Những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa – Phần 6: Trường trung học Marie Curie

Phần tiếp theo của loạt bài viết về những ngôi trường trung học nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa, xin nói về một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn: Trường Trung Học Marie Curie, là ngôi trường duy nhất đến nay vẫn giữ lại tên do người Pháp đặt hơn 100 năm trước.

Những cột mốc phát triển của trường trung học Marie Curie ở Sài Gòn:

– Năm 1915: một giáo sư người Pháp tìm mặt bằng và khởi công xây dựng trường.

– Năm 1918: Hoàn tất việc xây trường. Đây là ngôi trường dành riêng cho nữ sinh, với tên gọi ban đầu là Cao đẳng tiểu học nữ sinh người Pháp (Ecole Primaire Supérieure des Jeunes Filles Françaises) Lycée Marie Curie, được đặt tên theo nhà nữ bác học mang 2 quốc tịch Ba Lan – Pháp, từng 2 lần đoạt giải Nobel tên Marie Curie. Ban đầu trường dành cho các nữ sinh người Pháp và một số ít người Việt trong các gia đình có thế lực.

Tất cả các môn học trong trường này đều được giảng dạy bằng tiếng Pháp. Trường có một ban giám hiệu Pháp quản lý.

Sau khi Nhật tiến vào Đông Dương năm 1941, trường bị trưng dụng làm bệnh viện nên phải chuyển địa điểm sang trường mẫu giáo Ecole Maternelle ở đường Garᴄеriе (nay là đường Phạm Ngọc Thạch, vị trí trường ĐH Kinh Tế ngày nay). Một năm sau, trường được trả lại và dời về địa điểm cũ với tên gọi mới là Trung học cơ sở Calmette (đặt theo tên của bác sĩ tài ba người Pháp, nổi tiếng nhờ công trình nghiên cứu vắc xin chống bệnh lao).

Sau khi quân Pháp trở lại chiếm Sài Gòn vào ngày 23 tháng 9 năm 1945, trường được đổi tên thành Trung học Lucien Mossard (đặt theo tên giám mục Pháp, là đại diện tông tòa của Địa phận Tây Đàng Trong từ 1899 – 1920). Đầu năm 1948, trường trở lại với tên gọi ban đầu là Trung học Marie Curie (hay Lycée Marie Curie).

Sau năm 1955, thời VNCH, trường trở thành trường trung học tư thục dành riêng cho nữ sinh.

Từ năm 1970, trường mới tiếp nhận thêm nam sinh của trường trung học Lê Quý Đôn (tên cũ là trường Jean Jacques Rousseau). Từ đó trường Marie Curie có cả nam và nữ học sinh.

Sau 1975, trường Marie Curie được giao lại cho Sở Giáo dục và chính thức trở thành trường công lập.

Năm 1997, trường trở thành trường trung học bán công với tên Trường THPT Bán Công Marie Curie.

Năm 2006, trường chuyển trở lại thành trường công lập với tên Trường THPT Marie Curie.

Năm 2015, trường được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa – danh lam thắng cảnh của Sài Gòn.

Hiện nay, cùng với trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường Marie Curie là một trong 3 trường THPT có dạy Pháp văn.

Mời các bạn xem một số hình ảnh khác của trường Marie Curie xưa:

Hình ảnh trường hiện nay:

chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ và những bài tình ca quê hương đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng. Ông có rất nhiều sáng tác bất hủ thuộc nhiều thể loại, tiêu biểu là các bài hát đậm chất dân ca và mang tình yêu quê hương tha thiết như Thương...

Những hình ảnh hiếm hoi chụp cảnh đường phố Sài Gòn thời bao cấp (1978)

Mời các bạn xem lại những hình ảnh vô cùng hiếm hoi chụp cảnh đường phố Sài Gòn những năm cuối thập niên 1970 cùa nhiếp ảnh gia người Pháp Jean-Claude Labbé. Đây là thời điểm cả nước đang ở thời kỳ bao cấp, bị quốc tế cấm vận,...

Những nhà hàng cafe “huyền thoại” của Sài Gòn trước 1975: Givral, Brodard, La Pagode…

Sài Gòn những năm trước 1975 có những quán café mang phong cách sang trọng, là nơi gặp gỡ của tầng lớp được xem là tinh hoa thời đó, như là văn nghệ sĩ, nhà báo, các nhân vật chốn nghị trường, và cả quân nhân, công chức và...

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa qua những mẩu chuyện ngắn được người xưa kể lại

Lâu nay, trong nhiều bài νiết, tính ᴄáᴄh ᴄủa người Sài Gòn, ᴄả xưa νà nay, đều đượᴄ nhiều người mô tả là nồng hậu, thân thiện, hiếu kháᴄh, νui νẻ, dễ ᴄhịu, hào sảng νà phóng khoáng, thẳng thắn bộᴄ trựᴄ... Bài νiết này sẽ không lặp lại...

Cuộc đời và sự nghiệp của nữ danh ca Bạch Yến

Bạch Yến là một nữ danh ca tiêu biểu của làng nhạc miền Nam đầu thập niên 1960. Tuy nhiên từ năm 1961 trở về sau, cô đi du học rồi chủ yếu hoạt động âm nhạc tại Âu Châu và Hoa Kỳ, nên ít có người được dịp...

Kỷ niệm 100 năm điện Kiến Trung và công trình phục dựng lại ngôi điện đặc biệt nhất của Hoàng thành Huế

Điện Kiến Trung được vua Khải Định xây dựng tròn 100 năm trước, là công trình rất đẹp, hiện đại và bề thế, nhưng chỉ tồn tại chỉ được hơn 20 năm rồi bị phá hủy một cách đáng tiếc. Đến năm 2019, từ phần nền cũ, điện Kiến...

Câu chuyện về ca khúc “Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè” (nhạc sĩ Bắc Sơn) – Nỗi lòng của người Việt ly hương

Thập niên 1980, hàng triệu người Việt xa xứ đã từng cảm thấy nghẹn ngào xúc động khi nghe được ca sĩ Hương Lan hát ca khúc Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè. Bài hát nói lên nỗi lòng người ly hương khi đã cất bước rời xa...

Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt và những hình ảnh đẹp của Lăng Ông – Bà Chiểu ngày xưa

Nhữnɡ nɡười Sài Gòn ɡốᴄ hầu như khônɡ ai khônɡ biết đến Lănɡ Ônɡ - Bà Chiểu ở tỉnh Gia Định xưa. Nɡày nay, νới dân nɡᴏại tỉnh đến Sài Gòn, nếu đi xе bus nɡanɡ qua ᴄhợ Bà Chiểu thườnɡ đượᴄ nɡhе lơ xе hỏi: Có ai xuốnɡ...

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp đời thường trên đường phố Sài Gòn thập niên 1990 (kỳ 3)

Tiếp theo 2 kỳ đầu của bộ sưu tập hình ảnh Sài Gòn thập niên 1990, sau đây là bài thứ 3 với những hình ảnh của cùng một nhiếp ảnh gia người Đức đi du lịch ở Việt Nam năm 1991. Đến thăm Việt Nam vào đầu thập niên...

Bài tiểu luận của Bình Nguyên Lộc năm 1957: Tên đường cũ Sài Gòn

Bài viết này của nhà văn Bình Nguyên Lộc đăng lần đầu trên báo Nhân Loại năm 1957, sau đó được in trong tập truyện Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, xuất bản năm 1966. Đây là một bài tiểu luận rất thú...