“Thất hài đế” và những “danh hề” một thời lừng lẫy của làng nghệ thuật Sài Gòn trước 1975

Ngày nay, người ta thường gọi những nghệ sĩ gây tiếng cười cho khán giả là “danh hài”, còn khi chê bai thì gọi là “anh hề”. Tuy nhiên trước 1975, cái chữ “hề” thường được sử dụng để gọi các nghệ sĩ “hát gây cười” một cách đầy kính trọng, như là “hề Sa”, “hề Minh”, “hề Văn Hường”, “hề râu Thanh Việt”, “hề lùn Tùng Lâm”, “hề mập Khả Năng”…

Văn Chung – Thanh Việt – Tùng Lâm – Xuân Phát – Thanh Hoài

Thời trước, đất diễn cho các nghệ sĩ hài này cũng rất đa dạng, từ sân khấu cổ nhạc trong các tuồng cải lương, đến các sân khấu kịch nghệ trong các tiểu phẩm hài, và cả trong phim hài. Ngoại trừ phim hài và một số vở kịch hài có diễn hát tân nhạc, thì hầu hết các vai hề ngày xưa đều hát cổ nhạc, thường được gọi là “hài vọng cổ”.

Cho đến nay, có rất nhiều “danh hề” đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả không thể nào quên. Thế hệ tiền phong có thể kể đến quái kiệt Ba Vân, hề Tư Xe, hề Lập, hề Tám Cũi… đến thập niên 1950 thì có hề Tư Rọm, Hề Kim Quang, Hề Văn Hường, Văn Chung, Hề Minh, Hề Quới, Hề Sa, Hề Vui… đặc biệt là 7 tay hề thường diễn tiểu phẩm hài là Tùng Lâm, Xuân Phát, Phi Thoàn, Khả Năng, Thanh Hoài, Thanh Việt, La Thoại Tân…, thường được gọi là “thất hài đế”.

Trước năm 1975, làng nghệ thuật Sài Gòn có 4 cặp hài nổi tiếng: Thanh Hoài – Thanh Việt, Phi Thoàn – Khả Năng, Tùng Lâm – Xuân Phát, Văn Chung – La Thoại Tân. Lúc sinh thời, “hề nhựa Thanh Hoài” từng nói:

 “Thế hệ chúng tôi có 7 nghệ sĩ hài ngang tài, ngang sức. Chúng tôi đối xử với nhau hết sức tương ái, tâm đầu ý hợp. Ở mỗi vở diễn, chúng tôi thường ngồi lại phân vai, góp ý cho người này, người nọ nên diễn như thế nào để phát huy tối đa yếu tố gây cười…”

Theo soạn giả Nguyễn Phương chia sẻ, trong một tuồng cải lương, thông thường có các vai tuồng: kép chánh, đào chánh, kép lẵng – độc, đào lẵng – độc, kép phụ và vai hề. Các vai hề thường được sử dụng như những nụ cười điểm xuyết để làm cho câu chuyện tuồng được tươi mát hơn, giảm bớt những căng thẳng vì câu chuyện tuồng quá bi thảm hay xung đột quá gay gắt.

Khác với diễn tấu hài ngày nay, nhiều lúc chọc cười bằng như ngôn từ thô thιển, nghe giải trí, cười một cái rồi nhanh quên, hài vọng cổ ngày xưa mang nhiều ý tứ thâm sâu, có ý châm bιếm sự đời, cười rồi sau đó có thể thấy ngậm ngùi.

Các vai hề ngày xưa thường diễu bằng cách nói về những thói hư tật xấu của một tầng lớp nào đó trong xã hội, như là dốt nhưng hay nói chữ, như các ông nhà giàu hống hách, ức hiếp dân nhưng lại rất sợ cấp trên và sợ bà vợ ở nhà…

Soạn giả Viễn Châu từng viết 2 nói về “vọng cổ hài” như sau:

Buồn trong câu hát ngân nga
Cớ sao vọng cổ lại pha tiếng cười?

Vọng cổ đã buồn, nhưng lại pha thêm tiếng cười, đó không phải là tiếng cười dung tục, mà là cười chua chát, chứa đựng những bài học, triết lý sâu xa cho người đời.

Bài viết này xin giới thiệu một số “danh hề” thứ thiệt của một thời miền Nam xưa.

Văn Hường

Một trong những nghệ sĩ hài vọng cổ đầu tiên là Văn Hường. Ông sinh năm 1932 tại Thủ Đức trong gia đình nhà nông. Thuở nhỏ ông đã thể hiện năng khiếu nghệ thuật, thuộc nằm lòng nhiều bài vọng cổ và câu hò điệu lý khi nghe trên đài phát thanh.

Năm 15 tuổi, ông vào trung tâm Sài Gòn làm nghề bán hột dưa ở trước rạp cải lương nổi tiếng ở rạp Nguyễn Văn Hảo trên đường Gallieni (nay là Trần Hưng Đạo).

Tuy bán hột dưa, nhưng những lúc rảnh ngồi nghỉ mệt thì cậu bé Văn Hường thường ca nghêu ngao vài câu vọng cổ rất mùi. Giọng hát đó tình cờ lọt vào tai nghệ sĩ Lệ Liễu nổi tiếng. Bà có mở một quán ca cổ ở giải trí trường Thị Nghè, bắt gặp chàng bán hạt dưa ca cổ vừa ngọt vừa duyên nên bèn rủ đến quán của mình để hát chung.

Nhờ vậy mà Văn Hường được những người trong nghề để ý tới, trong đó có ông bầu Bảy Cao và soạn giả Viễn Châu. Hai người này thấy Văn Hường hơi móm, không đẹp trai, lại thiếu chiều cao nên đề nghị ông làm hề ca, diễn hài vọng cổ trên sân khấu, ông đồng ý ngay. Từ đó Văn Hường được soạn giả Viễn Châu sáng tác riêng cho nhiều bài, khởi đầu cho trào lưu viết hài vọng cổ thập niên 1960, nổi tiếng nhất là Tư Ếch Đi Sài Gòn. Thể loại này mang lại một bầu không khí mới cho sân khấu cải lương. Hầu hết các tuồng cải lương đều buồn, làm cho khán giả khóc, và Văn Hường lại có thể làm cho khán giả cười bằng cách hát vọng cổ. Tuy là hát để gây cười nhưng những bài mà Văn Hường ca mang một nỗi thâm trầm riêng và một chút tự thán.


Click để nghe nghệ sĩ Văn Hường ca Tư Ếch Đi Sài Gòn

Hề Sa

Nghệ sĩ Hề Sa tên thật là Lê Văn Sa, sinh năm 1941 tại Long Bình – Thủ Đức. Ông cũng là nghệ sĩ hài có giọng ca theo trường phái vọng cổ hài của nghệ sĩ Văn Hường, chuyên mang lại tiếng cười cho khán giả qua những vai hài và bài vọng cổ hài trên sân khấu cải lương.

Hề Sa có năng khiếu nghệ thuật tự nhỏ và theo nghề hát từ lúc 15 tuổi. Ông đặc biệt yêu thích cách ca vọng cổ hài của nghệ sĩ Văn Hường – người mà ông xem là thần tượng. Từ nhỏ Hề Sa vẫn thường nghe radio và hát theo và tập theo phong cách của thần tượng, tự nhận nghệ sĩ Văn Hường là sư phụ của mình.


Click để nghe giọng ca Hề Sa

Năm 16 tuổi, ông trốn nhà theo gánh hát, mong ước sớm được bước lên sân khấu biểu diễn. Hai năm sau, khán giả đã bắt đầu biết đến Hề Sa trên sân khấu đầu tiên là đoàn “Tiếng vang Thủ Đô”. Sau đó, ông chuyển về đoàn “Thủ Đô 1” và may mắn được một lần thế vai “quái kiệt” Bảy Xê, diễn chung sân khấu với “Hoàng đế dĩa nhựa” Tấn Tài và nữ nghệ sĩ Trương Ánh Loan. Đó là sự kiện “vô tiền khoáng hậu”, khi mà một kép trẻ mới về đoàn đã được tin tưởng giao thế vai của một nghệ sĩ cây đa cây đề như “quái kiệt” Bảy Xê.

Sau đó, Hề Sa về đoàn “Trăng Mùa Thu”, rồi Kim Chung, diễn cùng với Tấn Tài, Lệ Thủy…, được ông bầu Kim Chung cử sang Pháp biểu diễn cùng đoàn, tạo tiếng vang khi được khán giả kiều bào yêu thích.

Năm 1968, Hề Sa xuất hiện trên nhiều ấn phẩm của hãng dĩa Tứ Hải, được khán giả yêu thích với các bài vọng cổ hài do soạn giả Viễn Châu sáng tác: “Trời sanh trâu, sanh cỏ”, “Tôi đi làm rể”, “Hề Sa đi Pháp”, “Hề Sa cầu hôn”… Trong đó, thịnh hành nhất là dĩa “Khi người say biết yêu”.

Năm 1969, ông về đoàn Kim Chung, lại được diễn chung với Tấn Tài, Lệ Thủy, sau đó đi Pháp biểu diễn. Ông từng được ký hợp đồng giá một triệu đồng với đoàn Kim Chung thời đó.

Năm 1970, ông rời đoàn Kim Chung và lập đoàn hát riêng cho mình lấy tên là Sóng Hề Sa, sau 1975 đổi thành Sóng Trường Sơn.

Theo phân tích của các nhà chuyên môn, Hề Sa thừa hưởng cách ca của Văn Hường nhưng ông làm mới trong cách thể hiện bài vọng cổ và biết cách diễn xuất, để mỗi vai tuồng của mình có nhiều sáng tạo khiến khán giả thích thú.

Hề Sa được nhận xét là có chất giọng thiên phú, khỏe khoắn, cao vút, làn hơi của ông khiến các danh ca vọng cổ cải lương phải kiêng nể. Phần trình diễn có ông mang lối hành văn, sắp nhịp độc đáo đúng với phong cách ca vọng cổ hài, vừa ca vừa nói nhịp nhàng, bay bổng, ngay khi dứt song loan thì ca và đờn cùng về một lúc rất điệu nghệ. Trong thể loại hài vọng cổ thì Hề Sa là người giữ được phong độ lâu dài nhất, có tuổi thọ nghề nghiệp nhiều nhất với hơn nửa thể kỷ ca liên tục không ngưng nghỉ.

Văn Chung

Nghệ sĩ Văn Chung tên đầy đủ Quách Văn Chung, sinh năm 1928 tại Chợ Lớn, là một kép hát cải lương nổi tiếng vào thập niên 1960–1970, cũng là một danh hề có biệt danh là “Hề Té”.

Từ thập niên 1950, Văn Chung là một kép hát cải lương có giọng ca rất mùi. Năm 1952, ông kết hôn cùng “đệ nhất đào thương” Thanh Hương, sau đó vào Đoàn Việt kịch Năm Châu của nghệ sĩ Năm Châu, cũng là cha vợ ông.

Sang đến thập niên 1960, ông chuyển sang diễn hài trên sân khấu cải lương với giọng cười đặc trưng rất độc đáo.


Xem Văn Chung trình diễn cùng với Hùng Cường – Mai Lệ Huyền

Tùng Lâm

Trong làng hài của Sài Gòn trước năm 1975, có một người không cần diễn, chỉ cần bước ra sân khấu là khán giả đã cười rần rần, đó là nghệ sĩ Tùng Lâm.

Ông là một nghệ sĩ rất đa tài, tham gia trong hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, từ tân nhạc sang cổ nhạc, từ điện ảnh đên sân khấu thoại kịch, bao gồm cả chính kịch lẫn hài kịch. Ông cũng là ông bầu nổi tiếng, trưởng Ban Tạp Lục với các nữ ca sĩ có tên bắt đầu bằng chữ Trang: Trang Mỹ Dung, Trang Thanh Lan, Trang Kim Yến…

Nghệ sĩ Tùng Lâm sinh ngày 1/3/1934 tại Sài Gòn, tên thật là Lâm Ngươn Phẩm, là con út trong gia đình có 10 anh chị em ở gầm chợ Tân Định. Thuở nhỏ, vì gia cảnh khốn khó, ông thường theo bạn bè ngao du đàn hát kiếm kế sinh nhai, có lúc phiêu bạt sang tận Phnom Penh, rồi may mắn được nhạc sĩ Lê Bình dạy cho hát tân nhạc và chơi mandoline rất thuần thục.

Tùng Lâm đến với sinh hoạt văn nghệ từ rất sớm. Khi mới 14 ông đã đạt giải nhất cuộc thi hát thiếu nhi do đài phát thanh Saigon-Radio (tiền thân của đài Pháp Á) tổ chức với ca khúc An Phú Đông của thầy của mình là nhạc sĩ Lê Bình. Sau đó đến năm 1952, ông lại chiếm giải nhất trong cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài phát thanh Pháp Á tổ chức với ca khúc Tiếng Dân Chài của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Nghệ danh ban đầu của ông là Văn Tâm. Vì chiều cao khiêm tốn nên ông bị bạn bè trêu chọc là “Tâm lùn”. Với bản tính hài hước, ông biến đổi lời trêu chọc đó để thành nghệ danh mới cho mình: “Tâm lùn” nói lái lại thành Tùng Lâm.

Năm 1960, nghệ sĩ Tùng Lâm lập Ban tạp lục Tùng Lâm biểu diễn mọi loại hình nghệ thuật được công chúng ưa chuộng, đồng thời tiến hành đào tạo ca sĩ chuyên hát tại các phòng trà và đại nhạc hội. Từ bàn tay ông, hàng loạt nghệ sĩ thành danh như Trang Thanh Lan, Trang Mỹ Dung, Trang Kim Phụng, Trang Kim Yến, Giang Tử, Duy Phương, Phương Hoài Tâm, Phượng Mai, Kim Tuyến, Trần Quang Bình, Tùng Sơn, Thanh Hùng…

Tùng Lâm mướn rạp Quốc Thanh để mở đại nhạc hội Cù Lét biểu diễn hàng tuần, mời nhiều nghệ sĩ tài danh tham dự. Ông vừa làm bầu sô vừa lĩnh vai xướng ngôn viên cho các tiết mục. Trong một lần đánh bạc cháy túi, ông soạn bài Xập Xám Chướng theo điệu a-go-go để tự răn mình, sau được hãng Sóng Nhạc thâu dĩa, không ngờ bán chạy toàn quốc.


Click để nghe Tùng Lâm – Phi Thoàn trình diễn Xập Xám Chướng

Phi Thoàn

Nghệ sĩ Phi Thoàn tên thật là Nguyễn Phi Thoàn, sinh năm 1932 tại tỉnh Trà Vinh. Theo hồi tưởng, đúng hôm mẹ ông trở dạ thì giới chức Pháp ở địa phương cho chạy thử một chiếc tàu rất lớn trên sông Trà Vinh (nay là chỗ hợp lưu sông Hậu và sông Cổ Chiên), cho nên đặt ông là Nguyễn Phi Thoàn.

Phi Thoàn và Tùng Lâm

Khi sinh ra, cậu bé Phi Thoàn khó nuôi nên cha mẹ phải đem cho một cao tăng Khmer nuôi, nên được thầy gọi theo tiếng Tiều là Sen.

Nghệ sĩ Phi Thoàn tâm sự về cuộc đời mình:

Có lẽ nhờ ᴄhết hụt lúc còn nhỏ nên lớn lên tôi là một thanh niên sống thảnh thơi, thích nhìn những sự việc tréo ngoe để gây tiếng cười. Năm tôi 16 tuổi, ở xóm đã nổi danh là thằng “Sen tiếu”. Một lần bạn bè xúi mày có máu khôi hài nên lên Sài Gòn xin vào đài phát thanh kể chuyện tiếu lâm. Tôi khăn gói một phen thử vận. Hồi đó ở Đài phát thanh Sài Gòn có chương trình tuyển chọn ca sĩ trẻ, giữa giờ giải lao thường có một anh hề ra chọc cười khán giả. Tôi xin thử kể, không dè ông chủ lắc đầu. Lúc định quay về thì trời đổ một cơn mưa thiệt lớn. Nhờ vậy tôi mới được thử. Câu chuyện tôi kể là hình ảnh một anh nông dân say bí tỉ gây lộn với con chó. Một mình tôi giả hai giọng: người và chó. Không ngờ ông chủ nhận tôi vào làm chương trình và đó là bước ngoặt gắn chặt đời tôi với sân khấu.

Thời thập niên 1950, ở Sài Gòn bắt đầu rộ lên phong trào đại nhạc hội, giới bầu sô có nhu cầu tuyển số lượng lớn nghệ sĩ. Vì thế chỉ trong thời gian rất ngắn, cái tên Phi Thoàn đã lừng lẫy trong giới hề kịch.

Sang thập niên 1960, Phi Thoàn rời các ban kịch Sài Gòn để làm nghệ sĩ tự do. Ông cùng với Khả Năng, Thanh Việt, Tùng Lâm, Thanh Hoài, Hoàng Mai, Văn Chung trở thành thất hài đế, khuynh đảo chương trình Tiếu vương hội phát hàng tuần trên đài số 9. Mặc dù hơi lép vế về tiếng tăm so với các bạn diễn này, nhưng ông được giới mộ điệu đánh giá cao nhất về khả năng biểu cảm cũng như cách chuyển tải một cốt kịch cụ thể.

Sau 1975, Phi Thoàn về đầu quân cho Đoàn kịch nói Bông Hồng và góp mặt trong các vở diễn gây được tiếng vang lúc bấy giờ như Đôi bông tai, Đôi mắt, Cho tình yêu mai sau, Cô lái xe và chiếc bình cổ…

Cái duyên hài của nghệ sĩ Phi Thoàn được kết hợp nhuần nhuyễn giữa hình thể và động tác, ông cười cợt, châm biếm cái ác, cái xấu một cách rất tự nhiên, không quá lạm dụng sự cường điệu, khoa trương nên luôn được khán giả yêu mến.

Nghệ sĩ Phi Thoàn qua đời ngày 4/5/2004, hưởng thọ 73 tuổi.

Khả Năng

Nghệ sĩ Khả Năng sinh năm 1933 tại Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Khoảng đầu thập niên 1950, ông vô Sài Gòn xin làm tài tử ở ban kịch Dân Nam của đôi vợ chồng Anh Lân – Túy Hoa (cha mẹ của Túy Phượng), tuy nhiên do còn thiếu kinh nghiệm nên ông chỉ được giao những vai phụ xuất hiện một chốc trên sân khấu.

Vài năm sau đó, khi đoàn Thanh Minh – Thanh Nga nổi lên thì Khả Năng mới xin sang lãnh những vai hề trong các tuồng cải lương. Sau đó, ông lại sang ban Mây Tần của soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà học ngâm, bắt đầu được coi trọng trong giới nghệ sĩ.

Sang thập niên 1960, Khả Năng hợp với Thanh Việt, Tùng Lâm, Thanh Hoài thành bộ tứ hề khuấy đảo các đại nhạc hội, lại đấu thầu được chương trình Tiếu vương hội phát hàng tuần trên đài số 9. Báo giới và khán giả đặt cho ông biệt danh Hề Mập để phân biệt với các bạn diễn. Bộ tứ này cùng với những người xuất hiện sau là Hoàng Mai, Phi Thoàn, Văn Chung được mệnh danh Thất hài đế, làm nên những gương mặt không thể thiếu trên sân khấu thoại kịch và cải lương đương thời. Trên màn ảnh đại vĩ tuyến, Hề Mập Khả Năng thường được đóng chung với Hề Lùn Tùng Lâm để làm cặp bài trùng gây cười, như trong phim Chân Trời Tím, Trường Tôi… Ông diễn hài nhưng rất tỉnh, diễn không cười mà chỉ để khán giả cười.

Sau khi Khả Năng không còn diễn nữa, phong cách diễn của ông được giới nghệ sĩ miền Nam bắt chước và gây nên một phong cách kịch nghệ hoàn toàn đặc trưng.

Khác với các đồng nghiệp khác trong Thất hài đế, Khả Năng là người gia nhập quân ngũ, nên sau 1975 bị bắt đi trại Suối Máu 10 năm. Khi được trả về, ông đem con trai út vượt biên sang Thái Lan năm 1989 và không may mắn bị mất tích trên biển.

Thanh Việt

“Hề râu Thanh Việt” là cây cười được ái mộ nhất trong các đại nhạc hội, kịch nói, sân khấu cải lương và cả trong nhiều bộ phim như: Võ Sĩ Bất Đắc Dĩ, Một Thoáng Đam Mê, Tứ Quái Sài Gòn, Triệu Phú Bất Đắc Dĩ, Xin Đừng Bỏ Em, Chàng Ngốc Gặp Hên, Con Ma Nhà Họ Hứa,…

Thanh Việt và Hùng Cường

Hề râu Thanh Việt sinh năm 1939 tại Hóc Môn trong gia đình có đến 9 anh chị em. Người anh thứ ba là soạn giả Kinh Luân viết vở tuồng nổi tiếng Lấp sông Gianh, các em kế là chuyên viên ánh sáng Thanh Sơn, tay trống Minh Phương, nhạc sĩ Phùng Trang.

Khởi đầu cuộc đời nghệ thuật của Thanh Việt là theo người cha kế (nghệ sĩ Tám Huê) đi hát cho các đoàn hát nhỏ ở tỉnh, rồi về thành phố tình cờ gặp nhóm Tùng Lâm – Xuân Phát, ông tham gia vào nhóm này diễn các tiểu phẩm hài tự biên với tài “chọc cười” thiên phú. Tài năng của Thanh Việt bật sáng nhất là thời gian diễn nhiều vở cải lương trên Sân khấu Dạ Lý Hương, Thanh Minh – Thanh Nga.

So với những nghệ sĩ hài vang danh cùng thời như: Tùng Lâm, Phi Thoàn, Khả Năng hay Thanh Hoài với thủ pháp gây hài mỗi người một vẻ… thì Thanh Việt nổi lên với bộ râu. Đúng như danh hiệu “Hề Râu”, bộ râu Thanh Việt là nét đặc trưng tạo nên cái duyên cho ông trước nhất.

Ông có bộ râu quặp vô cằm, cái miệng móm rất có duyên, cặp mắt nheo nheo, và cái tài của ông là làm cho bộ râu nhúc nhích, chỉ cần nhìn bộ râu của Thanh Việt “hoạt động”, khán giả cũng có thể cười rần rần…

Tất nhiên, nghệ thuật hài của Thanh Việt không chỉ nhờ ở bộ râu mà có, nhưng bộ râu mang đến cho Thanh Việt sức hút riêng, góp phần đưa chất hài của ông lên độ lôi cuốn khán giả cao hơn. Thanh Việt rất tâm đắc với danh hiệu Hề râu của mình, ông vẫn thường hay nói vui rằng: “Không có cực hình nào tôi sợ bằng bị cạo mất bộ râu này đi”.

Nếu ai đã từng xem Thanh Việt diễn hài thì sẽ hiểu được phần nào cái duyên gây cười của người nghệ sĩ tài hoa này. Ông có lối diễn hài tưng tửng, diễn như không diễn, tạo những tràng cười bằng các cử chỉ rất tự nhiên và tạo bất ngờ bằng ngôn ngữ. Đặc biệt là ông có lối nói bỏ lửng giữa chừng để kéo dài sự chờ đợi phán đoán của khán giả, rồi bất ngờ dứt điểm bằng một câu “trật chìa” làm vỡ ra trận cười thoải mái cho khán giả.

Thanh Việt đi sâu vào lối hài trí tuệ, duyên dáng, thanh tao, ngôn ngữ sạch sẽ, không dung tục. Ông cũng không lạm dụng thủ pháp ngoại hình như lé mắt, méo miệng, õng ẹo, hoặc mặc y phục phụ nữ “chọc cười” một cách dễ dàng như thế hệ sau này.

Sau 1975, Thanh Việt đứng trên sân khấu được một thời gian ngắn thì qua đời vì bệnh gan năm 1989. Những nghệ sĩ hài thế hệ sau này có Thanh Nam và Trường Giang là chịu ảnh hưởng của hề râu Thanh Việt về vóc dáng và cử chỉ.

Xuân Phát

Khoảng giữa thập niên 1960 trong làng cải lương xuất hiện nghệ sĩ Xuân Phát diễn hề đã gây sự chú ý đặc biệt của khán giả, với nét độc đáo khác lạ với những người khác. Ông có giọng nói phát âm giống y người Hoa nói tiếng Việt, nếu như không được sự giới thiệu trước thì có lẽ người coi hát tưởng đâu rằng một anh người Hoa Chợ Lớn nào đó đi lạc trên sân khấu cải lương vậy.

Xuân Phát diễn xuất không nhăn nhó, không mặt méo mặt tròn, cũng không nói năng bậy bạ hoặc cười dê, nói tục như một số hề khác, mà ông chỉ nói tự nhiên giọng Hoa, thế mà khán giả cười rần sau mỗi câu nói, làm ồn lên trong rạp.

Thành công ở phương diện làm hề một thời gian, nghệ sĩ Xuân Phát chuyển sang làm soạn giả và cũng đạt được thành công. Lúc đầu ông chỉ viết những vở ca kịch ngắn có tính hài hước như Ðắc Kỷ Ho Gà, Tiết Giao Ðoạt Ngọc, Chú Xồi Thợ Nhuộm, Tình Chú Thoòng… Về sau Xuân Phát viết tuồng cải lương dài cũng thuộc loại hài hước trình diễn suốt gần 3 tiếng đồng hồ, và tuồng được coi như nổi tiếng nhứt là “Tình Anh Bảy Chà”. Trong tuồng này, Xuân Phát dựng lên nhân vật người Ấn Ðộ có vợ Việt, cho Thành Ðược thủ vai anh Bảy Chà khiến khán giả cười nghiêng ngửa.

Những tuồng mà Xuân Phát soạn ăn khách, đơn đặt hàng kịch bản về tới tấp, Xuân Phát dần ít đi diễn, chuyên tâm viết kịch bản. Ðến năm 1969, Xuân Phát quay sang viết bài ca vọng cổ, và bài “14 Năm Mong Ðợi” được ra đời.

Sau năm 1975, ông ra hải ngoại, không hoạt động nghệ thuật, có thời gian buôn bán tiệm vàng trong khu Phước Lộc Thọ.

Nghệ sĩ Xuân Phát có người con cũng nổi tiếng trong lĩnh vực điện ảnh là diễn viên – đạo diễn Dustin Nguyễn. Năm 2013, khi Dustin Nguyễn thực hiện phim Lửa Phật, Xuân Phát có tham gia diễn xuất, và đó cũng là vai diễn cuối cùng của ông. Chỉ một năm sau đó, nghệ sĩ Xuân Phát qua đời.

Thanh Hoài

Hề nhựa Thanh Hoài gây ấn tượng với khán giả bằng bộ ria vểnh lên và một giọng Bắc lè nhè, nhừa nhựa không lẫn vào đâu được, vì vậy ông được đặt biệt danh là “hề nhựa”.

Nghệ sĩ Thanh Hoài tên thật là Đinh Tiến Hoài, sinh năm 1932 tại Hưng Yên.

Từ thuở còn ngồi ghế nhà trường, ông đã bộc lộ năng khiếu hài rất sớm và được các thầy cô, bạn bè tán thưởng. Năm 1952, sau khi cha mất, ông theo mẹ vào Nam.

Tại Sài Gòn, ông may mắn gặp được “quái kiệt” Ba Vân và được tận tình truyền thụ từng mảng miếng. Năm 1955, ông bắt đầu hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp với nghệ danh Thanh Hoài và dần dần khẳng định tên tuổi của mình cả trên sân khấu lẫn trong phim ảnh.

Năm 1967, Sài Gòn bắt đầu có đài truyền hình, chương trình đầu tiên được chọn phát sóng là vở kịch Lão hà tiện do soạn giả Ngọc Ngân phóng tác theo vở kịch L’Avare của Molière. Trong vở kịch này Thanh Hoài được giao đóng vai chính Cả Keo. Đó cũng là lần đầu tiên Thanh Hoài xuất hiện trên truyền hình. Vai Cả Keo đã làm tên tuổi của hề Thanh Hoài nổi như cồn, rất nhiều thư từ gửi về đài truyền hình khen ngợi tài năng diễn xuất của ông. Đi đâu người ta cũng gọi Thanh Hoài là “Cả Keo” và cũng từ đó Thanh Hoài được diễn thường xuyên trên truyền hình.

Công chúng ở miền Nam trước 1975 liệt Thanh Hoài vào hạng “quái kiệt” trong đội ngũ “thất quái” gồm 7 vua hề: Thanh Việt, Thanh Hoài, Tùng Lâm, Xuân Phát, Phi Thoàn, Khả Năng, La Thoại Tân. Các hãng phim đua nhau làm các phim hài và mời các cây cười này nhập vai: Tứ quái Sài Gòn (Thanh Hoài, Tùng Lâm, Thanh Việt, La Thoại Tân), Năm vua hề về làng (Thanh Hoài, Thanh Việt, Văn Chung, La Thoại Tân, Ba Vân), Năm hiệp sĩ bất đắc dĩ (Thanh Hoài, Thanh Việt, Văn Chung, Tùng Lâm, Xuân Phát), Bốn thủy thủ sợ ma (Thanh Hoài, Thanh Việt, Phi Thoàn, La Thoại Tân)… Thanh Hoài cũng có mặt trong các bộ phim Triệu phú bất đắc dĩ, Anh hùng sợ vợ, Con ma nhà họ Hứa…

Bạn diễn ăn ý với Thanh Hoài nhất là Thanh Việt. Trước năm 1975, làng nghệ thuật Sài Gòn có 4 cặp hài nổi tiếng: Thanh Hoài – Thanh Việt, Phi Thoàn – Khả Năng, Tùng Lâm – Xuân Phát, Văn Chung – La Thoại Tân.

Lúc sinh thời, Thanh Hoài từng tâm sự: “Thế hệ chúng tôi có 7 nghệ sĩ hài ngang tài, ngang sức. Chúng tôi đối xử với nhau hết sức tương ái, tâm đầu ý hợp. Ở mỗi vở diễn, chúng tôi thường ngồi lại phân vai, góp ý cho người này, người nọ nên diễn như thế nào để phát huy tối đa yếu tố gây cười…”

Sau 1975, Thanh Hoài về Ty Văn hóa Long An, được giao phụ trách chương trình Gia đình bác Tám trên Đài phát thanh Long An rồi về làm Trưởng phòng Văn Thể Mỹ cho Xí nghiệp đánh cá Côn Đảo. Năm 1990, Thanh Hoài làm cán bộ thuộc Sở VHTT Bà Rịa-Vũng Tàu rồi làm… phó giám đốc một khách sạn của nhà nước ở Vũng Tàu. Trong thời gian này Thanh Hoài cũng tham gia vài bộ phim video hài (hợp tác với Tùng Lâm) như Hai Nhái cưới vợ bé, Tư Ếch đi tắm biển… Nếu tính từ năm 1990 đến 1995, Thanh Hoài đã tham gia khoảng 200 bộ phim video.

Hề nhựa Thanh Hoài qua đời ngày 22/12/2014, hưởng thọ 82 tuổi.

La Thoại Tân

Trong số những “danh hề” trước 1975, có lẽ La Thoại Tân là người đẹp trai nhất, là bởi vì ông vốn là một tài tử điện ảnh nổi tiếng.

Nghệ sĩ La Thᴏại Tân tên thật là Phạm Văn Tần, sinh năm 1937 tại Sài Gòn. Ông là một nɡhệ sĩ đa tài, nɡᴏài đónɡ phim, đónɡ kịᴄh, ᴄa hát, ônɡ ᴄòn hᴏạt độnɡ tɾᴏnɡ lĩnh νựᴄ báᴏ ᴄhí, làm MC, đạᴏ diễn phim…

Ngoại hình đẹp trai, thân hình ᴄân đối, lại diễn xᴜất ᴄó duyên, La Thᴏại Tân đã là thần tượng của rất nhiều nữ nhân thời bấy ɡiờ νà đượᴄ ᴄáᴄ bầu ɡánh hay ᴄhươnɡ trình Tiếu Vươnɡ Hội νà đài phát thanh lúᴄ bấy ɡiờ mời hợp táᴄ, đặᴄ biệt là diễn hài trᴏnɡ ban kịᴄh Túy Hồnɡ.

La Thᴏại Tân với Thẩm Thúy Hằnɡ trᴏnɡ “Thᴜyền ra ᴄửa Biển”

Trướᴄ khi nổi tiếng trong lĩnh vực điện ảnh, La Thᴏại Tân đã là ᴄái tên quen thuộc trong lànɡ kịᴄh nɡhệ, một thời từnɡ là ᴄái tên bảᴏ ᴄhứnɡ ᴄhᴏ phònɡ νé trᴏnɡ ᴄáᴄ νở hài kịᴄh. Ônɡ đượᴄ khán ɡiả nhớ nhiều tɾᴏnɡ ᴄhươnɡ trình 45 phút ᴄhuyện νui hay ᴄáᴄ ᴄhươnɡ tɾình đại nhạᴄ hội Trườnɡ Xᴜân νà Duy Nɡọᴄ từ thập niên 1960.

Bướᴄ sanɡ lĩnh vựᴄ điện ảnh, La Thᴏại Tân lại đónɡ ᴄặp với ᴄáᴄ nữ nɡhệ sĩ ăn ý νới ônɡ bên lànɡ kịᴄh là Kim Cươnɡ, Thẩm Thúy Hằnɡ, Túy Hồnɡ trᴏnɡ nhiều cuốn phim điện ảnh như Trươnɡ Chi Mị Nươnɡ (1956), Lệ Đá (1971), Gánh Hànɡ Hᴏa (1971), Hᴏa Mới Nở (1973)… Vai diễn trᴏnɡ phim Tứ Quái Sài Gòn (1973) ᴄũnɡ là dấu ấn đánɡ nhớ trᴏnɡ sự nɡhiệp điện ảnh ᴄủa ông.

Saᴜ năm 1975, La Thᴏại Tân sanɡ nướᴄ nɡᴏài định ᴄư, tiếρ tụᴄ hᴏạt độnɡ nɡhệ thuật trᴏnɡ ᴄộnɡ đồnɡ nɡười Việt, từng là MC của chương trình Paris By Night từ đầu thập niên 1990.

Nghệ sĩ La Thoại Tân qua đời nɡày 13/3/2008 tại Mỹ, hưởnɡ thọ 71 tᴜổi.

La Thoại Tân thời trẻ

chuyenxua.net biên soạn

Viết một bình luận