Bộ ảnh: Chân dung phụ nữ Việt Nam hơn 100 năm trước (năm 1915)

Mời các bạn xem lại những hình ảnh chụp phụ nữ Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ 20 (năm 1915 tại Hà Nội). Đây là bộ ảnh màu nguyên bản, được xem là những tấm ảnh có màu đầu tiên chụp phong cảnh và con người ở Việt Nam (không phải là ảnh phục chế màu).

Ngoài hình ảnh phụ nữ Việt Nam, phần dưới cùng của bài viết này là những tấm ảnh chụp phụ nữ phương Tây sinh sống ở Hà Nội thời điểm đó.

Tác giả bộ ảnh là Léon Busy, người được gửi tới Đông Dương năm 1915 để chụp lại hàng ngàn tấm ảnh ở Việt Nam trong dự án đồ sộ mang tên là “kho lưu trữ hành tinh” (tiếng Pháp là Les Archives de la Planète) do một ông chủ nhà băng người Pháp là Albert Kahn sáng lập.

Với hơn 72.000 tấm ảnh và thước phim được thực hiện tại hơn 50 nước, cho đến nay Les Archives de la Planète vẫn là kho tư liệu vô giá có giá trị lớn với toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, giúp chúng ta nhìn thấy được cảnh vật và con người Việt xưa.

Đó là thời kỳ việc hiện đại hoá (Tây phương hoá) Việt Nam đã tạo ra một tầng lớp tư sản và tiểu tư sản Tây học, ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi phong tục tập quán, tư duy và tâm lý xã hội, đặc biệt là ở thành thị như Hà Nội – thủ đô của liên bang Đông Dương lúc đó.

Điều đó tạo ra sự xung đột giữa nền văn hoá phương Tây với văn hoá truyền thống Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng của Khổng học, nặng về ý thức cộng đồng và đạo đức, đã đặt ra nhiều vấn đề xã hội.

Tuy nhiên, ảnh hưởng Khổng học đối với phụ nữ Việt Nam không khắt khe như ở Trung Quốc nên trong khuôn khổ xã hội Khổng học, người phụ nữ Việt vẫn có thể “tự thể hiện mình”.

Lúc đó, nhà nghiên cứu xã hội Đặng Phúc Thông (1906-1951) đã viết về phụ nữ An Nam dưới thời Pháp thuộc như sau:

“Thời nào cũng vậy, người phụ nữ An Nam luôn là hình mẫu của sự trong sáng vô cùng thuần khiết. Các chị luôn là nơi gửi gắm những phẩm chất phụ nữ cao quý; trong khuôn khổ gia đình, đã từ nhiều thiên niên kỷ nay, các chị vẫn luôn thể hiện được mình mà không bị tác động bởi những biến đổi của xã hội hay đất nước. Những bất cập trong hệ thống xã hội của chúng ta, những yếu kém của nam giới chẳng bao giờ khiến các chị đi chệch khỏi con đường mình đã chọn theo sự mách bảo của trực giác sâu sắc. Các chị luôn nhận thức được rằng Khổng học tuy có đặt ra những khuôn mẫu quá đỗi chật hẹp nhưng lại giúp mình đảm bảo được cuộc sống vật chất đầy đủ để có thể vươn tới một sự tự do đích thực. Các chị không tự khẳng định mình bằng những đòi hỏi này nọ ầm ĩ, mà bằng chính sự chiến thắng của tinh thần trách nhiệm vượt lên trên bản năng. Các chị không phải là nô lệ, không hề, bởi các chị đã biết tự giải phóng mình khỏi những ham muốn, tự nhìn rõ bản thân.

Người phụ nữ An Nam về bản chất chẳng cao siêu gì hơn những chị em ở phương Tây hay phương Đông của mình; các chị thuộc mẫu người mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu có trật tự đạo đức, mỹ học và tôn giáo mạnh mẽ có thể giúp các chị tìm được câu trả lời thoả đáng cho nỗi lo và quan niệm về cái vô hạn của mình. Thực chẳng ích gì việc đem so sánh Andromaque với Khương Thị, Brunehilde với Bùi Thị Xuân… Việc sản sinh ra các nữ anh hùng hào kiệt không phải là đặc quyền của riêng một chủng tộc nào. Trong mọi thời đại, các chị luôn là những minh họa bi thảm cho sự bất diệt của Tình yêu. Chừng nào người phụ nữ An Nam còn chưa bị cám dỗ bởi chủ nghĩa vật chất cá nhân trong vỏ bọc đẹp đẽ, chừng ấy các chị vẫn giữ được những truyền thống đúng với bản chất phụ nữ của mình…”

Dựa vào trang phục, chúng ta có thể nhận biết được tầng lớp xã hội của người trong ảnh

Lúc này hầu hết phụ nữ vẫn còn nhuộm răng đen

Tục ăn trầu vẫn phổ biến ở phụ nữ trẻ

Hình ảnh một cụ bà

Một số hình ảnh nữ nghệ sĩ hát tuồng, hình thức nghệ thuật biểu diễn phổ biến nhất thời đó:

Một số hình ảnh phụ nữ phương Tây ở Hà Nội năm 1915:

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Đội banh của Miền Nam Việt Nam 2 lần đánh bại Thái Lan để vô địch SEA Games lần đầu tiên năm 1959

Năm 1959, Đại hội Thể thao bán đảo Đông Nam Á chính thức được tổ chức lần đầu tiên tại Bangkok (Thái Lan). Ngay lần đầu đó, đội túc cầu (ngày nay gọi là bóng đá) đại diện cho Việt Nam khi đó là Miền Nam Việt Nam (tức...

Một chút hoài niệm về bút viết học trò ngày xưa

Thế hệ học trò nhỏ ngày xưa đi học thiếu thốn, khác ngày nay nhiều quá. Từ lớρ Năm đến lớρ Nhì ρhải dùng bút chấm mực được làm thủ công, ngòi sắt chấm mực từng nét viết, dễ dây bẩn trang giấy. Ngòi viết có tên rất vui...

Ý nghĩa của câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời” và sự xuyên tạc về vua Gia Long

Từ nhiều năm qua, ở Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) có truyền thống thờ và làm lễ giỗ một người tên là Hoàng Phi Yến. Theo hồ sơ di sản được công bố trước đây về bà Phi Yến, bà tên thật là Lê Thị Răm, thứ...

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Khánh Ly – Tiếng hát tiêu biểu của nhạc trữ tình Việt Nam

Ca sĩ Khánh Ly được đánh giá là một trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975 và sau này tại hải ngoại. Cùng với Thái Thanh và Lệ Thu thì Khánh Ly được đánh giá là 1 trong 3 nữ...

Những bài thơ không tựa của Trịnh Công Sơn

Đường xa mỏng mộng vô thường Trái tim chợt tỉnh tôi nhường nhịn tôi Montreal 1992 Đưa em một nửa lên đường Nửa kia còn lại nỗi buồn quẩn quanh Mùa Xuân phố bội bạc tình Bước chân phiền não một mình ta hay Montreal 21 Avril,1992 Em đi tuyết đổ Bàng hoàng tuyết rơi Mùa xuân tuyết khổ Lá...

Nhạc sĩ Y Vân và ca khúc bất tử Lòng Mẹ – “quốc ca của tình mẫu tử”

Nền tân nhạᴄ Việt Nam tɾᴏnɡ 80 năm qᴜa đã xᴜất hiện νô số ᴄa khúᴄ νiết νề mẹ ᴄủa ɾất nhiềᴜ nhạᴄ sĩ nổi tiếnɡ kháᴄ nhaᴜ, nhưnɡ nếᴜ để ᴄhọn ɾa ᴄhỉ một ᴄa khúᴄ qᴜеn thᴜộᴄ nhất, tiêᴜ biểᴜ nhất, νiết νề tình mẹ thiênɡ liênɡ...

Những hình ảnh tàu thuyền tấp nập ở Bến Nghé sông Sài Gòn suốt hơn 1 thế kỷ

Sông Bến Nghé là một phần của sông Sài Gòn (thuộc hệ thống sông Đồng Nai), là đoạn sông từ cư xá Thanh Đa đến nơi đổ vào sông Đồng Nai ở đoạn Thạnh Mỹ Lợi (Thủ Đức). Cái tên địa danh Bến Nghé xuất hiện khá sớm, ban đầu...

Những hình ảnh xưa tuyệt đẹp về những tà áo dài nữ sinh hơn 50 năm trước

Áo dài Việt Nam không chỉ đơn thuần là một sản ρhẩm thời trang không bao giờ bị lỗi mốt, mà đã đạt tới một νai trò quan trọng hơn, đó là một biểu tượng νăn hóa của Việt Nam. Qua nhiều thời kỳ ρhát triển, tà áo dài...

Nhạc sĩ Quốc Dũng và tuyệt phẩm “Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa” sáng tác năm 11 tuổi

Kể từ khi Tân nhạc Việt Nam được hình thành từ thập niên 1930 và phát triển mạnh mẽ cho đến nay, không thiếu các trường hợp nhạc sĩ thể hiện được tài năng thiên bẩm khi mới còn ở tuổi niên thiếu để sáng tác được những bài...

Những công trình nổi tiếng Sài Gòn xưa – Kỳ 1: Opera House/Municipal theatre – Nhà hát đầu tiên của Sài Gòn, từng là...

Nhà hát Thành phố ở Sài Gòn (người Pháp gọi là Municipal theatre) có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn νà đường Tự Do (nay là Đồng Khởi). Nằm ở một νị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xеm là nhà hát...