Những hình ảnh hiếm của Chợ Lớn năm 1909

Bộ ảnh này gồm có 27 bức ảnh, được thực hiện vào năm 1909 theo thị trưởng Chợ Lớn Drouhet nhằm mục đích ghi nhớ lại những phúc lợi của chính sách được ông thị trưởng ban hành cho thành phố Chợ Lớn. Vì vậy trong bộ ảnh này có các hình ảnh của các tổ chức phúc lợi xã hội, như là bịnh viện, bảo sanh viện, trại trẻ mồ côi, trường học dành cho người mù, người câm điếc…

Thời điểm này Chợ Lớn có một bịnh viện mang tên Drouhet cho chính ông thị trưởng này cho xây dựng. Bịnh viện Drouhet sau 1955 mang tê bịnh viện Hồng Bàng, ngày nay là bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trên đường Hồng Bàng.

l’Hôpital Drouhet khi mới được xây dựng

l’Hôpital Drouhet

l’Hôpital Drouhet thập niên 1920

Bịnh viện mang tên Hồng Bàng sau 1955

Sau đây là bộ ảnh Chợ Lớn năm 1909:

Tòa Thị Chánh Thành phố Chợ Lớn – Tư dinh Thị trưởng

Dinh tỉnh trưởng tỉnh Chợ Lớn

Chợ Lớn cũ. Ban đầu chợ này gọi là Chợ Sài Gòn, trung tâm vùng Chợ Lớn, là chợ lớn nhất vùng Sài Gòn – Chợ Lớn nên được gọi là Chợ Lớn. Sau này chợ Bình Tây được xây dựng thì nơi này giải tỏa. Vị trí này ngày nay là Bưu Điện Chợ Lớn

Kinh Tàu Hủ, người Pháp gọi là Arroyo chinois

Nhà máy nước và điện Chợ Lớn

 

Trường Nam tiểu học Thành phố Chợ Lớn, nay là trường THPT Hùng Vương (số 124 đường Hồng Bàng)

Trường tiểu học Mân Chương (tại Hà Chương hội quán) nằm trên đường Saigon-Cholon với 60 học sinh chụp năm 1909. Ngày nay Hà Chương hội quán vẫn còn, nằm ở địa chỉ 802 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5

Nhân viên, điều dưỡng của bịnh viện đứng trước bịnh viện Chợ Lớn, nay là bệnh viện Chợ Rẫy

 

Phòng phẫu thuật trong bịnh viện Chợ Lớn

 

Phòng cho người bịnh bên trong bịnh viện Chợ Lớn

Khu bịnh nhi

Khuôn viên bên trong bịnh viện Chợ Lớn

Trường đào tạo điều dưỡng thuộc bịnh viện Chợ Lớn

Khoa phụ sản thuộc bịnh viện Chợ Lớn

 

Phòng hộ sinh trong bịnh viện Chợ Lớn

 

Đây có thể là nhà dưỡng lão ở Chợ Lớn

Hội bảo trợ người mù Chợ Lớn

Ban nhạc người khiếm thị

Côi nhi viện Chợ Lớn

Trường khiếm thính Chợ Lớn (dành cho người câm, điếc)

Bịnh viện Drouhet

Bịnh viện Drouhet, nay là bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Bịnh viện Quảng Đông được xây năm 1907, nay là bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bịnh viện Phúc Kiến, nay là bệnh việc Nguyễn Trãi

Rue de Gialong, nay là đường Trịnh Hoài Đức. Phía xa là ngã tư Trịnh Hoài Đức – Phùng Hưng. Nằm ngang nơi tiền cảnh là đường Vạn Tượng, rẽ về bên trái hình là ra đường Khổng Tử, rẽ về bên phải là đi về phía cầu Quới Đước và kinh Tàu Hủ.

Sơ lược về sự hình thành của thành phố Chợ Lớn:

Tên gọi Chợ Lớn trở thành một đơn vị hành chánh chính thức kể từ ngày 6/6/1865, chính quyền Pháp thành lập thành phố Chợ Lớn. Trong tất cả các văn kiện đều dùng tên gọi là Ville de Chợ Lớn. Thành phố Chợ Lớn bao gồm phần trung tâm là ngôi chợ Lớn (chợ cũ, vị trí bưu điện Chợ Lớn hiện nay) và các thôn bao quanh, cùng thuộc Tổng Phong Thượng cũ của hạt thanh tra Chợ Lớn.

Hạt thanh tra Chợ Lớn được thành lập sau thành phố Chợ Lớn chỉ 2 năm, theo quyết định ngày 16/8/1867 của Soái phủ Sài Gòn, trên cơ sở một số tổng của huyện Tân Long phủ Tân Bình thuộc tỉnh Gia Định. Từ năm 1871, Hạt thanh tra Chợ Lớn đổi thành Hạt tham biện Chợ Lớn, đến năm 1900 trở thành tỉnh Chợ Lớn.

Năm 1879, Thống đốc Nam kỳ ban hành nghị định công nhận thành phố Chợ Lớn là đô thị loại 2 ngang với cấp tỉnh, cùng với các thành phố Tourane (Đà Nẵng) và Phnompenh (Nam Vang) được thành lập sau này của Liên bang Đông Dương.

Thành phố Chợ Lớn là đơn vị hành chính tách biệt hẳn với tỉnh Chợ Lớn (được chính thức thành lập từ ngày 1/1/1900), tuy nhiên, trụ sở các cơ quan chính quyền của tỉnh Chợ Lớn đều đặt tại thành phố Chợ Lớn. Vì lý do này mà trong nhiều thời kỳ, vị Thị trưởng Chợ Lớn kiêm nhiệm luôn chức vụ Chủ tỉnh Chợ Lớn, và tỉnh Chợ Lớn cũng là một trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ vào thời gian đầu thế kỷ 20.

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để ” thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”. Theo Sắc lệnh này, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn, ngoài ra phần lớn diện tích của tỉnh Chợ Lớn được sáp nhập với tỉnh Tân Anh để thành tỉnh Long An, từ đó tên gọi “Chợ Lớn” không còn được dùng chính thức trong các tên gọi hành chính cấp tỉnh nữa, chỉ còn được dùng để chỉ toàn bộ khu vực quận 5, quận 6 và một phần quận 11 của Đô thành Sài Gòn. Sau 1975, thành đô Sài Gòn (bao gồm khu Sài Gòn – Chợ Lớn) sáp nhập với tỉnh Gia Định để mang tên mới là TPHCM cho đến nay.

Đông Kha –  chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Ý nghĩa của những chữ CEE trên các trạm biến áp rất quen thuộc với người Sài Gòn

Nếᴜ bạn là nɡười Sài Gòn, hᴏặᴄ ɡắn bó νới đườnɡ ρhố Sài Gòn tɾᴏnɡ 1 νài năm, ᴄhắᴄ hẳn sẽ thườnɡ xᴜyên bắt ɡặρ nhữnɡ tɾạm biến áρ xây thеᴏ kiểᴜ kiến tɾúᴄ Pháρ xưa ᴄó in dònɡ ᴄhữ CEE (kèm thеᴏ đó ᴄó thể là năm xây...

Những công trình kiến trúc trăm năm còn lại ở Sài Gòn – Kỳ 4: Continental Palace và Majestic Hotel – Những khách sạn...

Continental Palace là khách sạn lâu đời nhất vẫn còn lại đến ngày nay ở Sài Gòn. Thời điểm được xây dựng cách đây 140 năm, Continental Palace là khách sạn sang trọng và mang vẻ đẹp kỳ vĩ nhất từng có ở xứ Đông Dương. Không những vậy,...

Câu chuyện về ông Nguyễn Hùng Trương và nhà sách Khai Trí nổi tiếng Sài Gòn xưa

Hầu hết nhữnɡ họᴄ sinh, sinh viên và trí thứᴄ ở Sài Gòn trướᴄ năm 1975 đều biết đến và ít nhất một lần đến hiệu sáᴄh Khai Trí trên đườnɡ Lê Lợi (nay là nhà sáᴄh FAHASA Sài Gòn). Đây là nhà sáᴄh đầu tiên ở Việt Nam đượᴄ...

Ngày Giỗ Tổ, thăm lại đền Quốc tổ Hùng Vương bên trong Thảo Cầm Viên

Bên trong Thảo Cầm Viên hiện nay, ngay bên cạnh Viện Bảo Tàng, hiện nay vẫn còn một nơi gọi là Đền Hùng Vương từ thập niên 1960 đến nay. Đây là ngôi đền có kiến trúc đặc biệt đã tồn tại hàng trăm năm qua. Ban đầu được người...

Cuộc đời lận đận của nhạc sĩ Lê Hựu Hà – Người tiên phong sáng tác nhạc trẻ thuần Việt

Trᴏnɡ lànɡ nhạᴄ Sài Gòn trướᴄ 1975, nhạᴄ sĩ Lê Hựu Hà là nɡười đã ᴄó nhiều đónɡ ɡóp ᴄhᴏ nhạᴄ Việt nói ᴄhunɡ và nhạᴄ trẻ nói riênɡ, với nhữnɡ bướᴄ đi tiên phᴏnɡ manɡ tính khai phá. Ônɡ là một trᴏnɡ nhữnɡ nɡười Việt hᴏá nhạᴄ trẻ...

Xem lại phim Nắng Chiều (1972) với diễn xuất của Thanh Nga và Hùng Cường 50 năm trước

Tɾᴏnɡ thể lᴏại nhạᴄ νànɡ, ᴄó 2 ᴄa khúᴄ nổi tiếnɡ ᴄùnɡ ᴄó nhân νật ᴄhính là ᴄô lái đò, đó là bài Đò Chiều ᴄủa nhạᴄ sĩ Tɾúᴄ Phươnɡ νà Cô Lái Đò Bến Hạ ᴄủa nhạᴄ sĩ Hᴏànɡ Thi Thơ. Cả 2 bài hát này ᴄó nội...

Sài Gòn xưa tuyệt đẹp qua những tấm hình trắng đen của nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu

Nguyễn Bá Mậu được xem là một trong những nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất của lĩnh vực nhiếp ảnh Việt Nam thế kỷ 20. Những tác phẩm của ông chủ yếu được thực hiện từ thập niên 1950 ở Sài Gòn và những thành phố du lịch nổi...

Áo dài và xe Velo Solex – Hình ảnh quen thuộc trên đường phố Sài Gòn ngày xưa

Trong những hình ảnh được lưu lại của Sài Gòn năm xưa, hình ảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đi chiếc Vеlosolеx chạy trên đường phố nhộn nhịp, có lẽ là thứ đã gợi lại nhiều kỷ niệm nhất đối νới nhiều người, đặc biệt là những...

Hình ảnh đẹp về nữ sinh ở các trường nữ trung học năm xưa: Gia Long, Trưng Vương, Đồng Khánh, Nguyễn Bá Tòng, Lê...

Áo dài Việt Nam không ᴄhỉ đơn thuần là một sản phẩm thời trang không bao giờ bị lỗi mốt, mà đã đạt tới một νai trò quan trọng hơn, đó là một biểu tượng νăn hóa ᴄủa Việt Nam. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài...

Sài Gòn nửa thế kỷ – Bộ sưu tập ảnh màu năm 1972 (kỳ 1)

Mời các bạn xem lại phần đầu tiên của bộ ảnh đường phố Sài Gòn vào năm 1972, với các địa điểm quen thuộc, những đường phố thân quen mà người Sài Gòn nào cũng nhận ra, cùng với đó là hình ảnh những thị dân Sài Gòn xưa...