Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà trong bài vọng cổ “Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi…” là ai?

“Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi
Đường dài mịt mùng em không đến nơi…”

Đó là những câu hát nổi tiếng về chuyện tình Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà mà hầu như ai cũng biết đến, với câu ca cổ được xem là kinh điển: “Tuấn mã ơi hãy phi nhanh về báo cho quân ta được rõ, rằng Võ Đông Sơ đã vùi thây nơi gió bụi quan hà”.

Tuy nhiên, Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà thực ra là ai thì hiếm có người biết rõ tường tận.


Nghe Ngọc Sơn hát Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà

Có một điều thú vị, đó là Võ Đông Sơ chính là con của chưởng hậu quân Võ Tánh, một trong những khai quốc công thần của vua Gia Long Nguyễn Ánh. Tuy nhiên chỉ có Võ Tánh là nhân vật lịch sử có thật, còn Võ Đông Sơ chỉ là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết mang tên Giọt Máu Chung Tình, trong đó tác giả gán cho Võ Đông Sơ thành con của võ tướng Võ Tánh, người đã tuẫn tiết ở thành Bình Định để cứu binh sĩ của mình khi bị Trần Quang Diệu vây hãm.

Đó là một tiểu thuyết diễm tình nổi tiếng của văn chương Việt Nam từ gần 100 năm trước, xuất bản năm 1925, là tiểu thuyết đầu tay của tác giả Tân Dân Tử gồm 3 cuốn, 28 hồi.

Trong lời tựa cho truyện, tác giả đã viết: “Những nhà đại gia văn chương trong xứ ta khi trước hay dùng sự tích sử truyện Tàu mà diễn ra quốc văn của ta… và cũng chưa thấy tiểu thuyết nào làm ra một sự tích của kẻ anh hùng hào kiệt và trang liệt nữ thuyền quyên trong xứ ta đặng mà bia truyền cho dân rõ biết. Như vậy thì trong xứ ta chỉ biết khen ngợi sùng bái người anh hùng liệt nữ xứ khác mà chôn lấp cái danh giá của người anh hùng liệt nữ xứ mình, chỉ biết xưng tụng cái oai phong của người ngoại bang, mà vùi lấp cho lu mờ cái tinh thần của người bản quốc..

Kẻ anh hùng hào kiệt và trang liệt nữ thuyền quyên đó chính là Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà, trở nên nổi tiếng đình đám không chỉ trong văn học mà còn trong kịch và cải lương cổ nhạc. Chỉ sau đó vài năm, tác giả Nguyễn Tri Khương viết thành vở kịch Giọt Lệ Chung Tình (1927), soạn giả Mộc Quán – Nguyễn Trọng Quyền chuyển thể thành vở cải lương Giọt Máu Chung Tình (1928). Đến thập niên 1960, soạn giả Viễn Châu soạn Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà và nổi tiếng qua giọng ca Minh Cảnh và Lệ Thủy.


Click để nghe Minh Cảnh ca Võ Đông Sơ

Bài vọng cổ chỉ nói về nội dung Võ Đông Sơ sa cơ vào tay giặc chứ không thể kể hết thiên tình sử trắc trở của đôi trai tài gái sắc Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà trong tiểu thuyết. Tác giả Tân Dân Tử đã cho Võ Đông Sơ thành tướng nhà Nguyễn đi đánh giặc… Mãn Thanh và ƭử trận, sau đó Bạch Thu Hà cũng tuẫn tiết theo.

Trong truyện, tác giả cũng cho trước miếu thờ Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà đôi câu liễn khắc lên thạch trụ:

“Phận đứng anh hùng, một thác ơn đền non nước Việt
Tấm gương liệt nữ, ngàn thu danh rạng đất trời Nam”

Bìa tiểu thuyết Giọt máu chung tình của 2 thời kỳ

Thiên tình sử của đôi trai tài gái sắc Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà

Trong tiểu thuyết, Bạch Thu Hà là con quan Tổng trấn Tây Thành Bạch Công (Hà Nội), còn Võ Đông Sơ là con của Hoài Quốc công Võ Tánh và công chúa Ngọc Du (em gái của vua Gia Long). Trong chính sử, Võ Tánh thực sự đã cưới Ngọc Du công chúa, và có một người con trai tên Võ Khánh, từng làm tới chức Khinh xa đô úy.

Sau khi Võ Tánh tuẫn tiết ở thành Bình Định, Võ Đông Sơ sống với người chú ruột tại Bình Định, ngày ngay văn ôn võ luyện để chờ dịp cứu nước. Lúc bấy giờ có giặc Tàu Ô (chỉ những toán cướp biển từ Trung Quốc) đang hoành hành ở Biển Đông, triều đình mở khoa thi để chọn tướng tài dẹp giặc. Võ Đông Sơ ra kinh ứng thí. Trong thời gian lưu lại ở kinh kỳ, chàng quen với người bạn tên là Triệu Dõng, và bên cạnh đó còn gặp phải sự đố kỵ tài năng của Bạch Xuân Phương – chính là anh ruột của tiểu thư Bạch Thu Hà.

Trong một lần Võ Đông Sơ ra tay đánh bọn cướp cứu tiểu thư Bạch Thu Hà trên đường đi lễ chùa, đôi trai tài gái sắc đã phải lòng nhau. Dưới ánh trăng rằm, bên ngôi cổ tự, hai người đã thề nguyện chuyện trăm năm. Sau đó, Võ Đông Sơ thi đậu võ quan và được phong làm Đô úy lãnh quân đi dẹp giặc. Ở nhà, Bạch Thu Hà bị gia đình bắt phải lấy một tên vô lại – bạn của anh trai Bạch Xuân Phương tên là Trần Xuân. Bạch Thu Hà bỏ trốn khỏi nhà, thân gái dặm trường phiêu bạt đi tìm người yêu Võ Đông Sơ.

Trong cơn hoạn nạn, Bạch Thu Hà được Triệu Dõng và em gái Triệu Dõng là Triệu Nương cứu giúp thoát khỏi tay chủ sơn trại Nhứt Lang ép làm vợ. Sau đó, Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà lại được trùng phùng, nhưng không được bao lâu thì biên ải có giặc xâm phạm, vua ban chiếu cử Võ Đông Sơ cầm binh lên Lạng Sơn đánh giặc. Sau nhiều trận ác liệt, Võ Đông Sơ ƭử trận nơi biên ải. Trong phút giây hấp hối chàng không ngừng gọi tên Bạch Thu Hà và nhắn gởi ba quân báo hung tin cho nàng hay. Bạch Thu Hà đã khóc thảm thiết bên linh cữu Võ Đông Sơ và dùng gươm báu quyên sinh để giữ trọn chung thủy với người tình.

Tổng hợp

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Câu chuyện về ông Wang Tai và viên ngói “Made in Saigon” trên mái Nhà thờ Đức Bà

Năm 2004, khi tháo dỡ một số viên ngói bị hư của Nhà thờ Đức Bà đã được xây dựng từ 140 năm trước trên con đường Catinat ở trung tâm Sài Gòn (tức đường Tự Do, nay là Đồng Khởi), người ta thấy có dòng chữ đề xuất...

Chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy qua những bài tình ca bất tử: Cỏ Hồng, Ngày Đó Chúng Mình, Nghìn Trùng...

Trong cuộc đời nghệ sĩ đa tình của mình, nhạc sĩ Phạm Duy có vô số những người tình; có những cuộc tình thẹn thùng không ngỏ, có những cuộc tình "xác thịt" chớp nhoáng, có những cuộc tình đưa đến duyên phận vợ chồng,.. nhưng cũng có những...

Nghệ sĩ guitar Vô Thường và ngón đàn tay trái tuyệt kỹ

Nhữnɡ nɡười thíᴄh nɡhе nhạᴄ ɡuitar và nhạᴄ trữ tình, ᴄó lẽ khônɡ ai là khônɡ biết đến nɡhệ sĩ Vô Thườnɡ. Lúᴄ sinh thời ɡiáᴏ sư Trần Văn Khê đã từnɡ nhận xét: “Tiếnɡ đàn ᴄó sứᴄ hấp dẫn lạ thườnɡ, nɡhе ᴄâu đầu muốn nɡhе tiếp ᴄâu sau,...

Một câu chuyện tình cảm động qua hồi ức của ca sĩ Don Hồ

Ca sĩ Don Hồ nổi tiếng với giọng hát đặc biệt có một không hai trong làng nhạc hải ngoại sau năm 1975 và được nhiều người yêu thích. Nhưng có lẽ là không nhiều người biết rằng Don Hồ còn rất thích viết, và có nhiều bài tùy...

Ca sĩ Bảo Yến – Đỉnh cao của nhạc trữ tình Việt Nam thập niên 1980

Là một nữ ca sĩ thành danh sau năm 1975, với đỉnh cao sự nghiệp là từ nửa sau thập kỷ 1980, cái tên Bảo Yến đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng người yêu nhạc Việt cả trong và ngoài nước. Với chất giọng thiên...

Lịch sử Tòa nhà Dinh toàn Quyền (nay là Phủ chủ tịch) và sự ra đời của chức vụ Toàn quyền Đông Dương

Trong suốt thời kỳ Liên bang Đông Dương từ năm 1887-1954, người lãnh đạo cao nhất của Pháp ở Đông Dương là Toàn quyền Đông Dương. Ban đầu thủ đô của Liên bang Đông Dương ở Sài Gòn, đến năm 1902 chuyển ra Hà Nội, cùng năm đó công...

Câu chuyện về những cây cầu nổi tiếng nhất Sài Gòn – Phần 1: Cầu Chữ Y

“Nhất Y, nhì Mốnɡ, tam Bônɡ, tứ Đườnɡ, năm Nɡhè, sáᴜ Lợi” là ᴄâᴜ νần nói νề sáᴜ ᴄây ᴄầᴜ ᴄổ, nổi tiếnɡ ở Sài Gòn, đó là ᴄầᴜ ᴄhữ Y, ᴄầᴜ Mốnɡ, ᴄầᴜ Bônɡ, ᴄầᴜ Nhị Thiên Đườnɡ, ᴄầᴜ Thị Nɡhè νà ᴄầᴜ Bình Lợi. Vì saᴏ lại là...

Cuộc đời buồn của nhạc sĩ Thanh Bình – Tác giả ca khúc Tình Lỡ: “Thôi rồi còn chi đâu em ơi…”

Nếu nhắc đến tên nhạc sĩ Thanh Bình, có thể ít người biết đến, nhưng có lẽ là không người yêu nhạc vàng nào mà không biết đến hoặc từng nghe những câu hát nổi tiếng này trong ca khúc Tình Lỡ của ông sáng tác: Thôi rồi còn chi...

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp Hà Nội thập niên 1990 – Kỳ 1: Cuộc sống đời thường quanh Hồ Gươm, Hồ Tây hơn...

Mời các bạn xem lại những hình ảnh Hà Nội năm 1991 qua bộ sưu tập của nhiếp ảnh gia người Đức thực hiện nhân dịp ông du lịch ở Việt Nam vào đầu thập niên 1990. Đến thăm Việt Nam vào đầu thập niên 1990, thời điểm có rất...

Nhạc sĩ Hoài An và những bài nhạc xuân bất tử: Câu Chuyện Đầu Năm, Ngày Xuân Thăm Nhau, Tâm Sự Ngày Xuân

Nhạc sĩ Hoài An là 1 trong những tên tuổi tiêu biểu của dòng nhạc vàng với rất nhiều ca khúc được yêu thích cho đến nay. Ở chủ đề nhạc xuân, ông để lại cho đời 4 tác phẩm nổi tiếng thường được tìm nghe vào mỗi dịp...