Bộ ảnh 100 tấm chụp Hà Nội, ngoại thành Hà Nội và 1 số vùng phụ cận, thời gian là trong những năm cuối cùng của thế kỷ XIX (thập niên 90 thế kỷ 19). Tác giả của những bức ảnh này là các nhiếp ảnh gia người Pháp như Pierre Dieulefils, François-Henri Schneider…
Hình ảnh này được chụp vào thời điểm Pháp chỉ mới chính thức chiếm được Hà Nội được vài năm (chế độ thành phố nhượng địa), chưa có nhiều công trình lớn được xây dựng. Sau thời điểm những tấm ảnh này được chụp, đặc biệt là sau khi Paul Doumer lên nắm chức Toàn quyền Đông Dương 1897 thì ông mới bắt đầu đẩy mạnh đầu tư hạ tầng tại đây để biến Hà Nội trở thành thủ đô của liên bang Đông Dương.
Một số hình ảnh dinh Toàn quyền Đông Dương cũ ở Hà Nội.
Năm 1882, Pháp chiếm Hà Nội, buộc triều đình Huế phải ký 2 hiệp ước (1883 và 1884) công nhận sự bảo hộ của Pháp ở xứ Bắc và Trung kỳ (Trước đó toàn cõi Nam kỳ đã là thuộc địa của Pháp kể từ 1867).
Ngoài ra, hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 cũng đã buộc triều đình Huế phải nhượng cho Pháp một khu đất được gọi là Khu nhượng địa, nằm trên bờ sông Hồng ở phía đông-đông nam Thành phố Hà Nội.
Năm 1887, Liên bang Đông Dương được thành lập, thủ đô đặt tại Sài Gòn, dưới quản lý của Toàn quyền Đông Dương. Lúc đó dinh Norodom trở thành Dinh toàn quyền Đông Dương (trước đó dinh này thuộc về Thống đốc Nam kỳ). Tại Hà Nội, Pháp cũng xây dựng một Dinh toàn quyền nằm trong Khu nhượng địa nói trên, chính là tòa nhà trong hình.
Đây là nơi các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền làm việc. Khi Toàn quyền Đông Dương ra Hà Nội công tác cũng đã ở và làm việc tại đây.
Năm 1902, Pháp quyết định chuyển thủ đô của Liên bang Đông Dương ra Hà Nội và xây dựng một Dinh Toàn quyền mới vào năm 1906 (nay là Phủ chủ tịch), thì tòa nhà này không còn là Dinh toàn quyền.
Cổng vào Dinh toàn quyền cũ nằm trong Khu nhượng địa.
Có thể nói khu nhượng địa này bên bờ sông chính là nơi đầu tiên của Hà Nội có các công trình xây dựng của người nước ngoài, cụ thể ở đây là công trình Pháp.
Một số hình ảnh trong Khu nhượng địa:
Một trong những lối vào bệnh viện Lanessan ở Hà Nội, dành riêng cho các quan chức và binh sĩ Pháp. Bệnh viện được đặt theo tên của Toàn quyền Đông Dương, người đã xây dựng nó trong nhiệm kỳ của ông (1891-1894). Đây là một trong những bệnh viện lớn nhất ở Đông Dương có tới 1.500 giường bệnh và cơ sở kỹ thuật hiệu quả. Ngày nay nó trở thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Bên trên là bức tượng của Thống sứ Paul Bert, đặt trong vườn hoa cũng mang tên Paul Bert. Ông là thống sứ Bắc Kỳ năm 1886, và đó cũng là năm ông qua đời vì bệnh.
Dưới chân ông Paul Bert là một người dân An Nam. Tượng đài mô tả người Việt nhỏ bé dưới chân kẻ thống trị người Pháp, và bức tượng đã bị chính quyền thị trưởng Trần Văn Lai (chính phủ Trần Trọng Kim) giật đổ năm 1945. Ngày nay vị trí này là tượng đài vua Lý Thái Tổ ở quảng trường Lý Thái Tổ.
Từ tượng đài nhìn ra Tháp Bút ở Hồ Hoàn Kiếm. Lúc này trên đỉnh tháp có tượng đài Nữ thần tự do, phiên bản thu nhỏ của tượng Nữ thần tự do bên Mỹ. Trước khi được đặt ở tháp bút, tượng Nữ thần tự do này từng được đặt ngay tại vị trí tượng Paul Bert.
Từ vườn hoa Paul Bert nhìn ra hồ Hoàn Kiếm.
Quang cảnh một con phố nhộn nhịp ở Hà Nội, có lẽ đầy là đoàn rước của Kinh lược xứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải (được gọi là phó vương), đại diện cho triều đình Huế ở Bắc Kỳ.
Một số hình ảnh người Hà Nội bên hồ Hoàn Kiếm 130 năm trước:
Một vài ảnh đám tang ở Hà Nội xưa:
Một số hình ảnh khu lăng mộ của quan kinh lược sứ Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà. Ông tự xây lăng cho mình và nhà thờ khi vẫn còn sống, nên người dân gọi là “sinh từ”:
Một vài hình ảnh làng quê Bắc kỳ xung quanh Hà Nội:
Một số hình ảnh khác không xác định được địa điểm:
\
Hình ảnh: manhhai flickr