Hình ảnh kẹt xe trên đường phố Sài Gòn xưa trước 75

Đường phố quá tải các phương tiện giao thông, kẹt xe kéo dài, vốn là “đặc sản” của Sài Gòn trong nhiều năm qua mà bất kỳ ai sống ở thành phố này cũng đều phải trải qua mỗi ngày. Điều này là tất yếu bởi vì tốc độ mở rộng của các con đường không thể đáp ứng số lượng người nhập cư đông đảo vẫn luôn đổ về Sài Gòn vì sinh kế. Theo thống kê chính thức cách đây vài năm thì mỗi năm lượng xe tại Sài Gòn tăng 10%, trong khi đường giao thông chỉ tăng 2%.

Sài Gòn kẹt xe tưởng rằng chỉ có trong thời hiện tại, nhưng ít người biết rằng ngay từ thập niên 1960, 1970, có nhiều thời điểm các tuyến đường nội thành bị kẹt xe, nhưng dĩ nhiên là tần xuất thấp hơn nhiều so với sau này. Theo các vị cao niên từng sống ở Sài Gòn ngày xưa cho biết việc kẹt xe ở đô thành ngày xưa chỉ thường diễn ra trong các dịp lễ, Tết, mỗi năm chỉ có vài lần.

Sau đây là hình ảnh kẹt xe ở Sài Gòn trong những lần hiếm hoi đó:

Kẹt xe trên đường Tự Do, đoạn trước Opera House (lúc này là Hạ Nghị Viện):

Kẹt xe trước chợ Bến Thành trong những ngày sắp Tết:

Bùng binh chợ Bến Thành, tòa nhà cao là Sở Hỏa Xa nằm giữa Hàm Nghi và Lê Lợi

Bùng binh trước chợ Bến Thành (công trường Diên Hồng, sau này là quảng trường Quách Thị Trang)

Ngã 3 Lê lai – Phan Chu Trinh gần chợ Bến Thành

Kẹt xe trên đại lộ Lê Lợi:

Một cảnh kẹt xe trên đại lộ Lê Lợi những ngày Tết Nguyên Đán

Đại lộ Lê Lợi, phía trước là ngã tư với đường Pasteur

Đường Lê Lợi cạnh ngã tư Lê Lợi – Công Lý, nhà sách Khai Trí. Bên trái là nhà hàng Quốc Tế góc Lê Lợi – Công Lý

Một số hình ảnh xe cộ đông đúc khác ở Sài Gòn xưa:

Chợ hoa xuân đường Nguyễn Huệ, Tết Bính Ngọ 1966

Quảng trường trước Nhà Thờ năm 1969

Đường Công Lý, đoạn gần tới ngã tư với đường Lê Thánh Tôn. Bên phải hình là thư viện Quốc Gia, bên trái một phần của dinh Gia Long

Xe cộ đông đúc trên đại lộ Nguyễn Huệ

Đại lộ Nguyễn Huệ nhìn từ Rex Hotel

Ngã 6 Phù Đổng năm 1965, lúc này vẫn chưa có tượng Phù Đổng. Bên trái là đường Phạm Hồng Thái. Đường ngang cạnh cây xăng SHELL là Phan Văn Hùm (là bến xe đò)

Đoạn trước rạp Victory Lê Ngọc trên đường Tổng Đốc Phương (nay là Châu Văn Liêm), gần ngã tư với Nguyễn Trãi. Hình được chụp từ cửa sổ khách sạn Canberra

Đường Tự Do, bên trái là Continental, bên phải là Eden

Đường Công Lý, gần tới ngã tư với Nguyễn Đình Chiểu (nay là đường Trần Quốc Toản)

Đường Trương Vĩnh Ký, sau 1975 mang tên đường Lê Hồng Phong

Những quán bars trên đường Hai Bà Trưng Quận 1

Đường Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu), đoạn ngã tư với đường Hai Bà Trưng

Kẹt xe trên vòng xoay Ngã Bảy, đoạn cuối đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ)

Đại lộ Hàm Nghi

Ga xe lửa Sài Gòn thập niên 1960, nằm giữa các trục đường Phạm Ngũ Lão, Võ Tánh (nay là Nguyễn Trãi), Lê Lai và quảng trường trước chợ Bến Thành. Sau năm 1975, ga được dời về Hòa Hưng, nơi này trở thành công viên 23-9 ngày nay

Ngã Sáu Nguyễn Tri Phương, nơi có cột cao và tượng thần An Dương Vương là bùng binh ngã Sáu – nơi giao nhau giữa 3 con đường: Minh Mạng (nay là Ngô Gia Tự) Nguyễn Tri phương và Trần Hoàng Quân (nay là Nguyễn Chí Thanh)

Đường Công Lý năm 1965, đoạn gần tới ngã tư Công Lý – Trần Quý Cáp (Nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Văn Tần)

Ngã tư Trần Hưng Đạo – Phát Diệm (nay là Trần Đình Xu)

Các loại xe trên đường Võ Tánh, nay là một đoạn của đường Nguyễn Trãi (đoạn đi qua quận 1 từ Ngã sáu Phù Đổng đến đường Nguyễn Văn Cừ hiện nay (đường Cộng Hòa cũ)

Đường Hiền Vương – nay là Võ Thị Sáu

Đông Kha – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Lịch sử những đường phố Sài Gòn xưa: 150 năm đại lộ Norodom/Thống Nhứt – Một trong những đại lộ đầu tiên của Sài...

Đại lộ Thống Nhứt, từng mang tên là đại lộ Norodom, nay là đường Lê Duẩn, dài chỉ khoảng 2 km, nối từ Thảo cầm Viên tới Dinh Độc Lập (trước năm 1955 mang tên là Dinh Norodom, hoặc Dinh Thống Đốc Nam kỳ, từng là nơi làm việc...

Bộ ảnh màu hiếm chụp cảnh đường phố Sài Gòn năm 1953, tròn 70 năm trước

Nhiếp ảnh màu đã được nhân loại phát minh ra từ những năm cuối thế kỷ 19, nhưng lúc đó vẫn chưa được phổ thông. Đến năm 1935, có một cuộc cách mạng về ảnh màu nổ ra khi hãng Kodak giới thiệu loại phim màu mới với tên...

Cảm nhận âm nhạc – Mùa Xuân Đó Có Em (Anh Việt Thu)

Em có nghe trời vào xuân chưa, Bên sông từng giọt nắng vàng, Chợt lưa thưa và mùa xuân đó Có em thì xuân rất đẹp... Đây không phải lần đầu tiên đón tết xa quê, cũng không phải lần đầu tiên đi xa, nhưng hôm nay sao nghe lòng cồn cào quá,...

Xem lại đoạn video Lệ Thu năm 30 tuổi (trích trong phim Chiếc Bóng Bên Đường 1973)

Mời các bạn xem lại đoạn video ghi lại hình ảnh của cố danh ca Lệ Thu hát trong phòng trà, trình diễn ca khúc Chiếc Bóng Bên Đường của nhạc sĩ Phạm Duy. Có thể đây là đoạn phim duy nhất còn lưu lại có sự xuất hiện...

Câu chuyện về số phận long đong của ca khúc “Mùa Xuân Đầu Tiên” – Tuyệt tác sau cùng của nhạc sĩ Văn Cao

Rồi dặt dìu mùa Xuân thеo én về Mùa bình thường mùa vui nay đã về Mùa Xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên... Đó là điệu valsе quеn thuộc và chúng ta thường nghе mỗi khi mùa xuân về. Đó là những giai điệu da diết, nhẹ nhàng và ấm...

Hình ảnh xưa và nay của những nữ diễn viên nổi tiếng thập niên 1990 – Kỳ 3: Thu Hà, Giáng My

Trong số các nữ diễn viên, người mẫu nổi tiếng và được yêu thích nhất thời gian đầu thập niên 1990, nếu như ở miền Nam có Việt Trinh và Diễm Hương, thì ở Hà Nội cũng có 2 gương mặt quen thuộc, đó là Thu Hà và Giáng...

Món ăn vặt mía ghim ngày xưa – Ngọt ngào hương vị của tuổi thơ

Thời trướᴄ năm 1975, mía ɡhim là món ăn vặt đườnɡ phố nổi tiếnɡ ở Sài Gòn. Vàᴏ thời điểm đó, nɡười ta hay ăn mía (nhả bã) ᴄhứ khônɡ như bây ɡiờ ᴄhỉ uốnɡ nướᴄ mía ép. Mía để ăn hồi đó là ᴄây mía ᴄó vỏ màu vànɡ...

Cố ca sĩ – nhạc sĩ Duy Khánh: Huyền thoại Bolero

Âm nhạc của Duy Khánh đậm dấu ấn âm hưởng dân ca miền Trung. Ngay từ khi sớm nổi tiếng với những ca khúc của Phạm Duy, ca sĩ Duy Khánh đã định hình cho mình một phong cách âm nhạc dân gian... Giọng hát Duy Khánh (1936-2003) sớm có...

Những chuyện tình của Hàn Mặc Tử

Thi sĩ Hàn Mặᴄ Tử là tên tᴜổi nổi bật ᴄủa thi đàn Việt Nam thời tiền ᴄhiến. Đó là thời kỳ mà nhữnɡ nɡười ᴄó tài thi ρhú thì đềᴜ đượᴄ nhiềᴜ nɡười nɡưỡnɡ mộ. Vì νậy, ᴄhànɡ tɾai Nguyễn Tɾọnɡ Tɾí (tên thật ᴄủa Hàn Mặᴄ Tử),...

Hình ảnh hiếm về Sài Gòn 100 năm trước (Phần 2)

Mời các bạn xem lại những hình ảnh được chụp tròn 100 năm trước ở Sài Gòn (khoảng thời gian 1921-1922), phần thứ 2. Qua những tấm ảnh đặc biệt này, bánh xe thời gian như là được xoay ngược lại để chúng ta có thể nhìn được về...