Những tấm ảnh xưa nhất chụp cảnh đường phố Sài Gòn 150 năm trước

Những tấm ảnh đầu tiên chụp Sài Gòn được thực hiện vào thập niên 1860, chỉ vài năm sau khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp, và nhà thám hiểm – nhiếp ảnh gia người Tô Cách Lan – John Thomson là 1 trong những người chụp những bức ảnh đầu tiên của Sài Gòn.

Những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đầu tiên ghi lại hình ảnh nước Việt vào thế kỷ 19, có thể kể đến Émile Gsell và John Thomson từ năm 1866, trước đó vài năm là Pun Lun, sau đó là Aurélien Pestel từ thập niên 1880.

Thomson là nhiếp ảnh gia, nhà thám hiểm tiên phong người Scotland, cũng là một trong những nhiếp ảnh gia đầu tiên của vương quốc Anh đến vùng Viễn Đông, ghi lại hình ảnh của con người, phong cảnh ở nơi đây. Những tác phẩm ở vùng Đông Nam Á của ông được coi là ví dụ kinh điển của ảnh tài liệu xã hội, đặt nền móng cho nghề báo ảnh của Anh quốc.

Những hình ảnh sau đây của Sài Gòn được Thomson chụp vào năm 1867, trong chuyến đi 10 năm khám phá vòng quanh các nước Viễn Đông, từ năm 1862 đến 1872, qua các nước Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Cambodia, Việt Nam, sau đó là Hongkong, Đài Loan. Ông đã ghé lại Sài Gòn khoảng 3 tháng và chụp nhiều bức ảnh quý giá ở Sài Gòn – Chợ Lớn, và những tấm ảnh này được đăng lần đầu trên báo Le Monde Illustré năm 1868.

Tấm ảnh Miếu Nổi độc đáo cùa Thomson chụp năm 1867. Ngày nay Miếu Nổi vẫn còn ở Gò Vấp. Miếu Nổi còn có tên gọi khác là Phù Châu Miếu, được xây từ thời vua Gia Long cách đây hơn ba thế kỷ. Một bên miếu là bến đò, phía bên kia là An Phú Đông, quận 12. Sự ra đời của ngôi miếu gắn với truyền thuyết về một ngư dân vớt được pho tượng được cho là tượng của bà Thủy Tế khi đánh cá. Sau đó, người dân lập miếu để thờ

Hình ảnh này được ông Thomson chụp từ cảng Nhà Rồng nhìn về phía đường dọc sông có cột cờ Thủ Ngữ, nơi sau này được gọi là Bến Bạch Đằng. Trong hình có một nhóm người mặc đồng phục đứng nghiêm trang dưới cột cờ. Lúc này tòa nhà của ông Wang Tai (Vương Thái) đang được xây, đây là tiền thân của tòa nhà Thuế Quan sau này. Tòa nhà từng là tòa thị trưởng Sài Gòn trong vài tháng trước khi trở thành trụ sở của phòng thương mại, rồi trở thành khách sạn Cosmopolitan. Về sau kiến trúc sư Foulhoux xây dựng lại từ năm 1885 đến 1887 thành kiến trúc vẫn còn cho ngày nay.

Tác giả Nguyễn Đức Hiệp chú thích về tấm ảnh này như sau:

“Cạnh tòa nhà của ông Vương Thái, gần cột cờ Thủ ngữ là tòa nhà màu trắng “Directuon du Port Commerce” – cơ quan chịu trách nhiệm quản lý cảng Sài Gòn. Từ cột cờ Thủ ngữ đi về phía nhà của ông Vương Thái, trong hình có một cầu nhỏ băng qua rạch Cầu Sấu (nay là đường Hàm Nghi) thì đến hai gian nhà lá, hai gian đó có thể là nhà chứa đồ cho công trình xây tòa nhà Vương Thái. Đi tiếp dọc bờ sông băng qua cầu kinh Chợ Vải (nay là đường Hàm Nghi) là một dãy nhà bên phải hình dọc sông, Phòng thương mại (Chambre de commerce) là một trong các tòa nhà này”.

Trước dãy nhà này ở gần sông là một cột bia màu trắng đầu nhọn, nằm ở đầu đường Catinat, ngay khách sạn Majestic sau này, để tưởng niệm ông Jules Lamaille (còn có tên khác là Navaillé) – người có công phát triển thương mại ở Sài Gòn. Tháp này được dựng trước khi hình này được chụp khoảng 2 năm (1865), đến khoảng năm 1875 thì được dời về cách đó vài trăm mét, chỗ công trường Rigault de Genouilly (nay là công trường Mê Linh).

Đằng sau tháp Navaillé trong hình này có thể thấy được nhà thờ St Enfance do Nguyễn Trường Tộ thiết kế, nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày nay. Thời điểm chụp hình này (1867), con đường chưa đặt tên, trên tấm bản đồ cũng trong năm 1867, đường này được đánh số là No.2.

Góc bìa trái của hình, sau bụi cây là bên hông nhà thờ St Marie Immaculée vừa được xây xong ở dọc kinh Chợ Vải (nay là đường Nguyễn Huệ), là nhà thờ đầu tiên ở Sài Gòn. Khi Nhà thờ Đức Bà được xây dựng thì Nhà thờ St Marie Immaculée này không còn, thay vào đó là Tòa Hòa Giải, ngày nay là tòa nhà Sunwah.

Đây là tòa nhà cuối trong dãy nhà dọc sống của tấm hình bên trên. Bên trái của hình này là đường quai Napoleon, tức đường Bến Bạch Đằng sau này.

Hình chụp từ bến cảng Nhà Rồng nhìn về phía đường Arroyo Chinois (nay là đại lộ Võ Văn Kiệt) dọc theo rạch Arroyo Chinois. Người Pháp sử dụng cái tên Arroyo Chinois cho cả rạch Bến Nghé và kinh Tàu Hủ, và con đường dọc theo bờ kinh cũng được đặt cùng tên.

Đường đến Lăng Cha Cả với 2 hàng cây xoài năm 1867. Thời điểm này khu vực Lăng Cha Cả rất hoang vắng.

Lăng mộ này là của Cha Cả, tức giám mục nɡười Pháp đượᴄ ɡọi tên tiếnɡ Việt là Bá Đa Lộᴄ, rất đượᴄ tôn kính hồi thế kỷ 19, là nɡười có công trong việc ɡiúp chúa Nɡuyễn Ánh ɡiành đượᴄ ɡianɡ san để trở thành νua Gia Lᴏnɡ lập ra triều Nɡuyễn.

Trᴏnɡ ᴄuộᴄ νây thành Qui Nhơn đánh quân Tây Sơn năm 1799, Giám mụᴄ Bá Đa Lộᴄ mất. Nɡuyễn Ánh (lúc này chưa lên ngôi) đã phᴏnɡ ônɡ là Thái tử Thái phó Bi-nhu Quận ᴄônɡ νà ᴄhᴏ xây mộ phần ở Tân Sơn Nhất, tỉnh Gia Định, đượᴄ ɡọi là lănɡ Cha Cả ᴄó diện tíᴄh 2000m2.

Học giả Phạm Quỳnh, trᴏnɡ một ᴄhuyến du nɡᴏạn Nam Kỳ năm 1918, ônɡ đã mô tả Lănɡ Cha Cả như sau:

Lănɡ xây kín như kiểu một ᴄái đình lối ta. Chính mộ Cha Cả là ᴄái sập đá tᴏ ở ɡiữa, xunɡ quanh đặt ᴄửa bứᴄ bàn. Hai ᴄái mộ nhỏ hai bên thì bên tả là mộ ᴄha Charbᴏnniеr, bên hữu là mộ ᴄha Miᴄhе, mới phụ-tánɡ νề sau. Trᴏnɡ đình trướᴄ mộ ᴄó tấm bia đá kỷ-niệm ᴄái ᴄônɡ-đứᴄ ᴄủa Cha Cả… Sau lưnɡ lănɡ Cha Cả ᴄó ᴄái mộ-địa ᴄhôn ᴄáᴄ ᴄố đạᴏ

Trên đường bộ từ Sài Gòn đi Chợ Lớn, nhà nhiếp ảnh Thomson có ghé làng Chợ Quán. Ông mô tả là trên đường vào làng, bên phải là hàng cây, nhà cửa ngăn cách bởi hàng rào cây, bụi tre hay xương rồng, bên trái là đồng ruộng với trầu tắm nước. Ông cũng có cuộc gặp gỡ với nhân vật lịch sử – nhà bác học Petrus Ký trong thời gian lưu lại Sài Gòn. Sau đây là những hình ảnh ngoại thành, khu vực giữa Sài Gòn và Chợ Lớn mà ông Thomson chụp lại:

Qua những bức ảnh của Thomson vào thập niên 1860 này, chúng ta có thể hình dung được một thành phố đang đổi thay chỉ vài năm sau khi người Pháp bắt đầu quy hoạch xây dựng Sài Gòn – Chợ Lớn, bắt đầu từ dọc sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, kinh Tàu Hủ đến các khu vực bên trong cạnh xưởng đóng tàu Ba Son, rạch Thị Nghè và thành cũ Gia Định. Thời điểm này, ngoài khu vực trung tâm Sài Gòn, là quận 1 ngày nay là bắt đầu có các công trình lớn, thì đa số các khu vực khác vẫn chỉ là một vùng quê còn yên bình chưa được khai phá.

Đông Kha – chuyenxua.net

Viết một bình luận