“Cité – Jardin Jean Decoux” – Dự án nhà vườn biệt thự nghỉ dưỡng 80 năm trước ở Đà Lạt

Khoảng 80 năm trước, ở Đà Lạt đã có một khu nhà biệt thự vườn, không phải dành cho giới quý tộc, mà hướng tới gia đình đông con và có điều kiện kinh thế khiêm tốn ở Đà Lạt.

Năm 1940, ngay sau khi nhậm chức, Toàn quyền Jean Decoux đã quyết định quy hoạch và chỉnh trang thành phố Đà Lạt. Bên cạnh đó, trước những khó khăn đặt ra đối với chế độ về Pháp nghỉ phép, năm 1941, Toàn quyền Decoux đã yêu cầu Giám đốc Nha Tài chính nghiên cứu phương án xây dựng các khu nhà ở giá rẻ tại các khu nghỉ dưỡng ở Đông Dương, đồng thời yêu cầu Sở Công chính xây dựng dự toán và các bản vẽ thiết kế phù hợp để có thể bán và cho thuê nhà ở mức giá chấp nhận được.

Trước tiên, việc nghiên cứu được tiến hành ở các khu nghỉ dưỡng trên núi như Đà Lạt, Sa Pa, Bạch Mã và Bokor và đặc biệt tập trung vào Đà Lạt. Ngay lập tức ý tưởng được triển khai. Dự án được Khu công chính Trung Kỳ lập, kinh phí dự tính là 650.000 đồng cho 4 hạng mục sau:

– Xây dựng và trang bị nội thất cho các biệt thự: đợt 1 là 30 biệt thự

– Xây dựng đường phố đi lại và một bể nước 300m3

– Cung cấp nước uống

– Cung cấp điện

Công văn của Toàn quyền Đông Dương gửi Giám đốc Nha Tài chính Đông Dương ngày 23 tháng 12 năm 1941. Nguồn: TTLTQGI

Cư xá nhà vườn là khu nhà ở giá rẻ được xây dựng ở Đà Lạt và mang tên người đưa ra ý tưởng xây dựng Cư xá Jean Decoux: Phó Đô đốc Jean Decoux, Cao ủy Pháp tại Thái Bình Dương và Toàn quyền Đông Dương.

“Cho phép phụ nữ, trẻ em, người bệnh, những người đang phải chịu đựng sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới, có thể nghỉ ngơi, lấy lại sức khoẻ trong khung cảnh đẹp như tranh vẽ của khu nghỉ mát trên núi xinh đẹp của liên bang.

Tạo thuận lợi cho những người có điều kiện kinh tế khiêm tốn, gia đình đông người có thể sở hữu một tài sản nhỏ và một ngôi nhà để nghỉ ngơi ở Đà Lạt.”

Đây là mục đích kép của việc thành lập Cư xá nhà vườn Đà Lạt, mang tên người sáng lập Jean Decoux, Toàn quyền Đông Dương.

Tờ rơi giới thiệu về Cư xá Jean Decoux. Nguồn TTLTQGI

30 căn biệt thự được xây dựng đợt 1 cuối năm 1942 bằng ngân sách trung ương. Những ngôi biệt thự có dáng vẻ gợi nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà gỗ trên dãy núi An-pơ. 20 biệt thự còn lại được xây dựng tiếp và hoàn thành đầu năm 1944.

Biệt thự dành cho những người có điều kiện kinh tế khiêm tốn, có ít nhất hai con và đảm bảo sức khoẻ sống được ở trên cao. Những biệt thự này sẽ được trang bị nội thất mộc mạc và được cung cấp điện nước.

Tất cả mọi người đều có quyền như nhau, cho dù họ đang làm công việc buôn bán hay kỹ nghệ, công chức hay không phải là công chức. Ưu tiên hàng đầu sẽ được dành cho các gia đình có bốn con trở lên. Giá thuê sẽ từ 50 đồng đến 60 đồng mỗi tháng tùy thuộc vào diện tích nhà.

Ngoài ra, có 50 lô đất với diện tích trung bình 1.200 m2 được bán cho cá nhân vào năm 1942 theo giao kèo mua bán với mức giá 1.500 đồng cho những người đáp ứng các điều kiện sau: Thuế thu nhập dưới 20 đồng; không sở hữu bất kỳ đất đai nào ở Đà Lạt, thuộc tỉnh Lâm Viên, ở Đồng Nai Thượng hoặc trong số các khu nghỉ mát trên cao ở Đông Dương. Người có nhu cầu mua có thể gửi đơn đến Công sứ – Đốc lý Đà Lạt. Danh sách người có nhu cầu mua được chốt vào này 01 tháng 10 năm 1942. Người mua có gia đình đông nhất hoặc điều kiện kinh tế khiêm tốn nhất được ưu tiên.

Điều kiện mua đất như sau:

– Phải thanh toán một lần duy nhất trong vòng một tháng kể từ khi mua.

– Phải xây dựng một biệt thự có vườn bao quanh, lựa chọn trong số 6 nhà mẫu, trong vòng một năm từ khi mua.

– Cấm bán lại trước mười năm, trừ trường hợp đặc biệt do chính quyền xem xét. Việc chuyển nhượng chỉ có thể diễn ra trong trường hợp đặc biệt và ngay cả sau khi hết thời hạn mười năm cũng phải nhượng cho những người có cùng hoàn cảnh như quy định ở trên.

– Cấm cho thuê mà không có sự đồng ý của chính quyền cả về nguyên tắc cho thuê và giá thuê.

– Cấm sở hữu nhiều hơn một lô trong cư xá này.

Thành phố Đà Lạt đảm bảo cung cấp điện, nước uống cho các biệt thự này bằng các máy nước. Một bể chứa ngầm 60 m3 sẽ được những người mua xây dựng để đáp ứng các nhu cầu khác về nước.

Hình ảnh 6 nhà mẫu, kèm theo sơ đồ bản vẽ và giá xây dựng:

Nhà mẫu A1. Nguồn: TTLTQGI
Nhà mẫu A2. Nguồn: TTLTQGI
Nhà mẫu M2. Nguồn: TTLTQGI
Nhà mẫu M3. Nguồn: TTLTQGI
Nhà mẫu S2. Nguồn: TTLTQGI
Nhà mẫu S3. Nguồn: TTLTQGI
Sơ đồ phân lô kèm theo diện tích từng lô.
Sơ đồ quy hoạch Cư xá Decoux Đà Lạt

Cư xá nhà vườn Jean Decoux cùng các công trình khác trong tổng thể quy hoạch theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 26 tháng 4 năm 1943 hoàn thành, giúp cho Đà Lạt vào thời điểm do trở nên phát triển rực rỡ với đầy đủ các tiện ích của một thành phố nghỉ dưỡng hấp dẫn ở Đông Dương, không chỉ cho người khá giả mà còn dành cho cả những gia đình có điều kiện kinh tế khiêm tốn.

Tác giả: Đỗ Hoàng Anh – Trung tâm lưu trữ quốc gia I

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của vùng đất Biên Hòa

Ngày nay, nếu nhắc đến tên Biên Hòa, người ta sẽ nghĩ đến một địa phương cách Sài Gòn 30km về phía Đông Bắc, giáp với Dĩ An của Bình Dương. Trước 1975, một phần của Dĩ An và Tân Uyên ngày nay cũng thuộc về thị xã Biên...

Bộ sưu tập ảnh phố Tràng Tiền xưa – Dấu ấn kiến trúc Pháp giữa trung tâm Hà Nội

Tràng Tiền là con phố nổi tiếng của Hà Nội. Phố Tràng Tiền nằm ở khu trung tâm, có từ lâu đời, chạy từ đông sang tây. Thời thuộc Pháp, phố này có tên là Rue Paul Bert, đặt tên theo Thống sứ Bắc kỳ Paul Bert. Phố Tràng...

Hoàn cảnh sáng tác những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoài Linh: Nỗi Buồn Gác Trọ, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Căn Nhà...

Nhạc sĩ Hoài Linh là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng với nhiều bài hát bất tử. Ngoài những bài được sáng tác riêng như Căn Nhà Màu Tím, Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Nhịp Cầu Tri Âm, Lính Nghĩ Gì, Cô...

Cuộc sống mưu sinh ở Mỹ (làm nail, bưng phở) của nghệ sĩ Thanh Thanh Tâm – Cô đào cải lương nổi tiếng thập...

Nghệ sĩ cải lương Thanh Thanh Tâm từng là đào chính nổi tiếng thường xuất hiện bên cạnh cố nghệ sĩ Vũ Linh vào những năm thập niên 90. Nhờ vào nhan sắc và tài năng diễn xuất xen lẫn giọng hát, cô đã chinh phục được đông đảo khán...

Khung cảnh Sài Gòn 120 năm trước được thể hiện trong “Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” ra sao?

Nguyễn Liên Phong là vị quan nhà Nguyễn, là nhạc sĩ, nhà thơ, và là nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam thời Pháp thuộc. Ông là tác giả của "Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca" gồm 7.000 câu thơ lục bát từ năm 1909 mà...

Khu biệt điện Trần Lệ Xuân ở Đà Lạt – Sự thật và “huyền thoại”

Bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, là một người phụ nữ đặc biệt. Cuộc đời và gắn liền với giai đoạn lịch sử đầy biến động dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa, đã có nhiều bài báo, cuốn sách viết về bà với những góc...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Sơn – Nhạc sĩ của nhạc học trò và nhạc quê hương

Nhạc sĩ Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng và nhạc quê hương miền Nam. Trước khi là một nhạc sĩ nổi tiếng, ông từng là một ca sĩ, đạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài phát...

Nghe lại giọng hát của Năm Phỉ – Nghệ sĩ kỳ tài của sân khấu cải lương 100 năm trước

Là bậc kỳ tài của sân khấu cải lương, nghệ sĩ Năm Phỉ từng sang Pháp diễn và nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt, nhưng đường tình duyên của bà lại nhiều đắng cay. Nghe giọng hát của bà Năm Phỉ Nghệ sĩ Năm Phỉ tên thật là Lê Thị...

Người Pháp đã quy hoạch và xây dựng Sài Gòn buổi ban đầu như thế nào

Ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, Phó Đô đốc Pháp là Charner (tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Nam kỳ) đã ra quyết định đề ngày 11/4/1861 ấn định ranh giới của thành phố. Lúc đó Sài Gòn có ranh giới như sau: một mặt, rạch Bến...

Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của tỉnh Gia Định (1835-1975)

Ngày nay, khi nhắc đến Gia Định, những người từng sống ở Sài Gòn trước năm 1975 thường nghĩ về vùng đất tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định xưa là khu vực trung tâm quận Bình Thạnh ngày nay. Tên gọi tỉnh Gia Định đã được hình thành từ...