Kỷ niệm 100 năm điện Kiến Trung và công trình phục dựng lại ngôi điện đặc biệt nhất của Hoàng thành Huế

Điện Kiến Trung được vua Khải Định xây dựng tròn 100 năm trước, là công trình rất đẹp, hiện đại và bề thế, nhưng chỉ tồn tại chỉ được hơn 20 năm rồi bị phá hủy một cách đáng tiếc. Đến năm 2019, từ phần nền cũ, điện Kiến Trung được phục dựng lại với kinh phí hơn 123 tỉ, dựa theo những hình ảnh hiếm hoi còn lưu lại sau đây:

Không ảnh điện Kiến Trung, ảnh chụp thập niên 1920

Một số hình ảnh nội thất sang trọng bên trong điện Kiến Trung:

Có thể nói điện Kiến Trung là công trình đặc biệt nhất của Hoàng thành Huế, vì ở bên cạnh những công trình hầu hết được xây dựng vào thế kỷ 19 với kiến trúc mang phong cách đặc trưng của Việt Nam, thì điện Kiến Trung được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 là sự pha trộn của kiến trúc Âu Châu và Á Đông. Ngoài ra, điện Kiến Trung cũng là công trình lớn sau cùng được xây dựng bên trong Tử Cấm Thành của Kinh đô Huế.

Vua Khải Định trong điện Kiến Trung

Điện Kiến Trung được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Ban đầu nơi này là nơi vua làm việc, sau đó được tân trang để làm nơi vua sinh hoạt với gia đình.

Điện Kiến Trung nằm ở điểm cực bắc của trục thần đạo xuyên qua trung tâm Tử Cấm thành, được xây dựng bằng bê tông cốt thép rất vững chắc, ở phần ngoài được đắp nổi những phù điêu rất tinh xảo. Kiểu thức điện là hợp thể phong cách Âu châu, gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Ý cùng pha thêm kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Mặt tiền điện có trang trí những mảnh gốm sứ nhiều màu.

Trước điện là vườn cảnh, có ba cầu thang đắp rồng dẫn lên thềm điện. Tầng chính trổ 13 cửa hiên: gian giữa 5 cửa, hai gian bên mỗi gian 3 cửa, hai góc điện mỗi bên hai cửa nữa làm nhô ra hẳn. Tầng trên là gác, làm cùng một thể thức như tầng chính. Trên cùng là mái ngói có hàng lan can trang trí theo phong cách Việt Nam.

Khi vua Khải Định qua đời, mô hình điện Kiến Trung được làm bằng vàng mã rất tinh xảo giống như thật để đốt trong tang lễ.

Sang triều vua kế vị là Bảo Đại thì triều đình cho tu sửa lại tòa điện, tân trang các tiện nghi theo thể cách Tây phương, trong đó có xây buồng tắm. Vua và hoàng hậu Nam Phương sau đó dọn về sống trong điện Kiến Trung.

Phòng làm việc của vua Bảo Đại trong điện Kiến Trung

Đến ngày nay, điện Kiến Trung chỉ còn lại phần nền và hàng lan can trong khu vực Tử Cấm Thành (Có thông tin cho rằng Việt Minh đã phá hủy điện Kiến Trung và nhiều ngôi điện khác trong Hoàng thành Huế khi thực hiện “tiêu thổ kháng chiến” vào tháng 12 năm 1946).

Một số hình ảnh phế tích điện kiến Trung từ năm 1947 đến năm 2019, khi chỉ còn lại phần nền, móng, bậc cầu thang, trước khi được trùng tu:

Ảnh: báo toquoc.vn

Năm 2019, điện Kiến Trung được phục dựng lại với tổng kinh phí là hơn 123 tỷ đồng, dự kiến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành.

Hình ảnh render điện Kiến Trung

Bên dưới là hình dáng điện Kiến Trung đang phục dựng thời điểm đầu năm 2022:

Như đã nhắc đến bên trên, thời vua Bảo Đại, triều đình đã tân trang và sửa chữa lại điện Kiến Trung, kết cấu của ngôi điện đã thay đổi khá nhiều. Vì vậy việc phục dựng lại gặp khó khăn do đơn vị thiết kế khó phân định rõ nguyên trạng điện Kiến Trung giữa 2 thời vua Khải Định và vua Bảo Đại. Sau khi báo Tuổi Trẻ đăng bài phản biện về vấn đề này, chủ đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung đã đồng ý chỉnh sửa lại một số hạng mục để đám bảo tính “đồng đại” cao nhất cho dự án này.

Đông Kha – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Bộ sưu tập ảnh đẹp hơn 50 năm trước của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn – Kiệt tác kiến trúc trăm năm

Nhà thờ Đứᴄ Bà Sài Gòn ᴄó tên ᴄhính thứᴄ là Vươnɡ ᴄᴜnɡ thánh đườnɡ Chính tᴏà Đứᴄ Mẹ Vô Nhiễm Nɡᴜyên Tội, tên tiếnɡ Anh là Immaᴄᴜlatе Cᴏnᴄеρtiᴏn Cathеdɾal Basiliᴄa, tên tiếnɡ Pháρ: Cathédɾalе Nᴏtɾе-Damе dе Saiɡᴏn. Đây đượᴄ xеm là một “ρhiên bản kiến tɾúᴄ” ᴄủa Nhà...

Mối tình thuở thanh xuân của ca sĩ Hoàng Oanh với người chồng nhạc sĩ

Có một định kiến ᴄhᴏ ɾằnɡ tình yêᴜ ᴄủa nhữnɡ nɡười tɾᴏnɡ ɡiới nɡhệ sĩ thườnɡ khônɡ bền νữnɡ, νì họ đềᴜ là nhữnɡ nɡười đa tình, dễ ɾᴜnɡ ᴄảm...Tᴜy nhiên điềᴜ đó khônɡ đúnɡ νới nhữnɡ nữ ᴄa sĩ nhạᴄ νànɡ Việt Nam tɾướᴄ 75, ít nhất là...

Lịch sử hình thành và hình ảnh xưa của công viên Tao Đàn – “Vườn thượng uyển” giữa trung tâm Sài Gòn

Là người Sài Gòn, hoặc đã từng sinh sống ở Sài Gòn, có lẽ không ai là không biết đến tên gọi Công Viên Tao Đàn hiện nay, vốn có tên là Vườn Tao Đàn trước năm 1975, là mảng xanh rợp mát nổi tiếng của thành phố nằm...

Sự tích chuyện tình Hồ Than Thở (Đà Lạt) qua ca khúc “Đồi Thông Hai Mộ”

Nɡày nay, khi dᴜ kháᴄh đến Đà Lạt thăm Đồi Thônɡ Hai Mộ nằm bên hồ Than Thở, thườnɡ sẽ đượᴄ ᴄáᴄ hướnɡ dẫn νiên dᴜ lịᴄh sẽ kể νề mối ᴄhᴜnɡ tình thời hiện đại ᴄủa 2 nɡười tên là Vũ Minh Tâm νà Lê Thị Thảᴏ, là...

Câu chuyện về biển hiệu quảng cáo vẽ tay của Sài Gòn xưa – Những hình ảnh rực rỡ góp phần tô điểm đường...

Chᴏ đến nɡày nay, hình thứᴄ qᴜảnɡ ᴄáᴏ đã ρhát tɾiển νới ɾất nhiềᴜ hình thứᴄ hiển thị biển hiệᴜ đa dạnɡ νà hiện đại, như đèn lеd, in kỹ thᴜật số, alᴜmiᴜm… Tᴜy nhiên, khônɡ khó để bắt ɡặρ lại nhữnɡ biển hiệᴜ νẽ tay nɡày xưa νẫn...

Tìm hiểu ý nghĩa trong những bài hát bất tử của nhạc sĩ Cung Tiến: Hương Xưa, Hoài Cảm, Thu Vàng

Có thể xеm nhạᴄ sĩ Cᴜnɡ Tiến là một tɾᴏnɡ nhữnɡ nɡười νiết tình ᴄa tiêᴜ biểᴜ nhất ᴄủa dònɡ nhạᴄ miền Nam saᴜ thậρ niên 1950. Ônɡ sánɡ táᴄ ɾất ít, νà tất ᴄả ᴄáᴄ táᴄ ρhẩm đềᴜ νiết saᴜ năm 1953, nhưnɡ thườnɡ đượᴄ xếρ νàᴏ dònɡ...

Tên gọi của các trường Đại học ở miền Nam trước năm 1975

Nói về bậc Đại học ở Sài Gòn thì ngày xưa có Viện Đại học Sài Gòn với 8 phân khoa cho 8 trường Đại học khác nhau trong đó có Đại học Y khoa hay còn được gọi là Y khoa đại học đường. Sau 1975 thì trường bị...

“Đệ nhất thi sĩ miền Nam” Vũ Hoàng Chương – Lạc loài trong cõi nhân sinh

Trong tập Thi Nhân Việt Nam xuất bản cách đây 80 năm, Hoài Thanh và Hoài Chân đã giới thiệu về thi sĩ Vũ Hoàng Chương như sau: "...Ý giả Vũ Hoàng Chương định nối cái nghiệp những thi hào-xưa của Đông Á: cái nghiệp say. Người say đủ thứ:...

Ý nghĩa và xuất xứ của ngày Halloween ở phương Tây

Tại Phương Đông, kể cả Việt Nam, có ngày Rằm Tháng 7, hay còn được gọi là ngày Xá tội Vong nhân. Người ta tin rằng vào ngày này cánh cửa địa ngục sẽ rộng mở để các linh hồn người chết được về “đoàn tụ” với gia đình! Phương...

Nhớ về xe buýt Hà Nội xưa: Hải Âu, Ba Đình, Karosa…

Xe buýt lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội là vào năm 1919, với 4 chiếc xe hiệu GM của Mỹ được đưa vào hoạt động. Nơi đón trả khách lúc đó là bến cột đồng hồ ngay gần cầu Long Biên. Tài xế xe là người Việt...