Kỷ niệm về gánh hàng rong và quầy giải khát trên đường phố Sài Gòn xưa

“Tôi yêu người vợ miền Nam thực thà như đếm, yêu ai thì yêu lộ liễu, thích cái gì muốn cho ai cũng biết rằng mình thích mới nghe!… Miếng ngon của miền Nam cũng thành thật như người đàn bà vậy. Ăn một miếng, ngon ngay…” – Đó là cách mà nhà văn người Hà Nội – Vũ Bằng – nói về đồ ăn chơi ở miền Nam trong “Miếng lạ miền Nam” năm 1969.

Món ăn đường phố ở Sài Gòn đã nổi tiếng từ lâu đời, được người Tây gọi là Saigon street food, là những món mà ăn vào là thấy ngon ngay ở đầu lưỡi, thanh mát và ngọt lịm, chứ không phải là những đồ ăn phải cần thời gian để thẩm thấu.

Trong bài này, hãy cùng quay về một thời kỷ niệm những món ăn, quầy hàng trên hè phố Sài Gòn xưa.

Một em bé trông gánh hàng rong. Nếu “em bé” này vẫn còn sống thì nay đã ngoài 70 tuổi

Hàng rong trên đường phố Sài Gòn có thể xem là một nét văn hóa đã được hình thành từ trên 100 năm. Ngay từ đầu thế kỷ 20, các nhiếp ảnh gia đã ghi lại nhiều hoạt động buôn bán rong trên phố, thức ăn, đồ uống được lưu thông nhờ vào sự dẻo dai của đôi chân người bán hàng, có mặt ở khắp các ngóc ngách của thành phố.

Hàng rong xưa

Vào năm 1943, đã có một người Pháp tên là E.Berges viết bài mô tả về những âm thanh và hình ảnh sống động của gánh hàng rong trên đường phố Sài Gòn. Những trang viết này (do tác giả Phạm Công Luận dịch) giúp chúng ta có thể liên kết được về với quá khứ:

“Sáng bửng, Sài Gòn thức dậy trong tiếng rao hàng. Sự ồn ào của hàng ngàn kẻ buôn bán khiến không khí vui vẻ hẳn lên ở mỗi khu phố, mỗi con đường. Tiếng rao hàng vang lên từ Chợ Lớn đến Đa Kao, từ bến tàu Ba Son, chợ Mới (chợ Bến Thành) đến chợ Cũ (chợ Hàm Nghi), từ nhà thờ đến nghĩa trang. Suốt bảy ngày trong tuần, dưới ánh mặt trời miền Nam hay dưới cơn mưa tầm tã, họ cứ đi, đòn gánh trên vai hay đội rổ trên đầu, các ông và nhất là vô số bà bán hàng rao vang dưới những gốc me hay phượng vĩ, quyến rũ những người thèm ăn bữa nhẹ hay mua vài món nho nhỏ dằn bụng…”.

Ông Berges tả cô hàng bán mía ghim: “Với một tay, cô điều chỉnh thúng trên đầu, tay còn lại rảnh, điều chỉnh bước đi nhịp nhàng. Cô ta cất giọng lúc này lúc khác thanh tao: Ai ăn mía không? Cô bị vây lại ở đường Norodom (ngày nay là Lê Duẩn) bởi những đứa trẻ với hai xu mua được hai cây mía ghim”.

Theo quan sát của ông Berges, trên đường phố Sài Gòn thập niên 1940, người bán hàng rong đa phần là đàn ông. Đó là chú bán chổi lông gà với lời rao ngắn gọn: “Chổi lông gà không?”; những người bán chiếu bông: “Chiếu không?”; người bán tiết canh: “Ai ăn tiết canh không?”; người bán khoai lang: “Ai ăn khoai lang nấu đường không?”… (Trích Phạm Công Luận – Chuyện Đời Của Phố tập 4)

Sài Gòn năm 1938, một em bé bán kem đường phố đựng trong bình giữ nhiệt. Nếu “em bé” này còn sống thì năm nay đã tròn 90 tuổi

Một số hình ảnh hàng rong ở Sài Gòn đầu thế kỷ 20:

Món tàu hủ hơn 100 năm trước
Chuối chiên

Quầy nước sâm trên đại chộ Charner

Hình ảnh hàng rong ở Sài Gòn thời thập niên 1960,1970:

Ttrước năm 1975, đường phố Sài Gòn không đông đúc và quá tải như hiện nay, vì vậy sự xuất hiện của những người bán hàng rong không gây trở ngại nào mà ngược lại còn điểm tô thêm cho sắc thái đa dạng của đô thành Sài Gòn.

Một dãy hàng rong ở công trường Lam Sơn, có thể thấy có mía ghim và cóc cắt hình lồng đèn
Me, chùm ruột, xoài ngâm, đều là những món ăn khoái khẩu của học sinh mọi thời
Gánh bánh canh giữa phố Sài Gòn

Bên trên là tấm ảnh một gánh bánh canh trên đường phố. Dù là hình ảnh nhưng chúng ta có thể cảm nhận được sự hối hả của người bán lẫn người khách. Cậu bé đang ngồi với một tư thế không vững lắm, có lẽ đang ăn vội những muỗng cuối cùng rồi trả lại tô. Còn người phụ nữ gánh hàng rong tuy lam lũ nhưng ăn mặc rất tươm tất, không quê mùa, nhìn phúc hậu hiền từ, đang chỉnh lại vành nón để chuẩn bị phần ăn cho khách. Nồi bánh canh được để trên một lò than hâm nóng, phía bên kia quang gánh là nồi nước rửa tô.

Hình bên trên là một gánh hàng rong bán đồ uống lạnh tại ngã ba Nguyễn Du – Đặng Trần Côn năm 1966. Bên trái là hàng rào của Hội Kỵ Mã Sài Gòn (nay là nhà thi đấu Nguyễn Du). Ly và nhiều loại sirô khác nhau được đựng trong gánh bên trái. Đá lạnh được đựng trong gánh bên phải.

Một buổi trưa ế khách của các gánh hàng rong. Vẻ mặt khá rầu rĩ (hoặc buồn ngủ) của chị bán chuối bọc nếp nướng. Bên cạnh là một gánh bán bánh mì thịt.

Gánh cháo vịt đường phố. Có thể thấy nón lá là vật bất ly thân của các chị, các cô, các bà khi gánh hàng rong tần tảo trên phố dưới cái nắng nóng của đường phố.

Mía lạnh, món ăn vặt một thời

Quang gánh bán mía ghim, món ăn vặt phổ biến trên đường phố Sài Gòn. Mía để trong một tủ kính nhỏ trong đó có một mảng nước đá để ướp lạnh.

Một số hình ảnh khác của mía ghim trên đường phố xưa:

Mía ɡhim là món ăn rất đơn ɡiản thường được bán ở bến xe, công viên, là nhữnɡ khúᴄ mía đượᴄ ᴄắt nɡắn khᴏảnɡ 2-3 ᴄm, rồi ɡhim vàᴏ đầy một thanh trе mà một đầu đượᴄ ᴄhẻ ra thành khᴏảnɡ 1 ᴄhụᴄ nan mảnh. Nhữnɡ khúᴄ mía sau khi đượᴄ ɡhim vàᴏ nan trе thì sẽ xòе ra như bó bônɡ. Phần dưới thanh trе là ᴄhỗ ᴄầm, vừa đi dạᴏ vừa đưa ᴄây mía ɡhim lên miệnɡ rút mía ra ăn.

Hình bên trên là gánh sương sâm trên lề đường Sài Gòn năm 1952. Khi có người mua, người bán sẽ múc sương sâm vào ly, đập vài cục đá, múc 1 muỗng đường cát trong cái hũ của gánh bên phải rồi trộn lên, ăn rất mát.

Gánh bánh tráng kẹo trên đường Tự Do, nay là Đồng Khởi

Hình ảnh trên là một người phụ nữ đứng tuổi với gánh bánh tráng kẹo rong ruổi trên đường Tự Do. Đây là món ăn dân dã độc đáo,  kẹo mạch nha được kéo thành từng mảng phủ kín lên trên bánh tráng, rất thơm ngon và đậm chất quê hương.

Xe mì một thuở xa xưa

Xe mì của người Hoa quen thuộc trên các hè phố Sài Gòn, đã tồn tại được gần 100 năm, đến nay vẫn còn với hình thức tương tự. Những chiếc xe mì này thường cố định ở một vị trí nào đó, bên trong xe có lò nấu nước, thùng nước lèo và củi than dự trữ. Mì được đựng trong những ngăn kéo.

Xe mì trên đường Nguyễn Văn Sâm (nay là Nguyễn Thái Bình)
Xe hủ tíu

Hình bên trên là xe mực nướng đẩy rong. Khách đến tự do chọn cho mình con mực ưng ý rồi đưa cho người bán nướng tại chỗ. Qua bếp than hồng, mùi thơm của mực bốc lên hương vị khó cưỡng. Mực chín được cho vào chiếc cối quay vài vòng cho tơi ra, xé chấm với tương rất tuyệt hảo.

Trước sự phát triển của công nghệ hiện đại, ít người còn nhớ đến xe nước mía quay bằng tay. Xe nước mía xưa được đóng bằng gỗ. Ép mía bằng 2 trục nối với tay quay cũng bằng gỗ. Người bán nước mía thời bấy giờ thường là đàn ông mới có sức để quay bởi phải dùng 2 tay và thêm một chân mới quay được vòng tua ép mía.

Một số hình ảnh khác của các xe giải khát, nơi có đủ loại nước ngọt từ ngoại nhập cho đến nội địa, từ xá xị hiệu Con Cọp (BGI), nước cam Birley’s của hãng Coca-cola đến nước ngọt Con Nai nổi tiếng hãng nước ngọt Phương Toàn sản xuất trong Chợ Lớn.

Xe đẩy bán các loại nước ngọt: xá xị con cọp, nước ngọt con nai Phương Toàn, cam Birley…

Các xe giải khát, bên cạnh bán nước ngọt thì thường là bán cả sinh tố

và kèm với dừa tươi

Nước siro

Trà bông cúc
Bán sương sâm, thường để trong cái thau. Lon guigoz dùng để đựng đường cát trắng
Em bé theo mẹ bán nước

Bánh mì phá lấu

chuyenxua.net biên soạn

Viết một bình luận