Ảnh màu của đền Quán Thánh (Trấn Vũ) năm 1915 và đoạn phim cổ xưa nhất quay cảnh Hà Nội

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Đó là hai câu thơ nổi tiếng mà hầu như ai cũng từng nghe qua, trong đó địa danh Trấn Vũ là ngôi đền có xuất xứ hơn 1000 năm, còn được biết với cái tên Đền Quán Thánh.

Hơn 100 năm trước, trong một đề án đồ sộ mang tên là “kho lưu trữ hành tinh” (tiếng Pháp là Les Archives de la Planète) do một ông chủ nhà băng người Pháp là Albert Kahn sáng lập, nhiếp ảnh gia Léon Busy đã đến Đông Dương và chụp lại rất nhiều ảnh ở Hà Nội, trong đó có hình ảnh đền Trấn Vũ, ảnh màu nguyên gốc thời xưa, không phải là ảnh trắng đen được tô màu sau này Mời các bạn xem lại:

Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010 – 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn). Bốn ngôi đền đó là:

Đền Bạch Mã – Bạch Mã tối linh từ (trấn giữ phía Đông kinh thành);
Đền Voi Phục – Tây trấn từ (trấn giữ phía Tây kinh thành);
Đền Kim Liên – Kim Liên từ (trấn giữ phía Nam kinh thành);
Đền Quán Thánh – Trấn Vũ quán – (trấn giữ phía Bắc kinh thành).

Đến Quán Thánh cuối thế kỷ 19

Đền Quán Thánh ngày nay nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hóa tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội. Đền tọa lạc tại số 190 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.


Xem đoạn video hiếm quay đền Quán Thánh hơn 100 năm trước (1921). Có thể nói đây là 1 trong những đoạn phim cổ xưa nhất quay lại cảnh Hà Nội

Khi định đô ở Thăng Long năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã phong cho thần Trấn Vũ là Huyền Thiên Trấn Vũ Chân Quân, coi giữ mặt bắc Hoàng thành. Năm Nhâm Ngọ 1012, vua Lý Thánh Tông xây miếu thờ Trấn Vũ ở gần thành, vị trí đầu tiên không rõ ở đâu, chỉ thấy sách cũ ghi là gần đầm Thân Cáo. Tới thời Lê sơ, năm Giáp Ngọ 1474, vua Lê Thánh Tông sai tu tạo lại Hoàng thành, mở rộng diện tích và xây đền thờ Trấn Vũ ở bên ngoài tường thành, tức là địa điểm của đền hiện nay, gần bên Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch.

Đền Quán Thánh – Trấn Vũ từng trải qua nhiều đợt trùng tu vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1856, 1893, 1941 (các lần trùng tu này được ghi lại trên văn bia). Đợt trùng tu năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 tức đời vua Lê Hy Tông. Trịnh Tạc ủy cho con xuất của kho để di tạo Trấn Vũ Quán và pho tượng Thánh Trấn Vũ. Người chỉ huy việc tu sửa đền và đúc tượng Thánh Huyền thiên Trấn Vũ là Vũ Công Chất, còn nghệ nhân trực tiếp đúc tượng Trấn Vũ là Trùm Trọng cũng có tượng thờ ở chái đền bên cạnh. Tượng Huyền thiên Trấn Vũ bằng đồng hun, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó.

Năm Cảnh Hưng 29 (Mậu Tý 1768), chúa Trịnh Tĩnh vương (Trịnh Sâm) có cho sửa chữa khu đền này, ghi thêm vào tấm bia đời Vĩnh Trị 2 của Đặng Công Chất làm (chữ này sau đã bị vua Minh Mạng cho đục bỏ để xóa vết tích nhà Trịnh).

Năm Cảnh Thịnh 2 (1794) đời vua Quang Toản, viên Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc khánh đồng lớn.

Vua Minh Mạng nhà Nguyễn khi ra tuần thú Bắc Thành cho đổi tên đền thành Chân Vũ quán (真武觀). Ba chữ Hán này được tạc trên trán cổng tam quan. Tuy nhiên, trên bức hoành trong Bái đường vẫn ghi là Trấn Vũ quán. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm đền và ban tiền đúc vòng vàng đeo cho tượng Trấn Vũ.

Có thể thấy người xưa chấp nhận cả hai cách viết và gọi là Trấn Vũ quán và Đền Quán Thánh. Quán là Đạo Quán và là nơi thờ tự của Đạo Giáo, cũng như chùa là của Phật giáo. Triong bản đồ Hà Nội thời Pháp, đền Quán Thánh được ghi thành Pagoda du Grand Buddha. Con đường trước đền đặt tên là avenue du Grand Buddha, nay là phố Quán Thánh. Con đường nhỏ sau đền ngày nay là phố Trấn Vũ.

Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam (ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa) và nhân vật thần thoại Trung Quốc Trấn Vũ (vị Thánh coi giữ phương Bắc).

Đền Quán Thánh đầu thế kỷ 20

Năm 1856, năm Tự Đức, tri huyện Thọ Xương là Phan Huy Kiên đứng ra lạc quyên, trùng tu đền, làm rộng thêm, xây nội điện và tiền đường, lò thiêu hương, tam quan, gác chuông, hành lang tả hưuux vu; nhân dịp đó tô thêm tượng đặt ở hậu đường, là những tượng Lã Tổ, Văn Xương, Quan Đế.

Diện mạo của đền Quán Thánh ngày nay là có bắt đầu từ đợt tu sửa thời gian này. Các bộ phận kiến trúc đền sau khi trùng tu bao gồm tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế, trung tế, hậu cung. Các mảng chạm khắc trên gỗ có giá trị nghệ thuật cao. Bố cục không gian thoáng và hài hòa. Hồ Tây phía trước mặt tiền tạo nên bầu không khí mát mẻ quanh năm.

Ngôi chính điện (bái đường) nơi đặt tượng Trấn Vũ có 4 lớp mái (4 hàng hiên). Chính giữa là bức hoành phi đề “Trấn Vũ Quán”. Hai tường hồi có khắc các bài thơ ca ngợi ngôi đền và pho tượng Trấn Vũ của các tác giả thời nhà Nguyễn như Nguyễn Thượng Hiền, Vũ Phạm Hàm… Nhà Tiền tế có khám thờ và án thư cùng tượng thờ nghệ nhân đúc tượng Trấn Vũ, Luân Quận Công Vũ Công Chấn.

Đền Quán Thánh ngày nay

Bên dưới là hình ảnh pho tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ, được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông.

Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m. Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản, hiền hậu với đôi mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ ngồi trên bục đá với hai bàn chân để trần. Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ.

Theo như sự tích được ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần trấn quản phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm. Lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc từ vùng biển tràn vào, lần thứ hai vào đời Hùng Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh… Trong bản ghi chép còn có chi tiết Huyền Thiên Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma và yêu quái, giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông…

Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.

chuyenxua.net biên soạn

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Nha Trang đẹp và yên bình qua những tấm ảnh màu trước năm 1975

Nha Trang là thành phố biển du lịch quen thuộc của Việt Nam. Trong bài viết này, mời các bạn xem lại những tấm ảnh được chụp trước năm 1975. Trước thế kỷ 18, vùng đất này thuộc nước Chiêm Thành nên đến nay vẫn còn nhiều di tích của...

Nhớ hoài trang lưu bút học trò ngày xưa

Tôi không rõ ngày nay học trò lớp 12 có còn viết lưu bút trao nhau để ghi dấu kỷ niệm giống như ngày xưa nữa không. Ngày nay mạng xã hội tiện lợi, khi nào cần thiết thì nhắn đôi ba dòng Messenger cho bạn cũ, tải hình ảnh...

Cảm nhận âm nhạc – Giọng Ca Dĩ Vãng (Bảo Thu) – Khúc ca cung lỡ dây chùng…

Trong các sáng tác âm nhạc, các nhạc sĩ có những tác phẩm viết thật về tâm sự và tình yêu của mình. Vì viết thật không vay mượn tình cảm của ai nên nhạc phẩm từ tâm huyết đã trở nên bất tử. Ca khúc Giọng Ca Dĩ...

Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của “tỉnh Thủ Dầu Một”

Ngày nay, Thủ Dầu Một là trung tâm của tỉnh Bình Dương, cách Sài Gòn chỉ khoảng 20-30km. Thời thế kỷ 19, địa bản tỉnh Thủ Dầu Một nguyên là vùng đất thuộc 2 huyện Bình An và Ngãi An, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa của triều Nguyễn....

Cuộc đời thăng trầm của nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam: Henriette Bùi Quang Chiêu

Khi thực dân Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa, cùng với đó là sự du nhập của văn hoá Tây Âu là phương pháp chữa bệnh theo Tây Y. Ban đầu, Tây Y và bác sĩ chỉ phục vụ cho quân Pháp và gia quyến đi cùng. Dân...

Câu chuyện về tuyến xe lửa leo núi độc đáo Đà Lạt – Tháp Chàm hơn 80 năm trước

Từ xưa đến nay, trên thế ɡiới ᴄhỉ ᴄó 2 tuyến đườnɡ sắt rănɡ ᴄưa độᴄ đáᴏ ᴄó thể lеᴏ lên núi, một đườnɡ ở Thuỵ Sĩ dài 25km, ᴄòn một đườnɡ kháᴄ là nằm ở Việt Nam. Đó là tuyến đườnɡ sắt Đà Lạt – Tháp Chàm (Phan...

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Duy Trác – Tiếng hát thời vàng son

Danh ᴄa Duy Tráᴄ tên thật là Khuất Duy Tráᴄ, sinh nɡày 12/5/1936 tại Sơn Tây. Cùnɡ với Anh Nɡọᴄ và Sĩ Phú thì Duy Tráᴄ là một trᴏnɡ 3 nam danh ᴄa nổi tiếnɡ nhất ᴄủa dònɡ nhạᴄ tình ᴄa trướᴄ 1975. Click để nghe Băng Nhạc Duy Trác...

Tìm hiểu tên đường xưa qua loạt ảnh đẹp đường phố Sài Gòn thập niên 1950

Mời các bạn cùng tìm hiểu về lịch sử những tên đường xưa ở Sài Gòn, thông qua những tấm hình tuyệt đẹp ghi lại cảnh đường phố Sài Gòn nửa sau thập niên 1950. Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1959, nhìn về phía Tòa Đô Chánh. Đại lộ Nguyễn Huệ...

Cuộc đời kỳ lạ của Hoàng Thị Thế – Từ con gái độc nhất của Đề Thám trở thành con nuôi Tổng thống Pháp

Nhà nghiên ᴄứu lịᴄh sử người Pháp Claudе Gеndrе đã nói νề bà Hᴏàng Thị Thế - Cᴏn gái độᴄ nhất ᴄủa lãnh tụ phᴏng tràᴏ Yên Thế Hᴏàng Hᴏa Thám như sau: "Nếu ᴄuộᴄ đời Đề Thám là một khúᴄ tráng ᴄa, thì ᴄuộᴄ đời ᴄᴏn gái ông là...

Lịch sử môn banh tròn ở Việt Nam, từ đội Ngôi sao Gia Định đầu thế kỷ 20 đến chức vô địch SEAP Games...

Cho đến nay, đội bóng đá của Việt Nam đã 2 lần giành huy chương vàng môn bóng đá nam ở các kỳ SEA Games (Southeast Asian Games), đó là SEA Games 30 năm 2019 tại Philippines, và lần tiếp theo là SEA Games 31 ngay trên sân nhà,...