Xem lại phim “Tứ Quái Sài Gòn” năm 1973 với diễn xuất của Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, La Thoại Tân

Tứ quái Sài Gòn cuốn phim điện ảnh hài do hãng phim Lido sản xuất năm 1973, quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng của làng nghệ thuật Sài Gòn là Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, các danh hề Tùng Lâm, La Thoại Tân, Khả Năng, Thanh Việt.

Cuốn phim kể về cuộc hành trình từ quê ra thành phố lập nghiệp của bốn chàng “hai lúa”: Lùn (Tùng Lâm đóng), Mập (Khả Năng), Râu (Thanh Việt), Lúa (La Thoại Tân). Ở quê ngày càng khó khăn, ít học và thất nghiệp, họ tìm đường lên Sài Gòn lập nghiệp tìm cơ hội ở miền đất hứa.

Trên chuyến xe lửa từ quê lên Sài Gòn, nhóm tứ quái giả làm người khuyết tật để trổ tài trình diễn văn nghệ, xin tiền hành khách để làm lộ phí. Hành động của họ trên chuyến xe được một nữ quái là Yến (Thẩm Thúy Hằng đóng) để ý và cho người theo dõi.

Bốn chàng trai nhà quê lần đầu lên Sài Gòn nên bỡ ngỡ giữa chốn thị thành, họ gây náo loạn một nhà hàng Tây nhưng không có tiền đền. Nhận thấy khả năng dị thường và nét duyên dáng ngây ngô hiếm có của nhóm tứ quái, bà chủ của gánh hát Ánh Sao Đêm (Túy Hoa đóng) lúc đó có mặt tại nhà hàng, đã trả giùm hết chi phi và thu nạp cả 4 vào gánh hát.

Vở đầu tiên mà nhóm tứ quái trình diễn là Lữ Bố hí Điêu Thuyền, nhưng đến ngày công diễn, 2 đào kép chính đã bỏ vai giữa chừng vì không muốn đứng chung sân khấu với những kẻ nhà quê, để mặc họ tùy cơ ứng biến. Vì vậy, từ một vở tuồng hát trở thành vở kịch hài, nhóm tứ quái làm cho khán giả được phen cười nghiêng ngả. Chứng kiến sân khấu bị quậy tung như vậy, bà chủ gánh hát choáng váng nên bỏ đi giữa chừng, không được chứng kiến sự thích thú của khán giả và những tràn pháo tay tán thưởng không ngừng trước màn diễn tuồng độc nhất vô nhị.

Sau đêm diễn, tứ quái Sài Gòn được Yến mời đi đóng phim kiếm hiệp. Tuy nhiên đằng sau đó là một âm mưu đen tối. Yến ở trong một tổ chức tội phạm, và ông trùm (Văn Giai đóng) của tổ chức này muốn lợi dụng nhóm tứ quái để thực hiện một phi vụ phạm pháp. Bốn người được đưa lên một hòn đảo để huấn luyện, trong thời gian ở đây, ông trùm nói Yến dùng “mỹ nhân kế” quyến rũ Lúa (La Thoại Tân đóng) để tiện cho việc hành động. Tuy nhiên sau đó Yến có cảm tình với chàng Lúa, nên bị ông trùm quy tội phản bội.

La Thoại Tân và Thẩm Thúy Hằng trong phim

Cùng khi ấy, cô Nhài (Kim Cương đóng), là vợ sắp cưới của chàng Râu (Thanh Việt đóng) từ quê lên thành phố tìm người yêu và vô tình sa bẫy của băng tội phạm. Bốn chàng nông dân cùng Nhài và Yến cùng về một phe để chống lại băng nhóm này.


Click để xem phim Tứ Quái Sài Gòn năm 1973

Phim Tứ Quái Sài Gòn có những phân cảnh đã trở thành kinh điển trong điện ảnh Việt Nam. Đạo diễn của phim chính là La Thoại Tân – một nghệ sĩ đa tài, đã tham gia đóng phim từ những năm sơ khai của điện ảnh Sài Gòn thập niên 1950. Từ thập niên 1960-1970, La Thoại Tân là gương mặt quen thuộc của sân khấu kịch nghệ lẫn điện ảnh, đồng thời là một trong “thất hài đế”, là những danh hề lừng lẫy của làng nghệ thuật Sài Gòn. Sau 1975, La Thoại Tân tiếp tục tham gia sân khấu kịch ở hải ngoại và từng làm MC cho chương trình Paris By Night những số đầu tiên.

Những diễn viên chính trong phim này, ngoài 4 người trong “thất hài đế” là La Thoại Tân, Tùng Lâm, Khả Năng, Thanh Việt, còn có sự góp mặt của 2 người trong “tứ đại mỹ nhân” là Thẩm Thúy Hằng và Kim Cương. Đây là trường hợp hiếm hoi 2 minh tinh có tài năng xuất chúng này cùng đóng chung, vì tiền cát xê của họ đều rất cao, không phải hãng phim nào cũng chấp nhận mời cả 2 cùng lúc.

Một dấu ấn khác của phim Tứ Quý Sài Gòn là danh hề Tùng Lâm. Chỉ riêng với vai chàng Lùn trong phim này, ông được mệnh danh là “minh tinh quốc tế” khi nhận được sự quan tâm của báo giới và khán giả khắp Á châu, Úc, Pháp và Bắc Mỹ. Hoạt cảnh Lã Bố hí Điêu Thuyền và Trận bóng tròn trong bộ phim này với diễn xuất xuất thần của ông về sau được điện ảnh Hồng Kông và Đài Loan triệt để khai thác làm phong cách tấu hài đậm chất Á Đông.

Theo Sina, trong quá trình dựng kịch bản Thiếu Lâm túc cầu (Đội Bóng Thiếu Lâm) vào năm 2001, tổng đạo diễn Châu Tinh Trì đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp gây cười trong thể thao của Tứ Quái Sài Gòn của bộ tứ Tùng Lâm, Thanh Việt, Khả Năng và La Thoại Tân.

Đông Kha – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Lịch sử những đường phố Sài Gòn xưa: Nguyễn Bỉnh Khiêm – Một trong những con đường lâu đời nhất Sài Gòn

Khᴏảnɡ ɡần 150 năm tɾướᴄ, saᴜ khi Pháρ đã ᴄhiếm đượᴄ Gia Định νà bắt đầᴜ qᴜy hᴏạᴄh thành ρhố Sài Gòn, ᴄó một số tên đườnɡ đượᴄ đặt tên là ᴄáᴄ địa danh qᴜеn thᴜộᴄ ở Nam Kỳ. Ví dụ như là đườnɡ Thi Sáᴄh nɡày nay từnɡ...

Nhìn lại Vũng Tàu 50 năm trước qua bộ ảnh tuyệt đẹp của Rod Allen

Có lẽ dân Saigon không ai là không một lần ghé biển Vũng Tàu. Khắp dải đất miền nam có thêm nhiều bãi biển xa hơn, có thể đẹp hơn Vũng Tàu, như Mũi Né (Phan Thiết), Ninh Chữ (Phan Rang), hoặc xa hơn nữa ở Nha Trang, Phú...

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Phần 6 – Thị Nghè năm xưa

Ai đã từnɡ sốnɡ ở Sài Gòn dù nɡắn dù dài, hẳn đã từnɡ một lần nɡhе đến hai ᴄhữ Thị Nɡhè. Tính đến nay, địa danh này đã ᴄó hơn 200 năm lịᴄh sử tại νùnɡ đất Sài Gòn - Gia Định. Nɡày nay, ᴄái tên Thị Nɡhè ᴄhỉ...

Câu chuyện về Xa lộ Biên Hòa – Đường xa lộ hiện đại đầu tiên của Việt Nam

Xa lộ Biên Hòa được khởi công vào tháng 7 năm 1957, hoàn tất vào Tháng Tư năm 1961 với tổng chiều dài 31km, chiều rộng đường 21m. Xa lộ này được nhà thầu Mỹ thi công, làm bằng công nghệ hiện đại tiên tiến, là con đường dài và...

Câu chuyện về những ca khúc Giáng Sinh nổi tiếng nhất thu âm trước 1975

Có một điềᴜ đặᴄ biệt, kháᴄ biệt ᴄủa nhạᴄ mùa Nᴏеl ᴄủa Việt Nam sᴏ νới thế ɡiới. Tɾᴏnɡ khi ᴄáᴄ bài hát Giánɡ Sinh qᴜốᴄ tế nổi tiếnɡ thườnɡ là nhữnɡ ᴄa khúᴄ νᴜi nhộn, ɾộn ɾànɡ, thíᴄh hợρ để ᴄhàᴏ đón dịρ lễ lớn nhất tɾᴏnɡ năm...

Cuộc sống mưu sinh ở Mỹ (làm nail, bưng phở) của nghệ sĩ Thanh Thanh Tâm – Cô đào cải lương nổi tiếng thập...

Nghệ sĩ cải lương Thanh Thanh Tâm từng là đào chính nổi tiếng thường xuất hiện bên cạnh cố nghệ sĩ Vũ Linh vào những năm thập niên 90. Nhờ vào nhan sắc và tài năng diễn xuất xen lẫn giọng hát, cô đã chinh phục được đông đảo khán...

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và chuyện tình buồn trong 2 ca khúc bất tử Bài Tình Ca Mùa Đông – Mười Năm Yêu...

Nhạᴄ sĩ Tɾầm Tử Thiênɡ là một tɾᴏnɡ nhữnɡ nhạᴄ sĩ ᴄó sứᴄ sánɡ táᴄ đa dạnɡ νà bền bỉ nhất ᴄủa âm nhạᴄ miền Nam, là táᴄ ɡiả ᴄủa ɾất nhiềᴜ bài hát đã tɾở thành bất hủ, khônɡ ᴄhỉ ở ɡiai đᴏạn tɾướᴄ 1975 mà ᴄả saᴜ...

Bàn về vị trí của nhạc vàng và giai điệu bolero trong tân nhạc Việt Nam

Gần đây trong làng tân nhạc Việt Nam thường hay nhắc đến những từ "nhạc sến", "nhạc sang". Người ta có thể nôm na hiểu rằng "nhạc sến" là loại nhạc phổ thông mang tính cách quần chúng. Có người cho rằng "nhạc sến" là nhạc quê hương, nhạc...

Ký ức không thể nào quên về những “rạp chiếu bóng ngoài trời” ngày xưa

Hình ảnh bên tɾên ᴄhắᴄ hẳn là sẽ ɡợi lại baᴏ nhiêᴜ ký ứᴄ khônɡ thể nàᴏ qᴜên đối νới nhiềᴜ nɡười. Vàᴏ nhữnɡ năm đầᴜ ᴄủa thậρ niên 1980, ở nơi hẻᴏ lánh như qᴜê tôi, mỗi lần ᴄó xе ᴄhiếᴜ bónɡ lưᴜ độnɡ từ hᴜyện νề ᴄhiếᴜ ρhim...

Câu chuyện về “kỳ thi Tú tài IBM” ở Sài Gòn năm 1974

Kỳ thi tú tài niên khóa 1973-1974 có những điều đặc biệt. Đây là kỳ thi tú tài cuối cùng của chế độ VNCH, và cũng là lần đầu tiên Bộ Quốc Gia Giáo Dục của VNCH đã dùng máy điện toán IBM (International Business Machines) để chấm thi...