Câu chuyện tình của vợ chồng ca sĩ – diễn viên Nguyễn Chánh Tín – Bích Trâm

Công chúng thường biết đến nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín với hình ảnh của một nam tài tử đào hoa trên màn bạc một thời, nhưng ít ai biết rằng cái nghề đầu tiên đưa ông đến với con đường nghệ thuật chính là ca hát.

Xuất thân từ gia đình khá giả có mẹ là hoa khôi vùng Bạc Liêu. Cha của ông của “hào kiệt” xứ Bạc Liêu – Nguyễn Chánh Minh. Dù người cha thành kiến với đàn ca hát xướng, Nguyễn Chánh Tín đã sớm bộc lộ năng khiếu và đam mê với nghệ thuật. Ông Nguyễn Chánh Minh qua đời khi Chánh Tín mới 15 tuổi.

Sau khi cha mất, ông theo học trường Mạc Đĩnh Chi (Sài Gòn), bắt đầu thực hiện đam mê ca hát. Trong một lần hát thế vào chỗ trống của một chương trình văn nghệ của trường, chàng trai Nguyễn Chánh Tín đã mạnh dạn lên cầm mic hát bài “Nghìn trùng xa cách” khiến bao con tim nữ sinh phải rung động và bắt đầu bén duyên với ca hát cũng từ đây.

Sau khi tốt nghiệp trường Mạc Đĩnh Chi năm 1972, Nguyễn Chánh Tín tiếp tục theo học trường Luật. Lúc này, nhờ sự giúp đỡ của nhạc sĩ Phạm Duy và Dương Thiệu Tước, ông đã hát tại các phòng trà ca nhạc nổi tiếng Sài Gòn lúc bấy giờ.

Nguyễn Chánh Tín gặp vợ là ca sĩ Bích Trâm khi ông đã là một gương mặt rất nổi tiếng của các phòng trà, và tất nhiên cô không phải là người con gái đầu tiên của ông. Giọng nam trầm, đẹp trai, phong độ, Nguyễn Chánh Tín ở tuổi 20 là một thỏi nam châm thu hút rất nhiều cô gái.

Lúc ấy Nguyễn Chánh Tín cũng đã nổi tiếng với những mối tình. Nhưng mối tình ông công khai đầu tiên trên tờ báo Hồng (năm 1972) là với một cô gái hơn tuổi và ông khẳng định cho dù gia đình ngăn cản nhưng “sẽ không thể ngăn cản suốt đời, không bằng lòng tôi cũng lấy”. Và cuối cùng thì ông… không lấy. Bởi sau đó, người thay thế chính là Ngọc Bích (sau này đổi tên là Bích Trâm).

Ngọc Bích là cô sinh viên trường luật, vốn là con gái rượu của một quan chức cao cấp thời bấy giờ và là em gái của Jimmy Tòng, ca sĩ và tay trống của ban nhạc Les Cavaliers. Xung quanh cô có rất nhiều người nổi tiếng mến mộ như nhà báo Trường Kỳ, ca sĩ Tùng Giang, tay bass Tiến Chỉnh… Ngọc Bích từng là thành viên của nhóm nhạc trẻ Spotlight với Khánh Hà, Đức Huy, Billy Shane, Hồng Hải… và được khán giả bình chọn là Ca sĩ dễ thương nhất năm 1967. Sau này cô đổi tên thành Bích Trâm là theo gợi ý của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng vì ông cho rằng tên gọi Ngọc Bích trùng với nhiều ca sĩ hát tân nhạc, cải lương thời đó. Bích Trâm dáng nhỏ nhắn, xinh xắn, hát nhạc Pháp rất hay, cô được xem là France Gall Việt Nam.

Ca sĩ Bích Trâm

Thời điểm này, Nguyễn Chánh Tín và Bích Trâm đang cùng sinh hoạt trong Ban văn nghệ của trường Đại học Luật Sài Gòn nên bắt đầu quen nhau và cùng đi biểu diễn. Dù nhan sắc không thực sự nổi bật như những “bóng hồng” vẫn cặp kè với Nguyễn Chánh Tín trên màn ảnh nhưng Bích Trâm vốn xuất thân từ gia đình trí thức, từ nhỏ tới lớn, cô theo học trường dòng, từng nhận được học bổng du học của Pháp.

Ông Nguyễn Chánh Tín lúc bấy giờ sở hữu 1 chiều cao vượt trội cùng với vẻ ngoài lãng tử, lại cảm thấy ghét cô nàng Bích Trâm vì cho rằng những cô học trường Tây chẳng xem ai ra gì, mà đi học lại có người đưa rước. Không ngờ trong một lần đi hát chung, Nguyễn Chánh Tín mời cô nàng đi ăn bò bía ven đường và mới hiểu rằng cô gái xinh đẹp này không như ông nghĩ, lại còn dịu dàng thông minh.

Chánh Tín và Bích Trâm song ca trong một tiết mục

Nhưng lúc ấy họ vẫn còn lần lữa. Nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín nhớ lại: “Cô ấy học trường Tây nên tôi đã thấy mặc cảm và không ưa nhưng càng ghét nhau thì tôi lại càng để ý và duyên cớ thật sự để chúng tôi đến với nhau một cách chính thức lại là nhờ… đám tang của một người bạn chung, đó là tổng thư ký ban chấp hành luật của trường. Hôm đó khuya quá, khi đám tang vừa xong tôi thấy Bích Trâm không đón được xe về nên tôi hỏi cô ấy có muốn quá giang không. Sau một hồi suy nghĩ Bích Trâm đồng ý leo lên chiếc xe máy cà tàng của tôi vì nếu về trễ cô sẽ bị cha mẹ rầy. Thật sự lúc ấy chiếc xe của tôi không xứng với vẻ đài các của Bích Trâm bởi cô sinh ra trong một gia đình quyền quý. Tối hôm đó, trên đường bờ đê đầy ổ gà nên cô ấy buộc phải ôm sát lấy tôi để khỏi bị té, trời thì mưa, hai đứa ướt như chuột lột. Từ đó, chúng tôi bắt đầu cảm mến nhau và sau đó thì nảy sinh tình cảm”.

Thời điểm bấy giờ, Bích Trâm giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Pháp. Khi tỏ tình, Nguyễn Chánh Tín vừa nói tiếng Việt vừa ra hiệu để bạn gái hiểu. Khi được người yêu đồng ý, nam nghệ sĩ ôm chầm lấy cô và trao nhau nụ hôn ngọt ngào.

Yêu nhau và muốn đến với nhau nhưng bị gia đình ngăn cấm. Thời điểm đó, sự khác biệt về 2 gia đình quá lớn, gia đình bà Bích Trâm không muốn con gái qua lại với Nguyễn Chánh Tín. Quyết chứng minh cho gia đình 2 bên biết được tình yêu chân thành, Bích Trâm hàng ngày luôn tác động tới cha mẹ. Còn phía Nguyễn Chánh Tín, ngày nào ông cũng đến nhà Bích Trâm ngồi từ 5h chiều tới tận gần 12h đêm. Vì những hành động ấy, cả 2 đã được chấp thuận để trở thành bạn đời của nhau.

Đám cưới Nguyễn Chánh Tín – Bích Trâm

Cuối năm 1973, cặp đôi làm lễ cưới trong nỗi lo toan của gia đình nhà gái vì Chánh Tín đẹp trai lại có vẻ phong trần, lãng tử. Hồi đó Nguyễn Chánh Tín có tiếng là tự cao. Ông từng tuyên bố bỏ hát phòng trà để đi đóng phim vì tiền thù lao phòng trà quá thấp. Tiền đóng một bộ phim có thể đủ sống một năm và danh tiếng của ông cũng lên nhiều từ khi đóng phim.

Năm 1974, Chánh Tín đóng cặp với diễn viên, ca sĩ Băng Châu trong phim “Vĩnh biệt tình hè” của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Trước đó, ông đã xuất hiện trên màn ảnh rộng trong phim “Đời chưa trang điểm” của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc.

Nguyễn Chánh Tín và ca sĩ Băng Châu trong phim Vĩnh Biệt Tình Hè

Từ khi cưới vợ, Nguyễn Chánh Tín lại quay về phòng trà để hát cùng Bích Trâm và họ tạo thành một trong những cặp song ca được yêu thích nhất thời bấy giờ. Nguyễn Chánh Tín mua biệt thự, xe hơi, tổ chức đám cưới bằng tiền của mình “và khi cả hai kết hợp đi hát cùng nhau thì càng lại hái ra tiền” – ông nhớ lại.

Vợ chồng Nguyễn Chánh Tín trên sân khấu

Sau năm 1975, vợ chồng Nguyễn Chánh Tín – Bích Trâm bỗng dưng trở thành những người thất nghiệp, vì hoạt động văn nghệ như thời Sài Gòn cũ đã bị cấm cửa hoàn toàn. Họ đã phải làm nhiều nghề chân tay để kiếm sống.

Giai đoạn khủng hoảng nhất trong cuộc sống vợ chồng của đôi uyên ương là giai đoạn 1977, khi cả hai đều không có nghề nghiệp. Ngày ấy, dù Bích Trâm đang mang bầu đứa con đầu lòng nhưng vẫn phải cùng chồng ra chợ bán rau, bỏ mối nước ngọt ở chợ Bình Tây dù trước đó họ từng là “hoàng tử, công chúa” có một cuộc sống sung túc.

Sau đó một thời gian, khi các đoàn văn nghệ được hoạt động trở lại, vợ chồng ông đi hát ở Đoàn Bông Hồng. Lúc ấy ông mượn xe đạp chở vợ đi hát hàng đêm, vậy mà chiếc xe đạp cũng bị mất trộm. Người bạn cho ông mượn xe nghi ngờ rằng vợ chồng ông bán xe đạp để sống qua ngày. “Thật sự lúc ấy tôi nghĩ khổ thế này là tận cùng rồi”.

Nhưng trời chẳng bắt ai khổ đến tận cùng. Sau đó, cả hai vợ chồng ông dần khởi nghiệp lại được. Ngoài biểu diễn ở Đoàn Bông Hồng, cả hai còn đi hát ở nhiều tụ điểm và cuộc sống cũng bắt đầu dễ thở hơn. Đến khi bộ phim Ván bài lật ngửa được phát hành thì tên tuổi của Nguyễn Chánh Tín nổi như cồn, trở thành đỉnh cao trong sự nghiệp của ông.

Năm 1982, Chánh Tín được chọn đóng vai đại tá Nguyễn Thành Luân trong phim “Ván bài lật ngửa” của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Vai diễn đánh dấu sự tỏa sáng trong sự nghiệp diễn xuất của ông.

“Đến lúc ấy tôi mới bắt đầu có tiền và tích cóp mua được căn nhà và cuộc sống bắt đầu đi vào ổn định” – Nguyễn Chánh Tín tâm sự.

Nguyễn Chánh Tín là mối tình đầu tiên của nữ danh ca Bích Trâm. Nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín thừa nhận: “Vợ tôi là một người rất dễ tha thứ, bà ấy là một người yêu thương tôi thật sự và chính vì thế bà ấy mới chịu đựng được tôi bởi tôi vốn là một người rất đào hoa”.

Chia sẻ về đời sống hôn nhân với một nghệ sĩ nổi tiếng, bà Bích Trâm ngậm ngùi: “Kết hôn với một nghệ sĩ nổi tiếng như Chánh Tín có nhiều áp lực lắm. Ngay cả khi đã vợ con rồi vẫn có người đến tận nhà chơi sau đó 2 người hẹn hò đi đâu, tôi cũng chẳng nói. Ông Tín thích thì cứ đi, khi nào mệt mỏi thì về. Tôi cũng tin ông ấy biết đâu là giới hạn và tình yêu thì chỉ dành cho tôi nên khi ông ấy thất thế, tôi phải trở thành điểm tựa của cả gia đình chứ nếu tôi quỵ thì xem như tan nát hết”.

Bích Trâm thừa nhận bà chưa bao giờ bắt ghen chồng. Tuy nhiên, một lần, xưởng phim chồng tham gia gửi công văn đến bà và tiết lộ sự thật. “Hãng phim gọi tôi lên và bắt cô thư ký đọc cho tôi viết một đơn thưa cô người yêu của chồng ở ngoài Bắc vào. Họ sợ cô ấy gặp anh rồi tôi khổ. Đó là lần đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời của tôi chứ tôi không bao giờ bắt ghen”.

Bà Bích Trâm nói thêm: “Mỗi đêm anh chở tôi đi hát, đi hát về rồi anh bỏ tôi ở nhà rồi anh lại đi. Qua ngày hôm sau, có một cô từ Nha Trang vào kiếm anh ấy. Tôi cũng mời cô đó vào nhà, mời uống nước và ăn sáng. Khoảng 9h anh ấy về tới, vừa vào cửa tôi nói: “Anh ơi có cô gì ấy từ Nha Trang vào kiếm anh. Anh ấy bảo ủa vậy hả rồi quay xe đi luôn…

Một lần khác, đêm đó có một cô ngoài Bắc vào, thời gian ấy đi hát về tôi ghé vào nhà mấy anh trưởng đoàn ăn uống, chơi đến khoảng 11 giờ thì về, anh ấy lại đi. Anh ấy đi được một lúc, tôi thấy công an khu vực gọi báo anh ấy bị bắt với một cô gái”.

Trước chia sẻ của vợ, Nguyễn Chánh Tín trải lòng về việc này: “Đó là đêm Noel, cô ấy đi vào thăm tôi bất ngờ. Tôi đưa cô ấy về phòng ngủ, vừa về tới nơi hai đứa bị té. Bị ngã, công an dựng xe giúp tôi. Tôi cãi lộn với họ nên hai đứa bị bắt nhốt, vì thế mới bị lộ với vợ. Tôi thấy không ai bằng vợ mình. Nhiều khi tôi cũng ngán đủ kiểu, phải bỏ nhà đi một đến hai bữa cho đỡ rồi về. Sau này nhiều và nhiều lần nữa, có những lúc tôi lầm lỗi, vợ tôi một mình nuôi con”.

Biết chồng ngoại tình với người phụ nữ khác, thay vì làm lớn chuyện, bà Bích Trâm lại cư xử nhẹ nhàng, đúng mực. Bà thừa nhận, bản thân chưa từng nghĩ đến chuyện ly hôn. Nhờ đức tính chịu thương, chịu khó của vợ, nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín đã nhận ra lỗi lầm và dần thay đổi bản thân theo hướng tích cực.

Bích Trâm là người quan trọng nhất trong cuộc đời Nguyễn Chánh Tín. Bà đã cùng ông trải qua mọi khó khăn của cuộc sống, sẵn sàng lui về phía sau từ những năm 1990 để một mình chồng hoạt động văn nghệ còn bản thân chăm chút từng tí cho gia đình. Hồi 5 năm trước, khi cuộc sống của vợ chồng Nguyễn Chánh Tín gặp hoạn nạn vì bị xiết nợ, mất nhà, một lần nữa bà Bích Trâm sẵn sàng cùng chồng làm lại từ đầu. Họ đi hát lại cùng nhau và họ vẫn nhìn nhau mỉm cười.

Rạng sáng ngày 4/1/2020, Nguyễn Chánh Tín đột ngột qua đời trong một giấc ngủ ở nhà riêng, hưởng thọ 68 tuổi.

Nghệ sĩ Chánh Tín đóng cặp cùng diễn viên Diễm My trong một bộ phim phát hành năm 1986

Chánh Tín (phải) cùng diễn viên Lê Khanh trong phim “Chiếc mặt nạ da người” do chính ông sản xuất những năm cuối thập niên 1990

Nguyễn Chánh Chánh Tín cùng cháu ruột là Johnny Trí Nguyễn (Nguyễn Chánh minh Trí) trong phim “Dòng máu anh hùng” năm 2007

chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Những hình ảnh đẹp về “chiêu đãi viên” (tiếp viên) hàng không của Air Vietnam năm xưa

Tiếρ νiên hànɡ khônɡ là nhữnɡ nɡười thᴜộᴄ ρhi hành đᴏàn tɾên ᴄáᴄ ᴄhᴜyến bay thươnɡ mại ᴄủa ᴄáᴄ hãnɡ hànɡ khônɡ dân dụnɡ, là nhữnɡ nɡười đảm tɾáᴄh νiệᴄ ρhụᴄ νụ hành kháᴄh tɾên ᴄáᴄ ᴄhᴜyến bay. Tɾướᴄ năm 1975, miền Nam ᴄó hãnɡ hànɡ khônɡ qᴜốᴄ ɡia manɡ...

Tên dân gian của đường phố Hà Nội xưa & nay

Thành phố Hà Nội vào thời điểm chưa mở rộng có cách đặt tên theo một trật tự rõ ràng: được đặt theo từng cụm (khu vực), mỗi cụm tương ứng với một thời, một triều đại nhất định trong lịch sử - vì thế có thể nói là...

Lịch sử hình thành Sapa và Những hình ảnh hiếm của Sapa 100 năm trước

Khởi nguồn từ ý tưởng thành thành lập một trạm nghỉ dưỡng cho người Pháp vào những năm đầu của thế kỷ 20, khi Sa Pa còn là vùng núi non hoang sơ, chỉ có lác đác đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trải qua bao biến...

Nguồn gốc chiếc “áo dài Bà Nhu” (áo dài cổ thuyền) ra đời từ cuối thập niên 1950

Từ hơn nửa thế kỷ nay cái áo dài cổ thuyền vẫn được quen gọi là "áo dài bà Nhu", và được cho là do bà Ngô Đình Nhu thiết kế. Tuy nhiên người thiết kế kiểu dáng áo dài này là một đôi vợ chồng người Mỹ gốc...

Hình ảnh xưa và nay của những nữ diễn viên nổi tiếng thập niên 1990 – Kỳ 2: Y Phụng

Bên cạnh các diễn viên đàn anh, đàn chị rất được yêu mến trong nhiều phim nhựa ăn khách là Lý Hùng, Việt Trinh, Diễm Hương, tên tuổi của nữ diễn viên Y Phụng thuộc hàng nhỏ nhất vào thời bấy giờ nhưng luôn nổi bật với sự trẻ...

Nhạc sĩ Ngọc Chánh – Phạm Duy và 3 ca khúc bất tử: Bao Giờ Biết Tương Tư, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang,...

Nhắc đến Ngọc Chánh, người ta biết nhiều về ông với tư cách là trưởng ban nhạc Shotguns lừng lẫy một thời; là ông chủ của trung tâm băng nhạc Shotguns đã lăng xê thành công nhiều bài hát và ca sĩ nổi tiếng của làng nhạc Sài Gòn...

Ý nghĩa của những bài hát về thân phận nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Phôi Pha, Cát Bụi, Ru Ta Ngậm...

Cùng với Phạm Duy và Văn Cao, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được nhiều người xem là 1 trong 3 người có ảnh hưởng lớn nhất của tân nhạc Việt Nam. Đi cùng với đó, cũng giống như nhạc sĩ Phạm Duy thì vẫn còn nhiều tranh cãi liên...

Bộ sưu tập ảnh đẹp của 10 Nhà Thờ/Tu Viện công giáo lâu đời nhất Sài Gòn vẫn còn lại đến nay

Mời các bạn xem lại thông tin và hình ảnh xưa của 10 nhà thờ/tu viện/đại chủng viện ở Sài Gòn đã có tuổi đời trên 100 năm và vẫn còn lại cho đến nay: 1. Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (tiếng...

Xem lại phim Chân Trời Tím (diễn viên Hùng Cường, Kim Vui) tròn 50 năm trước – Đỉnh cao của điện ảnh miền Nam...

Khi nhắc tới tên Kim Vui, người ta thường nhớ đến phim Chân Trời Tím, là đỉnh cao nghệ thuật điện ảnh miền Nam thập niên 1970, dấu son trong sự nghiệp của nữ ca sĩ - minh tinh Kim Vui, và cũng là cuốn phim cuối cùng mà...

Hình ảnh đẹp về nữ sinh ở các trường nữ trung học năm xưa: Gia Long, Trưng Vương, Đồng Khánh, Nguyễn Bá Tòng, Lê...

Áo dài Việt Nam không ᴄhỉ đơn thuần là một sản phẩm thời trang không bao giờ bị lỗi mốt, mà đã đạt tới một νai trò quan trọng hơn, đó là một biểu tượng νăn hóa ᴄủa Việt Nam. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài...