Bộ sưu tập ảnh đẹp của ca sĩ Ngọc Lan – “Thương hoài đóa hoa mong manh”

Ca sĩ Ngọc Lan không phải là người sở hữu nhan sắc mỹ miều, tuy nhiên nếu nhìn lại những tấm ảnh này, người ta dễ bị hút hồn bởi gương mặt khả ái và đôi mắt như là chứa đựng mênh mông nỗi buồn…

Có một điều kỳ lạ, đó là cả giọng hát lẫn dáng hình của cô đều gọi lên sự mong manh như sương, như khói.

Thời đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của ca sĩ Ngọc Lan là khoảng đầu thập niên 1990, đặc biệt là kể từ sau khi trình bày ca khúc Mưa Trên Biển Vắng (nhạc Pháp lời Việt của nhạc sĩ Nhật Ngân) vào đầu năm 1992 trên chương trình của trung tâm Mây Production.

Năm 1993, trong một lần giới thiệu tiếng hát Ngọc Lan, nhạc sĩ Từ Công Phụng kể lại câu chuyện như sau:

Cách đây 8 năm, lần đầu tiên tôi nghe một tiếng hát ở Portland – Oregon. Tôi ghé vào tai một người bạn trẻ ngồi bên cạnh tôi và nói: “Tôi cam đoan với anh là trong vòng 5 năm nữa sẽ nổi tiếng như cồn”. Anh ta ngạc nhiên và hỏi tôi, tôi bảo: “Anh chờ xem đi, đừng có hỏi”. Đúng 5 năm sau, tình cờ anh gặp lại tôi ở Santa Ana, anh nhớ lại lời của tôi về người nữ ca sĩ đó và nói tôi đoán như thần. Tôi nói rằng không có thần gì đâu, bởi vì khi tôi nghe tiếng hát đó, tôi biết điều đó sẽ xảy ra không sớm thì muộn.

Chưa đến 2 năm sau thời điểm Mưa Trên Biển Vắng, Ngọc Lan bỗng gặp một căn bệnh nan y làm rối loạn não bộ, ảnh hưởng nặng nề đến thị lực nên đột ngột tạm rời xa sân khấu khi đang trên đỉnh cao của danh vọng. Từ sau đó, Ngọc Lan có vài lần tái xuất, nhưng sức khỏe không cho phép cô hoạt động nghệ thuật thường xuyên nữa.

Ca sĩ Ngọc Lan bắt đầu đi hát vào năm 1983 tại một số quán café ở Orange County. Chỉ sau 1 tuần tiên, Ngọc Lan đã có ý định bỏ cuộc vì phải hát liên tục rất mệt mỏi.

Trong lần đi hát dự định sẽ là lần cuối cùng, tình cờ con trai của nhạc sĩ Anh Bằng là Trần Ngọc Sơn nghe được và mời Ngọc Lan thu âm cho hãng Dạ Lan, từ đó cô có động lực tiếp tục đi hát, sau đó chính thức bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp vào năm 1985.

Một trong những động lực khác giúp cho Ngọc Lan theo đuổi sự nghiệp ca hát, đó là lời khuyên của thi sĩ Nguyên Sa sau đây (được Ngọc Lan kể lại):

“Cháu không thể nói cháu là amateur được, tại vì cháu đã đi hát và nhận tiền thì cháu đã là ca sĩ chuyên nghiệp rồi. Mà nếu là ca sĩ chuyên nghiệp thì cháu phải có một cái gì chứ tem nhem như vậy là không có được. Nếu mai mốt cháu có đứa con, nếu cháu sẽ nói với con là ‘Ngày xưa mẹ có đi hát’, thì lúc đó con của cháu sẽ nghĩ ra sao? Nó sẽ hỏi lại là ‘Ủa ngày xưa mẹ có đi hát mà sao không ai biết mẹ là ai…’ thì cháu sẽ xấu hổ như thế nào?”

Năm 1994, Ngọc Lan lập gia đình với nhạc sĩ Kevin Khoa (tên thật là Mai Đăng Khoa). Đó cũng là thời điểm cô đã biết mình bị bệnh, nhưng y học thời đó vẫn chưa biết rõ về căn bệnh nan y của cô. Vì căn bệnh này nên dù cả 2 vợ chồng đều rất muốn sinh con, nhưng đã không thể vì sức khỏe của Ngọc Lan không cho phép.

Ngày 6 tháng 3 năm 2001, Ngọc Lan qua đời trong sự thương tiếc của bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ. Cho đến nay, nhiều người vẫn còn nhắc đến cô với niềm thương tiếc vô bờ về một đóa hoa lan mỏng manh, bạc mệnh.

Đông Kha – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Câu chuyện về nhạc sĩ Đoàn Chuẩn & những bóng hồng trong các ca khúc bất hủ

Đᴏàn Chᴜẩn là một tɾᴏnɡ nhữnɡ nhạᴄ sĩ tiêᴜ biểᴜ nhất ᴄủa dònɡ nhạᴄ tɾữ tình Việt Nam thậρ niên 1950. Nhạᴄ ᴄủa ônɡ ᴄó ɡiai điệᴜ νà ᴄa từ đẹρ νà lãnɡ mạn ɾất đặᴄ tɾưnɡ, nhưnɡ νẫn khá tươnɡ đồnɡ νới dònɡ nhạᴄ tiền ᴄhiến tɾướᴄ đó,...

Truyền thống chụp ảnh gia đình ngày Tết của người Việt từ hơn nửa thế kỷ qua

Không biết tự bao giờ, ᴄhụp ảnh gia đình vàᴏ những ngày đầu năm dịp Tết Nguyên Đán đã tɾở thành một nét văn hóa đối với nhiều vùng miền Việt Nam, tɾᴏng đó ᴄó ᴄáᴄ gia đình ở Sài Gòn. Từ hơn nửa thế kỷ trước, tɾᴏng những ngày...

Ký ức về xe máy Honda ở Sài Gòn trước 1975: Dòng xe Honda Dame và Honda 67

Từ nhiều năm qua, xе máy hiệu Honda luôn là thương hiệu phổ biến nhất Việt Nam, quеn thuộc đến nỗi một thời gian dài người ta gọi là "xе Honda" để nói đến tất các loại xе gắn máy. Trong số các dòng xе gắn máy từng một thời...

Bộ ảnh Hà Nội trước năm 1954 – Nét thanh lịch quý phái của người Hà Nội xưa

Văn thơ tiền chiến, nhạc tiền chiến, là những tinh hoa của nghệ thuật Việt Nam, được xem là có xuất xứ từ Hà Nội và các tỉnh lân cận (Nam Định, Hải Phòng...), vì đa số tác giả thời kỳ này thuộc là xuất thân từ đây. Nét...

Hình ảnh đẹp về Sài Gòn thập niên 1950 qua những tấm ảnh phục chế màu

Cùng ngắm nhìn trung tâm Sài Gòn khoảng 70 năm trước qua những tấm ảnh được phục chế màu từ ảnh trắng đen của thập niên 1950. Bưu điện trung tâm là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn, nằm ngay bên cạnh Nhà Thờ...

Hình ảnh những chiếc xe đò Desoto quen thuộc của thập niên 1970-1980

Vào thập niên 1980-1990, hầu hết xe đò chạy đường đai khắp Việt Nam đều là những xe đã được sản xuất từ thập niên 1960-1970. Nếu như xe khách (xe ca) ở miền Bắc đa số là xe ca Ba Đình (được thợ đóng trên khung gầm xe...

Câu chuyện thú vị về tên đường Alexandre de Rhodes trước và sau năm 1975

Con đường nghiêng mình nằm bên lề của Công viên Thống Nhứt (nay là công viên 30/4) như một cô tiểu thư kiêu kỳ và tràn đầy sức sống. Ban đầu, đường Alexandre de Rhodes có tên là Rue de Paracels (tức Hoàng Sa). Đến ngày 16/10/1871 thì đổi tên...

Cuộc đời lận đận của nhạc sĩ Lê Hựu Hà – Người tiên phong sáng tác nhạc trẻ thuần Việt

Trᴏnɡ lànɡ nhạᴄ Sài Gòn trướᴄ 1975, nhạᴄ sĩ Lê Hựu Hà là nɡười đã ᴄó nhiều đónɡ ɡóp ᴄhᴏ nhạᴄ Việt nói ᴄhunɡ và nhạᴄ trẻ nói riênɡ, với nhữnɡ bướᴄ đi tiên phᴏnɡ manɡ tính khai phá. Ônɡ là một trᴏnɡ nhữnɡ nɡười Việt hᴏá nhạᴄ trẻ...

Xuất xứ của “Người Tình Mùa Đông” – Ca khúc quen thuộc mùa Noel đã làm nên tên tuổi Như Quỳnh

"Đườnɡ νàᴏ tim еm ôi bănɡ ɡiá, tɾời mùa đônɡ mây νẫn hay đi νề..." Vàᴏ nhữnɡ nɡày này ᴄủa 27 năm νề tɾướᴄ, ᴄó một ᴄô ɡái tɾẻ khᴏáᴄ ᴄhiếᴄ áᴏ đỏ, đội mũ bеɾеt nhún bướᴄ hát bài "Nɡười Tình Mùa Đônɡ". Đó là lần đầᴜ tiên ᴄô...

Nguyên tắc sử dụng dấu “gạch-nối” trong văn bản Tiếng Việt ngày xưa

Khi đọc sách báo miền Nam trước năm 1975, chúng ta dễ dàng bắt gặp các chữ ghép được nối với nhau bằng “gạch nối”. Ví dụ như “dinh độc-lập”… Những thế hệ học trò được dạy dỗ trước năm 1975 tại miền Nam đều thuộc nằm lòng các nguyên...