Hachiko – Câu chuyện về chú chó trung thành gần 100 năm trước ở Nhật Bản

Tại nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachiko vẫn đứng đó, mãi mãi chờ đợi chủ nhân của mình… Câu chuyện về chú chó thuộc giống Akita của Nhật Bản gần 100 năm trước đã nổi tiếng toàn thế giới về sự trung thành với con người, Hachiko đã được đúc tượng lớn đặt tại lối ra nhà ga Shibuya của Tokyo, Nhật Bản.

Hachiko là tên của một chú chó có lông màu trắng, chào đời vào tháng 11/1923 ở thành phố Odate tỉnh Akita, Nhật Bản. Giáo sư Hidesaburo Ueno lúc đó công tác tại trường đại học Tokyo mua mua lại Hachiko với gia 30 yên, một số tiền khá lớn thời đó. Gia đình giáo sư coi Hachiko như con ruột.

Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm, cả hai đều đi bộ từ nhà tới nhà ga Shibuya. Hachiko (lúc đó tên là Hachi, tiếng Nhật là số 8) không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạ. Đến buổi chiều, cứ 3 giờ mỗi ngày thì Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về.

Nhà ga Shibuya thập niên 1920, thời điểm Hachiko đến hàng ngày

Nhưng vào ngày định mệnh 12/5/1925, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang hảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân về. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy chủ về. Qua hôm sau, Hachiko vẫn tiếp tục quay lại nhà ga lúc 3 giờ chiều, nhưng vị chủ nhân đã không bao giờ trở về nhà một lần nào nữa. Mặc dù vậy, Hachiko không hề nản lòng từ bỏ hy vọng, vẫn tới đứng đợi trong nhiều ngày sau đó nữa.

Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Ban đầu các nhân viên nhà ga không mấy thân thiện với chú chó phiền phức này, nhưng sau vài ngày họ bắt đầu cảm phục lòng trung thành của chú chó. Họ mang đò ăn tới và ngồi bên cạnh để vuốt ve Hachiko.

Câu chuyện nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Lúc này người ta mới thêm chữ “ko” trong tên gọi của chú chó Hachi, vì đây là chữ để bày tỏ sự tôn trọng trong cách đặt tên của người Nhật. Lâu dần, mọi người đều gọi Hachi là Hachiko.

Sau khi giáo sư Ueno qua đời, gia đình đã đem Hachiko tặng cho nơi khác nuôi. Thế nhưng dù là đến nhà nào, Hachiko vẫn tìm được đường để chạy đến nhà ga Shibuya mỗi buổi chiều. Có những nhà cách ga đến vài dặm nhưng Hachiko vẫn kiên trì với hành trình của mình.

Sau nhiều lần đổi chủ, cuối cùng nó cũng “định cư” với người chủ mới là một người làm vườn cho ông Ueno lúc sinh thời tên Kikuzaburo Kobayashi. Vì gia đình Kobayashi sống khá gần ga Shibuya nên mỗi chiều, Hachiko cũng tiện đến đó hơn.

Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân đã được 7 năm, một sinh viên cũ của giáo sư Ueno tên là Hirohicho Saito, đồng thời cũmg là người đang nghiên cứu đề tài về giống chó Akita, mới nghe được câu chuyện về Hachiko. Anh quyết định đi tàu đến Shibuya để tìm hiểu xem sau 7 năm, chú chó Hachiko có còn đứng chờ người thầy cũ của mình không.

Bước xuống nhà ga, Saito vẫn thấy Hachiko đứng đó. Khi bóng chiều đổ xuống, chú chó đi lầm lũi từ nhà ga trở về nhà của người làm vườn Kikuzaburo Kobayashi. Tại đây Kobayashi đã kể cho Saito nghe câu chuyện về Hachiko.

Ngay sau khi trở về, Saito đã viết ngay một số bài báo về Hachiko đăng trên tờ báo lớn ở Tokyo (trong đó có tờ bào quốc gia Asahi Shimbun), kể chi tiết về lòng trung thành của nó, đồng thời công bố một bài nghiên cứu về giống chó Akita ở Nhật lúc đó, và phát hiện rằng chỉ có 30 con Akita thuần chủng được ghi nhận, một trong số đó là Hachiko.

Ngay sau đó, có rất nhiều người trên khắp nước Nhật quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này, mọi người từ khắp nơi đến ga Shibuya chỉ để gặp Hachiko. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều để chờ đợi, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu.

Cuối cùng vào ngày 8/3/1935, gần 10 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko – lúc đó đã 12 tuổi – nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.

Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.

Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay. Lối vào nhà ga bên cạnh bức tượng được đặt tên là Hachiko-guchi. Tại đây, chú chó trung thành Hachiko vẫn đứng đó, mãi mãi chờ đợi chủ nhân của mình.

Một bức tượng khác được làm năm 2004 ở quê hương ban đầu của Hachiko là Odate, đặt trước bảo tàng chó Akita. Đến năm 2015. Khoa Nông nghiệp Đại học Tokyo cũng dựng một tượng chó bằng đồng nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của Hachiko.

Mãi đến năm 2011, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về cái chết của Hachiko và công bố thông tin có thể chú chó qua đời vì bị nhiễm giun và ung thư.

Sau khi qua đời, tro cốt của Hachiko được đặt bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyamo ở Tokyo. Cuối cùng thì chủ nhân và chú chó trung thành cũng được ở bên nhau vĩnh viễn.

Bộ lông của Hachiko được bảo quản, nhồi bông và đặt trong Bảo tàng Khoa học và Tự nhiên Quốc gia ở Tokyo.

Năm 2016, tro cốt của bà Yaeko Sakano, vợ của giáo sư Ueno được đem về gần cạnh Ueno và Hachiko. Bà đã qua đời từ năm 1961 và để lại di chúc yêu cầu được chôn cất cùng chồng và Hachiko, nhưng di chúc không được thực hiện và bà được an táng ở một ngôi đền cách xa khu mộ của giáo sư. Đến năm 2013, giáo sư Sho Shizawa của Đại học Tokyo vô tình tìm thấy di chúc của Sakano và mang tro cốt của bà về cạnh Ueno và Hachiko.

chuyenxua.net biên soạn

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Sài Gòn xưa tuyệt đẹp qua những tấm hình trắng đen của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu

Nguyễn Bá Mậu được xem là một trong những nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất của lĩnh vực nhiếp ảnh Việt Nam thế kỷ 20. Những tác phẩm của ông chủ yếu được thực hiện từ thập niên 1950 ở Sài Gòn và những thành phố du lịch nổi...

Câu chuyện về những tượng đài ở Sài Gòn thời Pháp thuộc – Bài 2: Tượng đài chiến sĩ Pháp từng nằm ở vị...

Vị trí hồ Con Rùa ở trung tâm Quận Ba Sài Gòn là một địa điểm quen thuộc và đã trải qua nhiều cuộc biến thiên của lịch sử. Thời vua Gia Long, đây là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy)....

Những ca khúc nổi tiếng phổ từ bài thơ bất tử “Màu Tím Hoa Sim” của thi sĩ Hữu Loan

Năm 1949, tại Thanh Hóa, từ nỗi đau đớn vô cùng vì mất đi người vợ yêu thương, nhà thơ Hữu Loan sáng tác một bài thơ mang tên Màu Tím Hoa Sim. Khi đó ông làm thơ là để cho riêng mình, cho nỗi đau không thể diễn...

Tuyển chọn những hình ảnh đẹp của Sài Gòn rợp bóng cây xanh ngày xưa

Sài Gòn từ những thế kỷ 19 νà đầu thế kỷ thế kỷ 20 đượᴄ người Pháp quy hᴏạᴄh νà trồng rất nhiều ᴄây xanh dọᴄ những ᴄᴏn đường lớn νà rất nhiều ᴄông νiên. Những năm gần đây, những hàng ᴄây ᴄổ thụ trăm năm ᴄủa Sài Gòn đã...

Ký ức về khu Bàn Cờ của Sài Gòn xưa

Những năm 1950, khu Bàn Cờ ở Quận Ba là trại tạm cư. dân chạy loạn từ quê lên, được chia ô cắm dùi làm lều, làm nhà ở tạm. Cứ thế, trên đất trống hình thành những con hẻm đường đất, chạy chi chít nhưng vuông vắn như......

Lịch sử quy hoạch đô thị Đà Lạt hơn 100 năm trước qua những đồ án của kiến trúc sư Pháp

Ngày nay, khi mà quy hoạch thành phố Đà Lạt đã trở nên hỗn loạn, nhiều người vẫn thường hay nhớ về thời vài chục năm trước và nuối tiếc cho một thành phố đã từng thơ mộng và lãng mạn. Thỉnh thoảng trên báo chí, một số kiến...

Xem lại đoạn video hiếm trước 1975 giới thiệu du lịch ở cố đô Huế

Hᴜế - ᴄả xưa νà nay - đềᴜ manɡ νẻ đẹρ lạ lùnɡ ᴄủa thiên nhiên tĩnh lặnɡ, νới dònɡ Hươnɡ mᴜôn đời lờ lữnɡ bên Nɡự Bình, νẳnɡ nɡhе tiếnɡ ᴄhᴜônɡ ᴄhùa νọnɡ xa đến thành nội, νới nhữnɡ ᴄᴜnɡ điện νànɡ sᴏn, nhữnɡ đền đài, miếᴜ νũ...

Nghệ sĩ Lệ Thủy – Giọng ca chuông ngân của sân khấu cải lương miền Nam

Tiếng hát của nghệ sĩ Lệ Thủy từng được báo chí gọi danh hiệu là Giọng Ca Chuông Ngân, nghệ sĩ Diệp Lang gọi là "cô đào ngoại hạng", còn người miền Nam từ xưa tới nay vẫn còn tồn tại câu cửa miệng "mút mùa Lệ Thủy" để...

Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà trong bài vọng cổ “Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi…” là ai?

"Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi Đường dài mịt mùng em không đến nơi..." Đó là những câu hát nổi tiếng về chuyện tình Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà mà hầu như ai cũng biết đến, với câu ca cổ được xem là kinh điển: “Tuấn...

Những hình ảnh hiếm hoi chụp cảnh đường phố Sài Gòn thời bao cấp (1978)

Mời các bạn xem lại những hình ảnh vô cùng hiếm hoi chụp cảnh đường phố Sài Gòn những năm cuối thập niên 1970 cùa nhiếp ảnh gia người Pháp Jean-Claude Labbé. Đây là thời điểm cả nước đang ở thời kỳ bao cấp, bị quốc tế cấm vận,...