Quang cảnh Hà Nội 130 năm trước (thập niên 1890s) qua 100 tấm ảnh quý hiếm

Bộ ảnh 100 tấm chụp Hà Nội, ngoại thành Hà Nội và 1 số vùng phụ cận, thời gian là trong những năm cuối cùng của thế kỷ XIX (thập niên 90 thế kỷ 19). Tác giả của những bức ảnh này là các nhiếp ảnh gia người Pháp như Pierre Dieulefils, François-Henri Schneider…

Hình ảnh này được chụp vào thời điểm Pháp chỉ mới chính thức chiếm được Hà Nội được vài năm (chế độ thành phố nhượng địa), chưa có nhiều công trình lớn được xây dựng. Sau thời điểm những tấm ảnh này được chụp, đặc biệt là sau khi Paul Doumer lên nắm chức Toàn quyền Đông Dương 1897 thì ông mới bắt đầu đẩy mạnh đầu tư hạ tầng tại đây để biến Hà Nội trở thành thủ đô của liên bang Đông Dương.

Chùa Láng ở Hà Nội.
Tiệc buffet trên sân chùa Láng

Một số hình ảnh dinh Toàn quyền Đông Dương cũ ở Hà Nội.

Năm 1882, Pháp chiếm Hà Nội, buộc triều đình Huế phải ký 2 hiệp ước (1883 và 1884) công nhận sự bảo hộ của Pháp ở xứ Bắc và Trung kỳ (Trước đó toàn cõi Nam kỳ đã là thuộc địa của Pháp kể từ 1867).

Ngoài ra, hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 cũng đã buộc triều đình Huế phải nhượng cho Pháp một khu đất được gọi là Khu nhượng địa, nằm trên bờ sông Hồng ở phía đông-đông nam Thành phố Hà Nội.

Năm 1887, Liên bang Đông Dương được thành lập, thủ đô đặt tại Sài Gòn, dưới quản lý của Toàn quyền Đông Dương. Lúc đó dinh Norodom trở thành Dinh toàn quyền Đông Dương (trước đó dinh này thuộc về Thống đốc Nam kỳ). Tại Hà Nội, Pháp cũng xây dựng một Dinh toàn quyền nằm trong Khu nhượng địa nói trên, chính là tòa nhà trong hình.

Đây là nơi các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền làm việc. Khi Toàn quyền Đông Dương ra Hà Nội công tác cũng đã ở và làm việc tại đây.

Năm 1902, Pháp quyết định chuyển thủ đô của Liên bang Đông Dương ra Hà Nội và xây dựng một Dinh Toàn quyền mới vào năm 1906 (nay là Phủ chủ tịch), thì tòa nhà này không còn là Dinh toàn quyền.

Cổng vào Dinh toàn quyền cũ nằm trong Khu nhượng địa.

Có thể nói khu nhượng địa này bên bờ sông chính là nơi đầu tiên của Hà Nội có các công trình xây dựng của người nước ngoài, cụ thể ở đây là công trình Pháp.

Một số hình ảnh trong Khu nhượng địa:

Hà Nội, nhìn toàn cảnh từ bệnh viện Lanessan, nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Một trong những lối vào bệnh viện Lanessan ở Hà Nội, dành riêng cho các quan chức và binh sĩ Pháp. Bệnh viện được đặt theo tên của Toàn quyền Đông Dương, người đã xây dựng nó trong nhiệm kỳ của ông (1891-1894). Đây là một trong những bệnh viện lớn nhất ở Đông Dương có tới 1.500 giường bệnh và cơ sở kỹ thuật hiệu quả. Ngày nay nó trở thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Bên trên là bức tượng của Thống sứ Paul Bert, đặt trong vườn hoa cũng mang tên Paul Bert. Ông là thống sứ Bắc Kỳ năm 1886, và đó cũng là năm ông qua đời vì bệnh.

Dưới chân ông Paul Bert là một người dân An Nam. Tượng đài mô tả người Việt nhỏ bé dưới chân kẻ thống trị người Pháp, và bức tượng đã bị chính quyền thị trưởng Trần Văn Lai (chính phủ Trần Trọng Kim) giật đổ năm 1945. Ngày nay vị trí này là tượng đài vua Lý Thái Tổ ở quảng trường Lý Thái Tổ.

Từ tượng đài nhìn ra Tháp Bút ở Hồ Hoàn Kiếm. Lúc này trên đỉnh tháp có tượng đài Nữ thần tự do, phiên bản thu nhỏ của tượng Nữ thần tự do bên Mỹ. Trước khi được đặt ở tháp bút, tượng Nữ thần tự do này từng được đặt ngay tại vị trí tượng Paul Bert.

Từ vườn hoa Paul Bert nhìn ra hồ Hoàn Kiếm.

Quang cảnh một con phố nhộn nhịp ở Hà Nội, có lẽ đầy là đoàn rước của Kinh lược xứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải (được gọi là phó vương), đại diện cho triều đình Huế ở Bắc Kỳ.

Phố Hàng Bông (Rue du Coton)

Một số hình ảnh người Hà Nội bên hồ Hoàn Kiếm 130 năm trước:

Bên kia hồ là 1 trong những tòa nhà lớn đầu tiên được Pháp xây dựng ở Hà Nội
Kiến trúc tòa nhà này rất giống với Nhà Rồng ở Cảng Sài Gòn, được xây trước đó không lâu
Một ao nước nằm ở trung tâm Hà Nội, phía sau có thấp thoáng tháp chuông Nhà thờ Lớn lúc này vừa được xây dựng xong
Một nhóm sĩ quan người Nga chụp tại khu vực sau đó xây dựng Cung đấu xảo (nay là Cung văn hóa Việt-Xô

Những sĩ quan này tới Hà Nội bằng con tàu tuần dương mang tên “Zabiaca”

Duyệt binh lễ quốc khánh Pháp 14/7/1893 tại Ha Nội. Trong hình là Đại lộ Francis Garnier, nay là phố Đinh Tiên Hoàng. Ở khoàng giữa ảnh nhìn thấy đỉnh của tháp Hòa Phong

Những người đánh dặm (bắt tôm cá nhỏ bằng cái dặm)
Nhà in Schneider đầu tiên ở Hà Nội
Trong xưởng clisê (đúc bản in) của nhà in Schneider
Bên bờ sông Hồng

Bên trong một nhà máy ở Hà Nội

Một vài ảnh đám tang ở Hà Nội xưa:

Tù nhân đang kéo ru-lô cán đường trên Phố Hàng Bông (Rue du Coton)
Nhà lồng 1 ngôi chợ ở Hà Nội

Chùa Hàm Long trên phố Hảm Long, thời Pháp là Rue Doudart de Lagrée, vị trí tại số nhà 18 Phố Hàm Long, xây từ đời Lý (thế kỷ XI), chùa bị “tiêu thổ kháng chiến” phá hủy hoàn toàn cuối năm 1946, chỉ còn sót lại mấy tấm bia lớn

Một số hình ảnh khu lăng mộ của quan kinh lược sứ Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà. Ông tự xây lăng cho mình và nhà thờ khi vẫn còn sống, nên người dân gọi là “sinh từ”:

Tháp Bút và lối vào đền Ngọc Sơn. Tiền cảnh là Đại lộ Francis Garnier, nay là đường Đinh Tiên Hoàng
Cầu Thê Húc
Công nhân làm đường gần vườn hoa Paul Bert, nay là công viên Lý Thái Tổ. Đường bên trái là rue Chavassieux nay là Lê Thạch. Trong hình nhìn thấy chòi nhạc (nhà kèn), nhà thờ Thánh Giuse và tòa nhà bưu điện đầu tiên phía sau lùm cây bên trái
Bãi tắm ngựa trong thành Hà Nội đã có từ lâu đời

Cổng Sở chỉ huy Pháo binh của Pháp trong Thành Hà Nội, thập niên 1890

Hình ảnh chùa Quán Thánh, được người Pháp gọi là chùa Phật lớn. Lối vào đền được trang trí phong phú với cờ Pháp. Có vẻ như ngôi đền đã được người Pháp trùng tu vào năm 1893, vì vậy bức ảnh này có thể được chụp vào dịp lễ hội đánh dấu hoàn tất trùng tu
Ở bìa trái có tấm bia “Hạ mã” nhắc nhở người cưỡi ngựa phải xuống ngựa khi đi ngang qua chùa Quán Thánh để tỏ lòng cung kính
Chơi đu trong dịp lễ khánh thành trùng tu đền Quán Thánh năm 1893

Một vài hình ảnh làng quê Bắc kỳ xung quanh Hà Nội:

Một số hình ảnh khác không xác định được địa điểm:

Hình ảnh trường đua ngựa, vị trí sau này xây Tòa nhà triển lãm (đấu xảo). Ngày nay chỗ này là cung văn hóa Việt-Xô

Một trong 5 cửa của thành Hà Nội thời nhà Nguyễn
GRAND HÔTEL trên Phố Hàng Trống (Rue Jules-Ferry) – Con voi của Tổng đốc Hà Nội
GRAND HÔTEL ở phố Hàng Trống (Rue Jules-Ferry), nay là Công ty Intimex ở 26-32 Lê Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm

\

Hình ảnh: manhhai flickr

Viết một bình luận