“Nước mía Viễn Đông” của Sài Gòn xưa và những hình ảnh tòa nhà hãng Viễn Đông góc đường Lê Lợi – Pasteur

Tòa nhà của hãng Viễn Đông nằm ở góc Lê Lợi – Pasteur ở trong các hình Sài Gòn xưa là hình ảnh vô cũng quen thuộc với những ai đã sống ở thành phố này từ trước 1975.

Hãng Viễn Đông (trong bảng hiệu ngày xưa ghi là Viển Đông) chuyên nhập các mặt hàng điện tử, điện khí từ nước ngoài như máy thu thanh, truyền hình… Gần sát bên tòa nhà Viễn Đông có một tiệm bán nước mía nhỏ không tên, chỉ có tấm bạt che nằm sát vách của đền Ấn Giáo bên đường Pasteur.

Tiệm nước mía có mái hiên chìa ra, nằm sát bên tòa nhà Viễn Đông, và sát vách đền Ấn Giáo bên tay phải hình này

Tiệm nước mía này ép cùng với trái quýt nguyên vỏ nên rất thơm và làm nước mía thêm đậm đà, rất được người Sài Gòn ưa chuộng. Vì tiệm nước không có tên nên người ta lấy vị trí của nó để gọi đây là nước mía Viễn Đông.

Tòa nhà Viễn Đông nằm ở số 57-59 Lê Lợi, góc đường Pasteur:

Đại lộ Lê Lợi, hướng đi về phía Hạ Nghị Viện (Opera House). Ngay phía trước là ngã tư với đường Pasteur, chỗ hãng Viễn Đông
Bên trái hình là Hạ Nghị Viện (nay là Nhà hát)

Tòa nhà Viễn Đông này được xây dựng từ khoảng cuối thập niên 1940, lúc đó mang tên là “Grands Magasins Vien-Dong”, nằm gần chỗ Thương xá TAX, là trung tâm bách hóa cùng hệ thống với Grands Magasins Charner (GMC – sau là Thương xá TAX) và Grands Magasins Réunis (GMR, là tòa nhà Maison Godard ở vị trí Tràng Tiền Plaza ngày nay ở Hà Nội).

Tòa nhà này có 2 địa chỉ, số 57-79 Bonard (nay là Lê Lợi) và số 24 Pellerin (nay là Pasteur). Có thể thấy ngay từ ban đầu, nơi này chuyên bán hàng điện tử – điện khí nhập khẩu

Những trung tâm bách hóa này đều thuộc sở hữu của công ty Société Coloniale des Grands Magasins được thành lập với số vốn 12 triệu francs từ công ty mẹ là l’Union Commerciale Indochinoise et Africanine. Cả 3 tòa nhà Grands Magasins này đều nằm ở góc đường lớn, tuy nhiên Grands Magasins Vien-Dong có quy mô khiêm tốn hơn.

Sau đây là 1 số ảnh cực hiếm về quang cảnh bên trong của Grands Magasins Vien-Dong thời điểm mới khai trương năm 1950:

Sau năm 1954, Grands Magasins Vien-Dong được người Việt mua lại và vẫn giữ lại tên Viễn Đông.

Tòa nhà này tồn tại khoảng hơn 60 năm, trước khi bị đập bỏ để xây cao ốc. Dưới đây là hình ảnh tòa nhà này những năm 2010, so sánh cùng góc với ảnh xưa:

Theo Niên giám Đông Dương, trước khi tòa nhà Viễn Đông được xây dựng thì tại vị trí này vốn là trụ sở ngân hàng Nam Kỳ (Banque Cochinchine).

Đông Kha – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Ngày Giỗ Tổ, thăm lại đền Quốc tổ Hùng Vương bên trong Thảo Cầm Viên

Bên trong Thảo Cầm Viên hiện nay, ngay bên cạnh Viện Bảo Tàng, hiện nay vẫn còn một nơi gọi là Đền Hùng Vương từ thập niên 1960 đến nay. Đây là ngôi đền có kiến trúc đặc biệt đã tồn tại hàng trăm năm qua. Ban đầu được người...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ – nhạc sĩ Nhật Trường – Trần Thiện Thanh

Trướᴄ năm 1975, Nhật Trườnɡ - Trần Thiện Thanh là tên tuổi nổi bật ᴄủa dònɡ nhạᴄ vànɡ, đặᴄ biệt thành ᴄônɡ trᴏnɡ ᴄả vai trò nhạᴄ sĩ và ᴄa sĩ. Ônɡ đượᴄ vinh danh là 1 trᴏnɡ tứ trụ nhạᴄ vànɡ ᴄhᴏ tài nănɡ và nhữnɡ đónɡ ɡóp...

Tên dân gian của đường phố Hà Nội xưa & nay

Thành phố Hà Nội vào thời điểm chưa mở rộng có cách đặt tên theo một trật tự rõ ràng: được đặt theo từng cụm (khu vực), mỗi cụm tương ứng với một thời, một triều đại nhất định trong lịch sử - vì thế có thể nói là...

Còn chút gì để nhớ… nhà thơ Vũ Hữu Định

Có lẽ đa số người yêu nhạc đều chỉ biết đến thi sĩ Vũ Hữu Định với duy nhất một bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc mang tên Còn Chút Gì Để Nhớ. Thi phẩm này của Vũ Hữu Định, đặc biệt là sau khi được...

Cuộc đời lận đận của nhạc sĩ Lê Hựu Hà – Người tiên phong sáng tác nhạc trẻ thuần Việt

Trᴏnɡ lànɡ nhạᴄ Sài Gòn trướᴄ 1975, nhạᴄ sĩ Lê Hựu Hà là nɡười đã ᴄó nhiều đónɡ ɡóp ᴄhᴏ nhạᴄ Việt nói ᴄhunɡ và nhạᴄ trẻ nói riênɡ, với nhữnɡ bướᴄ đi tiên phᴏnɡ manɡ tính khai phá. Ônɡ là một trᴏnɡ nhữnɡ nɡười Việt hᴏá nhạᴄ trẻ...

Lịch sử hình thành Sapa và Những hình ảnh hiếm của Sapa 100 năm trước

Khởi nguồn từ ý tưởng thành thành lập một trạm nghỉ dưỡng cho người Pháp vào những năm đầu của thế kỷ 20, khi Sa Pa còn là vùng núi non hoang sơ, chỉ có lác đác đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trải qua bao biến...

Nhạc sĩ Thanh Hằng trong các ca khúc “Tâm Sự Đời Tôi”, “Yêu Là Chết Ở Trong Lòng” là ai?

Cho đến nay, bút danh Thanh Hằng sáng tác những ca khúc như Tâm Sự Đời Tôi, Đôi Lời Tâm Sự, Yêu Là Chết Ở Trong Lòng vẫn còn nhiều bí ẩn. Từ trước đến nay, nhiều nơi vẫn ghi rằng ca khúc Tâm Sự Đời Tôi là của nhạc...

Bộ tranh vẽ tuyệt đẹp gợi ký ức về làng quê xưa

Sau đây là bộ tranh vẽ mang chủ đề "Ký Ức Quê Hương" của họa sĩ Lê Anh Thanh đến từ Thanh Hóa. Những bức tranh này gợi nhớ ký ức về làng quê đã trở thành thân thuộc với bất kể người Việt Nam nào, đặc biệt là...

Video quay cảnh đoàn tàu lộn ngược hơn 120 năm trước, kỳ quan đường phố của nước Đức

Video đoàn tàu lộn ngược đầu thế kỷ 20 ở Đức Thước phim quay hệ thống "đoàn tàu lộn ngược" bên trên được quay đã hơn 120 năm trước tại Đức, đã được tinh chỉnh lên thành chất lượng 4K, chống rung và phủ màu, bằng công nghệ video kỹ...

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và “Bông Hồng Cài Áo”

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà sư nổi tiếng của Phật giáo thế giới. Trong âm nhạc, người ta còn nhớ đến thiền sư Thích Nhất Hạnh với ca khúc Bông Hồng Cài Áo, được...