Những hình ảnh về Ông Đồ ngày xưa – Phai tàn một thời liệt oanh

Năm 1936, nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết một bài thơ nổi tiếng về nghề “viết chữ, câu đối” của những ông đồ trong mỗi dịp Tết với những câu thơ vô cùng xúc động:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Ngay từ thời điểm bài thơ ra đời, nghề “ông đồ” với những câu đối đỏ đã trở thành ký ức vàng son trong tâm tưởng của những người hoài cổ. Bởi thời điểm này, chữ nho hầu như đã mất chỗ đứng, không còn được trọng dụng; hệ thống thi cử cũ cũng bị bãi bỏ. Những câu đối đỏ bằng chữ nho đã không còn được ưa chuộng.

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Nhưng ở thập niên 1920, thầy đồ vẫn còn được trọng dụng, ngày Tết nhất định không thể thiếu những câu đối đỏ chữ Hán mực Tàu treo trong nhà. Có thể nói đây là những hình ảnh cuối cùng của thời cực thịnh của ông đồ.

Trong nền khoa cử Nho học, những người học sinh (anh khóa) đã thi qua 3 kỳ thi đỗ Tú Tài (trước 1828 gọi là Sinh đồ) – tên dân gian gọi là ông Đồ. Lúc đó, những sinh đồ tuy là đậu những kỳ thi cấp thấp (hoặc thi không đỗ đạt), nhưng chưa đủ cao để được nhà nước quân chủ bổ làm quan, họ hoặc là phải học thêm để thi những kỳ thi cao hơn được tổ chức sau đó (như là thi Hội và thi Đình), hay là tạm kiếm sống bằng những nghề dạy học (còn gọi là “thầy đồ”), viết thuê,… Trong thời chuyển đổi sang tân học, học chữ Quốc ngữ mà không còn học chữ Hán nữa, những ông đồ không có việc làm đã sinh sống bằng nghề viết chữ thuê, như trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. Lúc đó, nghề viết chữ vẫn là công việc  giúp những nhà nho sắp hết thời vẫn có được thu nhập nuôi sống gia đình. Sau đây là những hình ảnh ông đồ hành nghề viết chữ:

Nhưng rồi sang những năm thập niên 1930, khi nền tân học phát triển, chữ quốc ngữ phổ biến, những câu đối chữ nho ngày Tết dần dần không còn được ưa chuộng, đó chính là thời điểm những ông đồ chính thức thất nghiệp, mất đi kế sinh nhai sau cùng:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…

Sau đây là một số hình ảnh ông đồ dạy học, vào thời vẫn còn được trọng dụng trong nền cựu học:

Một số ảnh màu ông đồ được chụp năm 1915 ở Hà Nội. Đây được xem là những tấm ảnh màu (nguyên bản) đầu tiên chụp ở Việt Nam:

Những ông đồ thường để móng tay dài, đó có thể là 1 hình ảnh đặc trưng của ông đồ thời kỳ đầu thế kỷ 20, vì nó được thể hiện trong hình ảnh tranh khắc gỗ thầy đồ cầm bút viết trong cuốn “Kỹ thuật của người An Nam” (Technique du peuple Annamite) của Henri Oger.

Hình ảnh thực tế (hình chụp năm 1915):

chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

  1. Ong đồ hồi xưa để mong tay dàichăc hồi đó chưa có kềm căt ming tay như bây giờ.bây giờ thanh niên mà để móng tay dài là thằng đó làm biếng báo đời.Phụ nữ nên trành xa kẻo rươc họa vào thân

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

“Mời người lên xe, về miền quá khứ” – Phần 1: Sài Gòn năm 1955

Xin mượn một câu hát nổi tiếng trong nhạc Phạm Duy, trong loạt bài viết đưa độc giả "về miền quá khứ" này, chúng tôi xin kể lại, và lật lại những tấm ảnh xưa của Sài Gòn từ những năm 1955 đến 1975. Trong phần đầu tiên, xin lật...

Chuyện về cây xăng ở Sài Gòn xưa và những cây xăng “tự phục vụ” cách đây 60 năm

Tại Sài Gòn trước 1975, các phương tiện cơ giới rất đa dạng, phong phú, lăn bánh nhộn nhịp trên đường phố. Nhìn lại những hình ảnh Sài Gòn xưa, không khó để tìm thấy hình ảnh kẹt xе ở thành đô với đầy đủ các phương tiện cùng...

Đường phố Sài Gòn cuối thập niên 1990 qua những bức ảnh sống động của Christophe Boisvieux

Mời các bạn xem bộ sưu tập hình ảnh Sài Gòn thập niên 1990 của nhiếp ảnh gia người Pháp Christophe Boisvieux. Christophe Boisvieux sinh năm 1960, lấy bằng cử nhân Kinh tế nhưng chuyển sang làm báo vào năm 1984. Ông được truyền cảm hứng từ các nhiếp ảnh...

Ca khúc “Bài Ca Tết Cho Em” và chuyện tình nhạc sĩ Quốc Dũng – Bảo Yến 40 năm trước

Vào đầu thập niên 1980, ca sĩ Bảo Yến là ca sĩ, kiêm thư ký cho đài truyền hình. Còn nhạc sĩ Quốc Dũng lúc đó chơi nhạc trong ban nhạc của đài, phụ trách hòa âm phối khí cho các chương trình ca nhạc phát trên đài truyền...

Bộ ảnh hiếm chụp toàn cảnh Sài Gòn năm 1955 từ phi cơ

Đây là tấm không ảnh tuyệt đẹp chụp trung tâm Sài Gòn, phía đầu đường Tự Do, mà có lẽ bạn đã ít nhất một lần được thấy ở đâu đó trong các bài viết của chuyenxua.net đã đăng trước đây. Bức không ảnh này chỉ là 1 trong số...

Lược sử những con đường đầu tiên của Sài Gòn vào năm 1865 (Kỳ 3)

Ở những bài trước, chuyenxua.net đã giới thiệu tên của khoảng 20 con đường đầu tiên của Sài Gòn thời điểm hơn 150 năm trước, khi người Pháp bắt đầu quy hoạch thành phố Sài Gòn. Hai bài trước đã kể về tên đường và ý nghĩa của tên...

Câu chuyện về những bóng hồng trong các ca khúc nổi tiếng của Trịnh Công Sơn (phần 2): Nguyệt Ca, Nhìn Những Mùa Thu...

Tất thảy những cuộc tình trong đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều đến và đi theo một quy luật duy nhất: "không hẹn mà đến, không chờ mà đi". Nhạc sĩ đã yêu nhiều, thăng hoa nhiều, đau khổ cũng nhiều nhưng tất cả những mối tình đó đều chỉ...

Lịch sử món mì tôm (mì ăn liền) ở Việt Nam

Đến nay, khắp thế giới, rất đông người quá quen thuộc mì ăn liền. Đó là thức ăn nhanh, ngon, gọn, rẻ, dễ vận chuyển, dự trữ thuận tiện. Nhưng, bạn có biết mặt hàng ngỡ chừng đơn giản ấy của ngành công nghệ thực phẩm vốn ra đời...

Ký ức về những bài Đồng dao và Trò chơi dân gian của trẻ con ngày xưa

Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi thay đổi, có khi sai lạc, có khi thất truyền, và bị quên lãng. Tác giả hầu hết vô danh, hay nói đúng hơn, chính dân gian là tác giả. Dạy con từ...

Bộ tranh vẽ tuyệt đẹp gợi ký ức về làng quê xưa

Sau đây là bộ tranh vẽ mang chủ đề "Ký Ức Quê Hương" của họa sĩ Lê Anh Thanh đến từ Thanh Hóa. Những bức tranh này gợi nhớ ký ức về làng quê đã trở thành thân thuộc với bất kể người Việt Nam nào, đặc biệt là...