Những hình ảnh màu tuyệt đẹp của áo dài trên đường phố Sài Gòn 50 năm trước

Mời các bạn xem lại những hình ảnh màu đẹp về những tà áo dài rực rỡ, yêu kiều của phụ nữ Sài Gòn những năm đầu thập niên 1970:

Áo dài của phụ nữ Việt Nam ngày nay được xem là có nguồn gốc từ chiếc áo dài ngũ thân, được chúa Nguyễn Phúc Khoát sáng chế ra từ thế kỷ 18.

Sang đầu thế kỷ 20, người đầu tiên cách tân chiếc áo ngũ thân đó để thành áo dài có kiểu dáng gần giống ngày nay là họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường (lemur trong tiếng Pháp nghĩa là bức tường, tên gọi thân mật do bạn bè đặt cho Cát Tường).

Năm 17 tuổi, Cát Tường nhập học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, và trở thành một trong những họa sĩ danh tiếng nhất tại Hà Nội thời đó.

Trong một bài viết trên báo Phong Hóa, tuần báo của Tự Lực Văn Đoàn, Cát Tường viết rằng quần áo không chỉ để che thân mà còn “như tấm gương phản chiếu trình độ tri thức một nước”. Ông cho rằng y phục của phụ nữ Việt thời ấy — áo tứ thân và áo ngũ thân — có phần lùng thùng và bất tiện, họ cần quần áo gọn gàng, giản dị, thanh lịch hơn, và hơn hết là “phải có tích cách riêng của nước nhà”.

Dựa trên áo ngũ thân, Cát Tường bắt đầu cách tân y phục của phụ nữ Việt. Ông nới rộng tay áo ra, bỏ đi phần cổ áo “vô nghề nghiệp”, và thiết kế lại chiếc quần và tà áo để vừa vặn với cơ thể người phụ nữ hơn. Và rồi đến số Phong Hóa 90, Lemur Cát Tường giới thiệu bộ trang phục mà ông nghĩ có thể đại diện cho đất nước.

Bản vẽ áo dài của Lemur Cát Tường năm 1934

Khi Nguyễn Cát Tường lần đầu giới thiệu ý tưởng về áo dài cách tân của ông năm 1934, và ý tưởng này gặp rất nhiều chỉ trích. Người ta nói kiểu áo này không thuần nét dân tộc, chỉ là thứ lai căng. Cát Tường đón nhận những chỉ trích đó một cách bình thản, thừa nhận sự lai Pháp của áo dài và nói rằng nên khai thác sự tiện dụng của y phục phụ nữ phương Tây để thay thế cho sự tù túng và bất tiện trong áo dài tứ thân.

Áo dài theo thiết kế của Cát Tường thật sự không dễ để nó được đông đảo quần chúng chấp nhận ngay lập tức, mà ban đầu là các cô gái Việt theo Tây học đón nhận, một trong những người đầu tiên là cô Nguyễn Thị Hậu, sau này là luật sư, thị trưởng Đà Lạt.

Đáng tiếc là họa sĩ Cát Tường không sống được đủ lâu để thấy thiết kể áo dài của ông được phụ nữ ưa chuộng và trở thành “trang phục dân tộc” như hiện nay, bởi vì năm 1946, ông bị Việt Minh bắt khi chỉ mới 35 tuổi. Có lẽ vì người ta đã xem ông là một thứ “tiểu tư sản”, thiết kế áo dài của ông đã góp phần khiến phụ nữ trẻ “đánh mất thuần phong mỹ tục”. Sau này, có người nói rằng đã nhìn thấy ông bị đưa lên trại lao động ở Việt Bắc và bị hành hình tại đó.

chuyenxua.net biên soạn

Xem thêm

Comments

  1. Bất cứ 1 sự đổi mới nào thì ban đầu cũng găp sự phản đối không nhỏ. Qua thời gian thử nghiệm, nếu sự Đổi mới đó gặp phản ứng Bất lợi giảm dần và phản ứng Thuận lợi Tăng dần thì kể như sự Đổi Mới đó đã Thành Công. Áo dài Le Mur Cát Tường là 1 điển hình !

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Dung mạo và trang phục của người Việt thế kỷ 19 qua hình ảnh và mô tả trong tài liệu xưa

Để hình dung về hình dáng và trang phục của người Việt thời kỳ cuối thế kỷ 19, mời các bạn đọc lại ghi chép của bác sĩ J.C. Baurac trong cuốn Nam kỳ và Cư Dân viết năm 1894. Ông đã sống và làm việc lâu năm ở...

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Phần 15: Mả Ngụy, Mả Biền Tru – Dấu tích ngậm ngùi

Mả Ngụy, tên khác là Mả Biền Tru, là cái tên, dấu vết khó xóa nhòa đã tồn tại suốt gần 200 năm qua ở Sài Gòn. Trong các bản đồ Pháp vẽ thời cuối thế kỷ 19, có thể thấy cái tên “plaine des tombeaux”, nghĩa là “cánh...

Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của Chợ Lớn

Ngày nay, khi nhắc tới tên Chợ Lớn, người ta thường nghĩ đến khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tàu Hủ trải dài trên địa bàn Quận 5 và Quận 6, về phía nam tới Quận 8 và về phía bắc tới Quận 10 và...

Món ăn vặt mía ghim ngày xưa – Ngọt ngào hương vị của tuổi thơ

Thời trướᴄ năm 1975, mía ɡhim là món ăn vặt đườnɡ phố nổi tiếnɡ ở Sài Gòn. Vàᴏ thời điểm đó, nɡười ta hay ăn mía (nhả bã) ᴄhứ khônɡ như bây ɡiờ ᴄhỉ uốnɡ nướᴄ mía ép. Mía để ăn hồi đó là ᴄây mía ᴄó vỏ màu vànɡ...

Tâm sự của “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga thời thiếu nữ qua những bài báo hơn 60 năm trước

Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga là một trong 4 mỹ nhân nổi tiếng nhất trước năm 1975 trong làng sân khấu nghệ thuật Sài Gòn, cùng với Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng và Kim Cương. Sở hữu nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành” và tài năng hơn người,...

Hình ảnh xe máy Vespa và Lambretta trên đường phố Sài Gòn xưa

Tại Sài Gòn trước 1975, các dòng xe gắn máy chúng ta thường thấy trong các hình ảnh xưa, ngoài xe Nhật thì có rất nhiều loại xe nhập từ Châu Âu như Đức, Pháp và một số lượng rất lớn xe Ý - với chủ yếu là 2...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trường Kỳ – “Vua Nhạc Trẻ” của Sài Gòn trước 1975

Những người sinh ra vào thập niên 1950 tại miền Nam, yêu thích dòng nhạc trẻ tại Sài Gòn trước năm 1975, có lẽ không ai là không biết đến nhạc sĩ Trường Kỳ, người được mệnh danh là "vua nhạc trẻ", "hippy chúa", là một trong những người...

Những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa – Phần 1: Trường Lasan Taberd

Ngay từ khoảng 150 năm trước đây, đã có một hệ thống trường quốc tế được thành lập ở Việt Nam, đó chính là ngôi trường rất quen thuộc với người Miền Nam trước 1975: Lasan Taberd. Các trường Lasan đã bị đóng cửa sau năm 1975, nhưng chất...

Lịch sử những đường phố Sài Gòn xưa: Con đường Duy Tân – cây dài bóng mát

Đường Duy Tân không phải là một con đường lớn ở Sài Gòn, nhưng nó vẫn được nhiều người nhắc tới vì là một trong những con đường trung tâm thành đô, đi ngang qua Hồ Con Rùa, có những hàng cây nằm kề nhau rũ táng cây dài...

Chuyện tình của Duy Quang và Julie Quang

Lúᴄ sinh thời, ᴄa sĩ Dᴜy Qᴜanɡ từnɡ nói νề nɡười νợ đầᴜ là ca sĩ Jᴜliе như saᴜ: “Tôi ɡặρ Jᴜliе lúᴄ 17 tᴜổi, ᴄhúnɡ tôi bằnɡ tᴜổi nhaᴜ, ᴄùnɡ nếm νị nɡọt yêᴜ đươnɡ thᴜở mới lớn. Cô ấy ᴄó ɡiọnɡ hát liêᴜ tɾai. Tôi đã ôm đàn...