Cuộc sống mưu sinh ở Mỹ (làm nail, bưng phở) của nghệ sĩ Thanh Thanh Tâm – Cô đào cải lương nổi tiếng thập niên 1990

Nghệ sĩ cải lương Thanh Thanh Tâm từng là đào chính nổi tiếng thường xuất hiện bên cạnh cố nghệ sĩ Vũ Linh vào những năm thập niên 90.

Nhờ vào nhan sắc và tài năng diễn xuất xen lẫn giọng hát, cô đã chinh phục được đông đảo khán giả Việt Nam thời hơn 30 năm trước. Thanh Thanh Tâm đoạt giải Trần Hữu Trang năm 1991 (năm đầu tiên tổ chức) cùng với Phương Hồng Thủy, Vũ Linh, Thanh Hằng, Tài Linh, Ngọc Huyền. Tới năm 1997, cô được giải tài năng Trần Hữu Trang.

Năm 2012, sau khi li dị người chồng thứ 2, Thanh Thanh Tâm định cư ở Hoa Kỳ và phải làm những công việc chân tay để kiếm sống, làm mẹ đơn thân nuôi hai con nhỏ.

Nghệ sĩ Thanh Thanh Tâm tên thật là Nguyễn Thị Thanh Thanh, sinh tại Sài Gòn năm 1960 trong gia đình có truyền thống cải lương, cha là nghệ sĩ Nam Hùng, mẹ là nghệ sĩ Thanh Thanh Hoa. Từ nhỏ cô đã bắt đầu được phân vai trong những vai đào con trên sân khấu của Đoàn tiếng hát dân tộc. Sáu tuổi, Tâm đóng vai con của nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng trong phim Sóng Tình, rồi đóng vai con của nghệ sĩ Mộng Tuyền trong phim Phận Má Hồng.

Lên 9 tuổi, Thanh Thanh Tâm được mời đóng trong vở kịch truyền hình “Mưa bão” và được hãng phim Alpha Thái Thúc Nha mời đóng vai em bé trong phim Người Cô Đơn và Phận Má Hồng,…

Năm 14 tuổi, cô thi đậu vào trường nghệ thuật sân khấu – điện ảnh, nhưng do tuổi còn nhỏ không đi học được nên cô đã theo học tại trường Trần Hữu Trang khóa đầu tiên Nghệ thuật diễn xuất.

Đến năm 1983, cô về đoàn hát Trần Hữu Trang 1 và tham gia vào nhiều vai diễn trong các vở tuồng như Đêm Phán Xét, Kiều Nguyệt Nga, Rạng Ngọc Côn Sơn, Chuyện Cổ Bát Tràng,…

Đến năm 1987, Thanh Thanh Tâm chuyển sang hát cho đoàn Trần Hữu Trang 2; tại đây cô và cùng với nghệ sĩ Vũ Linh đã trở thành cặp diễn ăn ý nhất và thu hút được nhiều khán giả.

Cuối năm 1989, nữ nghệ sĩ Thanh Thanh Tâm ký hợp đồng hát cho đoàn tuồng cổ Huỳnh Long. Cô đã gây ấn tượng đặc biệt trong vai diễn của mình cùng với nghệ sĩ Minh Vương trong vở tuồng Vị Án Phi Giao và tuồng Sở Vân. Từ năm 1990, cô cộng tác hát cho đoàn Sân khấu tài năng sau đó là đoàn Huỳnh Long vào năm 1992.

Đến năm 1997, Thanh Thanh Tâm được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, cùng năm đó cô được trao giải tài năng Trần Hữu Trang.

Năm 1981, Thanh Thanh Hoa kết hôn, đến năm 1985, cô sinh người con gái đầu lòng mang tên Lưu Thị Ca Dao. Đến năm 1988, cô và chồng ly dị nhau và con gái sống cùng với cô.

Năm 2000, cô tái hôn, chồng là người không làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật. Đó cũng là thời điểm cải lương đã thoái trào, Thanh Thanh Tâm không còn tham gia nghệ thuật.

Cuộc hôn nhân thứ 2 này kéo dài được 12 thì tan vỡ năm 2012, Thanh Thanh Tâm phải tự lực cánh sinh tất cả, mang 2 con sang Mỹ, làm một lúc nhiều việc để mưu sinh. Cô kể lại:

Tiếng Anh không rành, tôi xin vào làm cho các cơ sở spa của người Việt. Mới đầu, môi trường làm việc không phù hợp, tôi chuyển hết tiệm này sang tiệm khác.

Có thời gian, đi dọn bàn, thu ngân cho một tiệm phở, tôi bị một quản lý nhỏ hơn tôi nhiều tuổi quát mắng. Tối về nhà, tôi tủi thân, ngồi khóc, nhưng vực dậy bản thân bằng cách tự nhủ lặp đi lặp lại: Phải cố lên. Nơi đây không thoải mái như lúc còn ở quê nhà, tôi không cho phép bản thân đau ốm. Tôi quan niệm: Nghề nào cũng là nghề, tư cách con người mới quan trọng. Miệt mài vừa học vừa làm, đến nay, tôi có hai bằng chuyên về facial và nail, do trung tâm đào tạo nghề của Mỹ cấp.

10 năm qua, công việc của Thanh Thanh Tâm là làm nail, kỹ thuật viên facial (làm mặt)… Cuộc sống thường ngày của Thanh Thanh Tâm trong những năm gần đây là thức dậy từ 5h30 sáng, chuẩn bị cơm nước cho mình và hai con (đều đã trưởng thành) mang đi làm. Tới tận 9h đêm cô mới đi làm về tới nhà, dù hiện tại Thanh Thanh Tâm đã hơn 60 tuổi.

Người con lớn của cô là Ca Dao, sinh năm 1985, người thứ 2 là Kim Tuyền, sinh năm 1998. Cô nói rằng mình thích chăm sóc con, xem đó là niềm vui, hằng ngày chở con gái lớn đã 38 tuổi tới chỗ làm.

Tại Mỹ, có nhiều người nhận ra Thanh Thanh Tâm đã từng rất nổi tiếng ngày xưa, an ủi và động viên khi thấy cô lao động cực nhọc nhưng sống bằng nghề lương thiện.

Có người thấy hoàn cảnh đó, ngỏ lời về chung nhà, nhưng Thanh Thanh Tâm từ chối vì đã quen tự lập, không tự tin đi bước nữa, không muốn cuộc sống bị xáo trộn.

Hiện tại, Thanh Thanh Tâm vẫn chăm chỉ làm việc dù tuổi đã cao. Cô nói rằng dành dụm tiết kiếm đủ lo cho tương lai, không có nhu cầu tiêu xài nhiều vì vốn quen dè sẻn, không biết tới đồ hiệu. Dự định của cô sau này là sau khi dựng vợ gả chồng cho con xòn thì tìm một viện dưỡng lão để tận hưởng tuổi già.

chuyenxua.net biên soạn

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Danh ca Thanh Thúy và cuộc sống hiện tại sau hơn 60 năm đi hát

Danh ca Thanh Thúy là một trong những nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền Tân nhạc Việt Nam trước năm 1975, đồng thời cũng là nữ ca sĩ thuộc thế hệ đầu tiên của dòng nhạc vàng Miền Nam được hình thành từ cuối thập...

Nhạc sĩ Lam Phương và những ca khúc nổi tiếng viết cho danh ca Bạch Yến: Tình Bơ Vơ, Chờ Người, Thu Sầu…

Nhạᴄ sĩ Lam Phươnɡ là một tɾᴏnɡ nhữnɡ nhạᴄ sĩ nổi tiếnɡ nhất ᴄủa lànɡ nhạᴄ miền Nam tɾướᴄ 1975. Tɾᴏnɡ ᴄáᴄ ᴄa khúᴄ bất hủ ᴄủa ônɡ, ᴄả tɾướᴄ νà saᴜ năm 1975, lᴜôn xᴜất hiện ɾất nhiềᴜ "bónɡ hồnɡ" đã đi qᴜa ᴄᴜộᴄ đời, mà nổi tiếnɡ...

“Nước mía Viễn Đông” của Sài Gòn xưa và những hình ảnh tòa nhà hãng Viễn Đông góc đường Lê Lợi – Pasteur

Tòa nhà của hãng Viễn Đông nằm ở góc Lê Lợi - Pasteur ở trong các hình Sài Gòn xưa là hình ảnh vô cũng quen thuộc với những ai đã sống ở thành phố này từ trước 1975. Hãng Viễn Đông (trong bảng hiệu ngày xưa ghi là Viển...

Lịch sử món mì tôm (mì ăn liền) ở Việt Nam

Đến nay, khắp thế giới, rất đông người quá quen thuộc mì ăn liền. Đó là thức ăn nhanh, ngon, gọn, rẻ, dễ vận chuyển, dự trữ thuận tiện. Nhưng, bạn có biết mặt hàng ngỡ chừng đơn giản ấy của ngành công nghệ thực phẩm vốn ra đời...

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc và hoàn cảnh sáng tác “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội”

Vào thập niên 1990, thời cực thịnh của chương trình Làn Sóng Xanh, có một bài hát của nhạc sĩ Trần Quang Lộc rất được khán giả yêu mến qua giọng hát của nhiều nữ ca sĩ nổi tiếng trong nước: Hồng Nhung, Thu Phương, Mỹ Linh, đó là...

Những công trình kiến trúc trăm năm còn lại ở Sài Gòn – Kỳ 4: Continental Palace và Majestic Hotel – Những khách sạn...

Continental Palace là khách sạn lâu đời nhất vẫn còn lại đến ngày nay ở Sài Gòn. Thời điểm được xây dựng cách đây 140 năm, Continental Palace là khách sạn sang trọng và mang vẻ đẹp kỳ vĩ nhất từng có ở xứ Đông Dương. Không những vậy,...

Hoàn cảnh sáng tác những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoài Linh: Nỗi Buồn Gác Trọ, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Căn Nhà...

Nhạc sĩ Hoài Linh là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng với nhiều bài hát bất tử. Ngoài những bài được sáng tác riêng như Căn Nhà Màu Tím, Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Nhịp Cầu Tri Âm, Lính Nghĩ Gì, Cô...

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Phần 8 – Khu vực Ngã 3 Ông Tạ và những xóm đạo nổi tiếng...

"Khu ông Tạ" là một nơi nổi tiếng và đặc biệt của Sài Gòn ngày xưa. Nơi đây có rất nhiều họ đạo, là khu "Bắc 54 đậm đặc" nhất của Sài Gòn, theo lời của một "dân ông Tạ" là nhà báo Cù Mai Công. Những người di...

Tuyển chọn hình ảnh hiếm của đường Catinat (đường Tự Do/Đồng Khởi) vào 100 năm trước (Sài Gòn thập niên 1920)

Đường Catinat (đường Tự Do, nay là đường Đồng Khởi) đã đượᴄ người Pháp thiết lập ngay từ lúᴄ họ bắt đầu quy hᴏạᴄh νà xây dựng Sài Gòn thành một đô thị kiểu phương Tây, νà là ᴄᴏn đường đượᴄ tráng nhựa đầu tiên ᴄủa Sài Gòn. Sau...

Người con Việt 70 năm đi tìm cha Nhật

Bị tai biến 5 lần, lần nào ông Đỗ Mẫn cũng 'tai qua nạn khỏi', vợ ông bảo 'chắc chưa tìm được bố nên ông ấy cố gượng'. Trong phòng khách ở tầng hai trên phố Nguyễn An Ninh, Hà Nội, ông Đỗ Mẫn ngồi lặng lẽ, mắt ướt đẫm,...