tình hình chính trị rối ren, chiến tranh nổ ra, giao thông khó khăn nên việc di dân bị ngưng lại. Năm 1946, dân chúng Đà Lạt tản cư, trên vùng đất ấp Ánh Sáng chỉ còn lại vài gia đình bám trụ lại. Mãi đến cuối năm 1947, dân bắt đầu hồi cư cùng một số người từ Thừa Thiên – Huế trở lại nơi này, cho đến năm 1952 đã có 36 gia đình cư ngụ.

Nhờ sự giúp đỡ của thị trưởng Cao Minh Hiệu và trưởng khu phố 1 Cao Quang Tể, vào năm 1952, ấp Ánh Sáng chính thức được thành lập. Cái tên ấp Ánh Sáng là do ông thị trưởng Cao Minh Hiệu đặt ra từ phong trào Ánh Sáng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Lễ thành lập ấp Ánh Sáng năm 1952. Người mặc đồ trắng là thị trưởng Đà Lạt Cao Minh Hiệu

Khi đó, ấp Ánh Sáng chỉ là vài căn chòi nhỏ đơn sơ, vì vậy điều cần làm đầu tiên sau khi lập ấp là cất nhà khang trang cho dân theo đúng quy chuẩn. Với tiếng máy gầm của 2 xe ủi đất hoạt động liên tục trong 20 ngày đêm, vườn đồi ven suối trở thành dãy đất bằng phẳng, 36 ngôi nhà dần dần được dựng lên, hình thành nên một khu phố nhỏ xinh xắn, mỗi hộ được chia một lô đất 12m x 7,5m, nhà chữ A, mái ngói, vách gỗ, hệ thống hai dãy nhà cách nhau một lối đi, nhà cách nhau 4m. Chỉ một năm sau (1953), điện được kéo về cho người dân ấp Ánh Sáng sử dụng.

Ấp Ánh Sáng sau khi được xây dựng năm 1952 với dãy nhà theo cùng quy cách. Ảnh chụp vào cuối thập niên 1950, khi Chợ Mới Đà Lạt đã được xây dựng ở bên phải hình
Những mái nhà ở ấp Ánh Sáng nằm ở góc trái bên dưới. Lúc này chưa có Chợ Mới Đà Lạt, nên có thể hình được chụp vào giữa thập niên 1950

Ngay sau khi ấp được xây dựng thì Đình ấp Ánh Sáng – nơi cư dân thờ “thần điền bổn thổ” (Thành Hoàng) – cũng được thành lập. Người Thừa Thiên – Huế thường làm nhà thờ họ, tế tự, giỗ chạp theo chu kỳ nhằm thắt chặt mối tình tương thân tương ái giữa không chỉ những người đồng hương trên quê mới, mà còn gắn bó với bà con dòng họ chốn quê nhà.

Thời gian sau đó, miền Trung trở thành vùng chiến sự khốc liệt, đặc biệt là sau biến cố Mậu Thân, người dân ở Trị-Thiên vào Đà Lạt khá đông, ấp Ánh Sáng hình thành dãy nhà thứ 3.

Khu vực vòng cung chính giữa hình chính là ấp Ánh Sáng vào thập niên 1950

Sau năm 1975, nhiều làn sóng di cư tiếp tục diễn ra, ấp Ánh Sáng ngày càng đông đúc, chật chội, nhà cửa bắt đầu xây lộn xộn chứ không còn theo đúng quy cách như xưa.

Ấp Ánh Sáng thời điểm nhà không còn xây theo quy cách

Đà Lạt là thành phố du lịch, và rất nhiều du khách khi đến Đà Lạt đều nhớ đến con đường ấp Ánh Sáng nhấp nhô đá lát đường với các hàng bún Bò Huế mang hương vị cao nguyên, nằm rải rác trên con đường chật chội. Các loại bún bò và mì Quảng ở Đà Lạt bao giờ cũng đặc biệt vì có thêm loại rau Đà Lạt luôn luôn tươi ngon để ăn kèm.

Khu vực ấp Ánh Sáng trong ảnh Đà Lạt thập niên 1960
Những dãy nhà của ấp Ánh Sáng vào những năm cuối thập niên 1960. Con đường bên trái hình, dọc theo ấp Ánh Sáng là đường Thành Thái (nay là đường Nguyễn Chí Thanh)
Từ cầu Ông Đạo nhìn về phía dãy nhà của Ấp Ánh Sáng (bên trái hình)

Năm 2002, lần đầu tiên việc quy hoạch và giải tỏa ấp Ánh Sáng được đưa ra, nơi này dự định xây trung tâm thương mại, cao ốc, làm dấy lên nhiều ý kiến dư luận. Suốt từ đó cho đến nhiều năm sau, người dân ấp Ánh Sáng sống trong tình trạng bị “quy hoạch treo”. Dự án giải tỏa ấp Ánh Sáng vẫn giậm chân tại chỗ, kế hoạch chỉnh trang đô thị bị trì trệ, đồng thời gây ra nhiều phiên toái trong cuộc sống của người dân. Các căn nhà cũ trong ấp đã xuống cấp, dột nát nhưng chỉ có thể sửa tạm để ở.

Ấp Ánh Sáng dù lưu dấu kỷ niệm với nhiều người, nhưng dù sao nó cũng đã trở nên nhếch nhác chật chội ngay giữa lòng đô thị. Vào năm 2008, Công ty Đất Đà Lạt được cấp giấy chứng nhận đầu tư để xây dựng Khu trung tâm thương mại Ánh Sáng.

Bản vè khu cao ốc – trung tâm thương mại Ấp Ánh Sáng sau khi hoàn thành

Vài năm sau đó, một bên đường ấp Ánh Sáng mới được di dời để mở rộng đường Ánh Sáng, khu vực của một bên đường đã giải tỏa đó hiện tại là công viên hoa, nhưng 2 dãy nhà còn lại của ấp Ánh Sáng vẫn còn cho đến nay (2023) do chưa thỏa thuận được phương án bồi thường với các hộ dân còn lại.

Con đường nhỏ ấp Ánh Sáng năm xưa chính thức lùi vào dĩ vãng.

Ấp Ánh Sáng hiện nay, một bên đã giải tỏa đang là công viên hoa

Cùng xem lại một số hình ảnh ấp Ánh Sáng lúc chưa giải tỏa làm lại đường. Ảnh của kenh14.vn:


Đông Kha – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

  1. Người viết bài này nhìn chung rất OK , riêng về khu ấp ánh sáng thì đoạn trên khái quát lịch sử hình thành cũng rất OK nhưng riêng đoạn cuối tác giả nói ấp ánh sáng vào năm 2002 quy hoặch nhưng từ đó đến nay chưa làm đc là do ngân sách địa phương rồi hẹp và giá đền bù thấp…là ko đúng tác giả à, nên trả cứu cho kỹ rồi hãy viết thì tuyệt vời hơn! Vì sao ấp ánh sáng chưa làm đc là do năm 2002 thủ tướng CP bán hành quy hoặch số 409/cp ngày 27-2-2022 thì những dãy nhà hiện nay đang tồn tại mà tác giả thấy là khu quy hoặch Chỉnh trang có Ranh giới quy hoặch rõ ràng , khi có quy hoặch mới từ tháng 7-2002 thì chính quyền bắt đầu cấp phép cho dân làm nhà ( Phần nhiều ks nhà nghỉ mới xây là hợp pháp hoàn toàn) dân đang làm nhà cấp tập thì năm 2003 một nhóm người quyền lực nào đó , thời tham nhũng lộng hành,họ ngồi xổm đít lên Luật pháp và quy hoặch mà điển hình là ông Hùynh Đức Hoà nguyên CT UBND tỉnh lâm đồng ký quyết định 95/2005/QĐ-UB ngày 5-5-2005 cho người nước ngoài làm Dự Án ( cụ thể là nhà đầu tư người Anh – người anh Thật hay Giả thì hồi sau sẽ biết) vì vậy toàn thể người dân ấp Ánh Sáng họ khiếu kiện tập thể từ ngày 1-2-2004 đến nay 2023 họ mới gửi đơn tiếp ,rất gay gắt,nóng ran và đúng Luật nên nhóm người nào đó họ Chưa ” Nhai” đc nên Nuốt ko trôi để nay nhiều nhà dân xuống cấp mà Xây ko đc Sửa ko cho? người dân bị Quy hoặch treo 19 năm rồi, khiếu nại ra các cơ quan trung ương họ đều biết và yêu cầu Tỉnh trả lời dân mà im lặng hết ( nếu có thì trả lời chung chung …rồi Treo tiếp vì TP chuyển tỉnh – thời gian sau tỉnh lại chuyển TP) dân ấp Ánh Sáng phải nói rất văn hoá và thượng tôn pháp luật , bị Treo như thế mà chưa bao giờ họ tụ tập đông người cầm cờ , viết trước ngực này nọ như khắp nơi vẫn thấy dân khiếu kiện đất đai thường làm ,ảnh hưởng đến an ninh trật tự và nguy hiểm hơn là lũ chống phá đất nước lợi dụng , xúi dục… theo tôi được biết tất cả họ đều tin tưởng vào Đảng , chính quyền và nhất là công cuộc chống tham nhũng hiện nay , Triệt tiêu nhóm Lợi ích mà tổng bí thư NPT đang khởi xướng và họ cũng rất tin tưởng lớp các anh lãnh đạo trẻ của tỉnh LĐ và TPĐalat hiện nay , các anh Nói là Làm ! Qua đọc bài viết của tác giả về Dalat xưa tôi xin bổ sung, góp ý với tác giả một số vấn đề trên! Trân trọng.

  2. mình thấy khu vực trồng hoa nằm giữa ấp Ánh sáng với đường Nguyễn Văn cừ rất là tốn kém ngân sách thành phố. mình dân sống ở đó nên thấy khoảng 2-3 tháng người ta sẽ thay hoa một lần cho dù đợt hoa trước sống khỏe và đẹp. ngân sách thay hoa cũng tống kém thêm khoảng ăn của đơn vị trồng và người quản lý địa phương nữa. mỗi năm như dậy tiêu tốn hàng chục hoặc trăm tỉ của người dân thành phố. mong các cấp chính quyền xem xét

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Kỷ niệm 100 năm điện Kiến Trung và công trình phục dựng lại ngôi điện đặc biệt nhất của Hoàng thành Huế

Điện Kiến Trung được vua Khải Định xây dựng tròn 100 năm trước, là công trình rất đẹp, hiện đại và bề thế, nhưng chỉ tồn tại chỉ được hơn 20 năm rồi bị phá hủy một cách đáng tiếc. Đến năm 2019, từ phần nền cũ, điện Kiến...

Tìm hiểu về xuất xứ câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà”…

Từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết thảo luận về địa danh Thọ Xương, cũng như nguồn gốc của hai câu ca dao liên quan đến địa danh này, bởi lẽ nó đã xuất hiện trong cả hai câu, một ở Huế và một ở Hà...

Những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa – Phần 5: Trường trung học Nguyễn Bá Tòng

Phần tiếp theo của loạt bài viết về những ngôi trường trung học nổi tiếng của Sài Gòn xưa, lần này xin nói về trường Nguyễn Bá Tòng, được thành lập từ năm 1955 với sự hỗ trợ của cơ quan Caritas Germanica (Đức) và cơ quan NCWC của...

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp đời thường trên đường phố Sài Gòn thập niên 1990 (kỳ 3)

Tiếp theo 2 kỳ đầu của bộ sưu tập hình ảnh Sài Gòn thập niên 1990, sau đây là bài thứ 3 với những hình ảnh của cùng một nhiếp ảnh gia người Đức đi du lịch ở Việt Nam năm 1991. Đến thăm Việt Nam vào đầu thập niên...

Thờ cúng gia tiên trong ngày Tết của người Việt qua quan sát của một người Pháp 100 năm trước

"Thờ cúng gia tiên vốn là nghi lễ chính của ngày Tết ở An Nam. Hầu hết những người Pháp sống ở đây đều không biết về lễ này, bởi vì về cơ bản nghi lễ này mang tính nội bộ trong gia đình, và sự hiện diện của...

Những nữ ca sĩ có nét đẹp khả ái nhất làng nhạc Sài Gòn xưa trước 1975

Lànɡ nhạᴄ νànɡ Việt Nam từ thập niên 1960 νà đầu thập niên 1970 ᴄó rất nhiều nữ ᴄa sĩ nổi tiếnɡ νà đượᴄ ᴄônɡ ᴄhúnɡ đón nhận nồnɡ nhiệt. Sự yêu thíᴄh đó ᴄủa khán ɡiả dành ᴄhᴏ ᴄáᴄ nữ ᴄa sĩ khônɡ phải là nhất thời, khônɡ...

Nhớ về ban AVT và ca khúc xuân trào phúng 60 năm trước: “Tết nhất làm chi, Ai bày Tết nhất làm chi?”

“Tết nhất làm chi, Ai bày Tết nhất làm chi? Lo quần lo áo, lo đi chạy tiền”...  Đó là những câu hát quen thuộc trong bài nhạc trào phúng mang tên Du Xuân của ban nhạc trào phúng nổi tiếng nhất Việt Nam là AVT. Với nhiều người, khi...

Bộ sưu tập hình tuyệt đẹp của minh tinh Thẩm Thúy Hằng – Đệ nhất mỹ nhân của làng nghệ thuật Sài Gòn xưa

Thẩm Thúy Hằnɡ là một minh tinh màn bạᴄ νà là nɡười đẹρ danh tiếnɡ nhất tɾᴏnɡ lànɡ nɡhệ thᴜật Sài Gòn tɾướᴄ năm 1975, là nɡôi saᴏ sánɡ nhất ᴄủa điện ảnh miền Nam Việt Nam từ ᴄᴜối thậρ niên 1950 ᴄhᴏ đến năm 1975. Bắt đầᴜ νai...

Câu chuyện thú vị về tên đường Alexandre de Rhodes trước và sau năm 1975

Con đường nghiêng mình nằm bên lề của Công viên Thống Nhứt (nay là công viên 30/4) như một cô tiểu thư kiêu kỳ và tràn đầy sức sống. Ban đầu, đường Alexandre de Rhodes có tên là Rue de Paracels (tức Hoàng Sa). Đến ngày 16/10/1871 thì đổi tên...

Ký ức về khu Bàn Cờ của Sài Gòn xưa

Những năm 1950, khu Bàn Cờ ở Quận Ba là trại tạm cư. dân chạy loạn từ quê lên, được chia ô cắm dùi làm lều, làm nhà ở tạm. Cứ thế, trên đất trống hình thành những con hẻm đường đất, chạy chi chít nhưng vuông vắn như......