Toàn cảnh Lăng Tự Đức – Nơi nghỉ dưỡng của nhà vua trước khi băng hà

Lăng vua Tự Đức, được gọi là Khiêm Lăng, có thể xem là một trong những công trình đẹp nhất của thời nhà Nguyễn, là nơi yên nghỉ của vua Tự Đức – một ông vua có tài về thi phú.

Khiêm Lăng được nhà vua cho xây dựng từ rất sớm, với mục đích cũng là nơi để vua đến để tìm giây phút thư giãn sau những căng thẳng nơi triều chính, là một nơi nghỉ dưỡng nhàn nhã khi vua còn sống trước khi trở thành nơi an nghỉ khi vua băng hà. Vì vậy, Khiêm Lăng được xây dựng như một nhà vườn quy mô lớn, bao bọc bởi một không gian xanh mượt của núi rừng cây cỏ, phù hợp với một tâm hồn thi sĩ lãng mạn.

Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, là vị vua có thời gian tại vị lâu nhất trong 13 vị vua triều Nguyễn. Là con trai thứ của vua Thiệu Trì, việc lên ngôi của Hồng Nhậm đã làm cho người anh cả là Hồng Bảo phẫn nộ và có ý định nổi loạn.

Thời vua Tự Đức, nước Đại Nam đã trải qua những biến cố lớn: triều đình lục đục, anh em bất hòa, đặc biệt là sự xâm lăng của người Pháp. Tính cách của vua Tự Đức có phần tài tử, giống như một người thi sĩ thích cỏ cây hoa lá, không quyết đoán và quyết liệt như các đời vua trước, vì vậy việc triều chính đối với vị vua này có những áp lực nặng nề nên đã cho xây Khiêm Lăng từ rất sớm để thành nơi nghỉ ngơi, tiêu sầu. Tuy nhiên, quá trình xây lăng cũng không được suôn sẻ.

Do công việc sưu dịch xây lăng quá cực khổ, dân phu xây lăng đã làm cuộc nổi loạn Chày Vôi năm 1866, với danh nghĩa tôn phù Đinh Đạo (con của Hồng Bảo, cháu ruột vua Tự Đức) là dòng chính tông để lên ngôi vua. Cuộc nổi loạn bị dẹp bỏ nhanh chóng, nhà vua muốn tạ tội trước các dân phu nên đặt tên công trình này là Khiêm Cung (chữ khiêm trong nghĩa khiêm tốn), đồng thời viết một bài biểu để trần tình. Năm 1873, Khiêm Cung được hoàn thành, đến năm 1883, nhà vua băng hà, Khiêm Cung đổi thành Khiêm Lăng.

Khiêm Lăng được xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế), nằm giữa một rừng thông bát ngát.

Tổng thể kiến trúc Lăng nằm trong một vòng La thành rộng khoảng 12ha, gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao, thấp hơn nhau chừng 10m. Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Các công trình trong Lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm đặt tên gọi.

Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn, gồm hai phần chính: khu vực tẩm điện và lăng mộ. Hai phần này được bố trí song song với nhau, tiền án là núi Giáng Khiêm, hậu chẩm là núi Dương Xuân.

Qua cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần là khu điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua. Đầu tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn – một công trình hai tầng dạng vọng lâu như một thế đối đầu tiên với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước.

Khiêm Cung môn và Hồ Lưu Khiêm

Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm với những mảnh đất trồng hoa và những hang nhỏ để nuôi thú. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách… Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn đến đồi thông.

Đi tiếp ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm Cung môn, là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu.

điện Hòa Khiêm

Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức.

Điện Lương Khiêm

Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường – nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm đường để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam còn lại, bên cạnh 3 nhà hát hát được các vua Nguyễn xây dựng.

Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm viện và Y Khiêm viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm viện, Dung Khiêm viện và vườn nuôi nai của vua.

Bái Đình

Sau khu vực tẩm điện là khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do chính Tự Đức soạn vào năm 1871.

Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh đức thần công” trong các lăng khác. Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình, kể công và nhận tội của vua Tự Đức trước lịch sử. Đằng sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội.

chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Sài Gòn xưa tuyệt đẹp qua những tấm hình trắng đen của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu

Nguyễn Bá Mậu được xem là một trong những nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất của lĩnh vực nhiếp ảnh Việt Nam thế kỷ 20. Những tác phẩm của ông chủ yếu được thực hiện từ thập niên 1950 ở Sài Gòn và những thành phố du lịch nổi...

Câu chuyện về “Nước Mắt Mùa Thu” – Ca khúc bất hủ viết cho danh ca Lệ Thu

Đầu thập niên 1960, sự xuất hiện của ca sĩ Lệ Thu trong làng nhạc ở Miền Nam trở thành một hiện tượng và được công chúng đón nhận rất nồng nhiệt. Rất nhanh chóng, từ một ca sĩ phòng trà ít tiếng tăm, cô bước lên tột đỉnh...

Ca sĩ – nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn và hoàn cảnh sáng tác ca khúc Con Đường Màu Xanh, Dĩ Vãng

Ca sĩ, nhạᴄ sĩ Tɾịnh Nam Sơn ᴄó một nɡᴏại hình dễ ɡây ấn tượnɡ νới khán ɡiả yêᴜ nhạᴄ hải nɡᴏại νới ᴄái đầᴜ tɾọᴄ bónɡ lưỡnɡ νà ᴄáᴄh tɾanɡ ρhụᴄ thеᴏ lối nɡhệ sĩ ɾất Mỹ. Tɾịnh Nam Sơn bắt đầᴜ nổi tiếnɡ tɾᴏnɡ lànɡ nhạᴄ hải nɡᴏại...

Những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa – Phần 6: Trường trung học Marie Curie

Phần tiếp theo của loạt bài viết về những ngôi trường trung học nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa, xin nói về một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn: Trường Trung Học Marie Curie, là ngôi trường duy nhất đến nay vẫn giữ lại...

Nghe lại giọng hát của Năm Phỉ – Nghệ sĩ kỳ tài của sân khấu cải lương 100 năm trước

Là bậc kỳ tài của sân khấu cải lương, nghệ sĩ Năm Phỉ từng sang Pháp diễn và nhận được sự tán thưởng nhiệt liệt, nhưng đường tình duyên của bà lại nhiều đắng cay. Nghe giọng hát của bà Năm Phỉ Nghệ sĩ Năm Phỉ tên thật là Lê Thị...

“Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa” – Ai cũng có một mùa xuân đong đầy kỷ niệm để nhớ về…

Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa là 1 trong những ca khúc nhạc xuân nổi tiếng nhất trước năm 1975. Đây là 1 tác phẩm của nhạc sĩ Châu Kỳ. Thật trùng hợp khi nhạc sĩ Châu Kỳ cũng ra đi vào một mùa xuân cách đây hơn 10...

Ngọt ngào 2 tiếng “dạ, thưa” của người Sài Gòn

Khi xеm lại ᴄáᴄ ρhim nhựa ᴄủa Sài Gòn làm tɾướᴄ năm 75, hᴏặᴄ ɡần hơn, nếᴜ xеm ᴄáᴄ ᴄô, ᴄhú ᴄa sĩ ᴄủa thế hệ tɾướᴄ 75 tɾả lời ρhỏnɡ νấn, ᴄáᴄ bạn dễ dànɡ nhận thấy ɾằnɡ khônɡ baᴏ ɡiờ thiếᴜ νắnɡ tiếnɡ dạ tiếnɡ thưa tɾᴏnɡ...

Đội banh của Miền Nam Việt Nam 2 lần đánh bại Thái Lan để vô địch SEA Games lần đầu tiên năm 1959

Năm 1959, Đại hội Thể thao bán đảo Đông Nam Á chính thức được tổ chức lần đầu tiên tại Bangkok (Thái Lan). Ngay lần đầu đó, đội túc cầu (ngày nay gọi là bóng đá) đại diện cho Việt Nam khi đó là Miền Nam Việt Nam (tức...

Ký ức về những bài Đồng dao và Trò chơi dân gian của trẻ con ngày xưa

Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi thay đổi, có khi sai lạc, có khi thất truyền, và bị quên lãng. Tác giả hầu hết vô danh, hay nói đúng hơn, chính dân gian là tác giả. Dạy con từ...

Lịch sử gần 160 năm của cột cờ Thủ Ngữ bên sông Sài Gòn

Sau khi chiếm được Nam Kỳ vào năm 1859, các thống đốc quân sự Pháp đã quyết định cho xây dựng khu thương cảng Sài Gòn (Port de Commerce de Saigon) để làm đầu mối thông thương với quốc tế. Việc xây dựng cảng được giao cho hãng vận...