Những đôi song ca nổi tiếng nhất làng nhạc Sài Gòn trước 1975: Chế Linh – Thanh Tuyền, Hùng Cường – Mai Lệ Huyền, Nhật Trường – Thanh Lan…

Trước năm 1975, làng nhạc miền Nam có rất nhiều đôi song ca nổi tiếng mà đến tận bây giờ khán thính giả vẫn còn nhắc đến như Hùng Cường – Mai Lệ Huyền, Phương Đại – Phương Hồng Quế, Bùi Thiện – Sơn Ca, Mạnh Quỳnh – Giáng Thu, Nhật Trường – Thanh Lan, Chế Linh – Thanh Tuyền, Chế Linh – Thanh Tâm…

Hình thức hát song ca giữa nam và nữ ca sĩ đã xuất hiện từ thập niên 1940,1950 tại các phòng trà ca nhạc Sài Gòn, với những tên tuổi huyền thoại là Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết, Châu Kỳ – Mộc Lan, Mạnh Phát – Minh Diệu, Duy Khánh – Tuyết Mai, nhưng sang đến thập niên 1960 thì hình thức hát song ca mới được phổ biến hơn, thậm chí các nhạc sĩ còn sáng tác nhạc riêng cho các đôi song ca để thu thanh vào dĩa hát.

Cùng điểm lại những đôi song ca nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn, và nghe những bản thu thanh ngày xưa vẫn còn lại.

Nhật Trường – Thanh Lan

Đôi song ca Nhật Trường – Thanh Lan rất được yêu mến với những màn kết hợp với nhau rất ăn ý trong nhiều bản thu âm trong băng dĩa cũng như trên phim ảnh trước 1975.

Ca sĩ – nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh

Nhật Trường và Thanh Lan bắt đầu hát chung với nhau từ cuối thập niên 1960, vào thời điểm mà họ như đến từ 2 thế giới riêng với những dòng nhạc tưởng như không liên qua nhiều đến nhau. Đó là lúc mà Nhật Trường – Trần Thiện Thanh đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, có giọng hát truyền cảm chinh phục khán giả với nghệ danh Nhật Trường, cùng nhiều ca khúc nhạc vàng nổi tiếng được ký với tên thật là Trần Thiện Thanh. Trong khi đó Thanh Lan khởi đầu sự nghiệp ca hát từ đầu thập niên 1960, ban đầu là với những bài dân ca, sau đó là tình ca và nhạc tiền chiến.

Ca sĩ Thanh Lan

Tên tuổi của cô đã vụt sáng vào khoảng cuối thập niên 1960 cùng với phong trào nhạc trẻ Sài Gòn lúc bắt đầu phát triển mạnh. Vì vậy có thể nói lúc đó Thanh Lan không chuyên hát nhạc vàng, nhưng sự kết hợp của cô cùng giọng hát Nhật Trường trong nhiều ca khúc nhạc vàng vẫn rất được khán giả yêu thích, đặc biệt là với các ca khúc Trả Lại Em Yêu, Vợ Chồng Quê, Chiều Trên Phá Tam Giang…

Thanh Lan từng chia sẻ rằng cô và Nhật Trường – Trần Thiện Thanh thường xuyên hát và diễn chung trên truyền hình và băng nhạc của trung tâm Tiếng Hát 20 (trung tâm của Nhật Trường thành lập và điều hành). Khi kết hợp cùng Nhật Trường, cô cho biết là cảm thấy rất thoải mái vì đã được nhạc sĩ này soạn tất cả giọng bè cho nữ, chia sẵn câu hát để hát phối hợp. Chính vì vậy họ không cần phải tập luyện nhiều khi đi diễn mà luôn là màn tùy cơ ứng biến rất tự nhiên.

Để khai thác sự ăn khách của đôi song ca Nhật Trường – Thanh Lan, nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh còn tự viết kịch bản, dàn dựng và đạo diễn 2 cuốn phim – nhạc – kịch nổi tiếng là Trên Đỉnh Mùa ĐôngMộng Thường phát sóng trên đài truyền hình hồi đầu thập niên 1970, và 2 nhân vật chính trong các phim dĩ nhiên là Nhật Trường – Thanh Lan. Trong phim họ đã cùng song ca rất nhiều bài hát nổi tiếng như Tình Thiên Thu Nguyễn Thị Mộng Thường, Trên Đỉnh Mùa Đông, Mùa Đông Của Anh, Chiều Trên Phá Tam Giang, Người Chếƭ Trở Về, Anh Không Chếƭ Đâu Em, Kỷ Vật Cho Em…

Trong phim kịch Mộng Thường, ca sĩ Nhật Trường vào vai anh lính biệt động quân Phạm Thái, còn Thanh Lan trong vai nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp tên là Mộng Thường. Họ đã bắt đầu một chuyện tình lãng mạn nhưng kết thúc thì rất bi thương.

Còn trong phim kịch Trên Đỉnh Mùa Đông, Nhật Trường vào vai một nhân vật có thật là đại uý mũ đỏ Nguyễn Văn Đương. Trong một lần nghỉ phép về thành đô, anh lính vô tình đụng xe vào cô sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn tên là Nguyễn Thị Lệ (do Thanh Lan đóng) tại hồ Con Rùa. Anh đã tận tình đưa cô về tận nhà cô.

Sau đó, tình cờ hai người gặp lại nhau trên một tiền đồn xa xôi khi Lệ theo đoàn hậu phương đi thăm các quân nhân. Họ phải lòng nhau, nhưng mối tình gặp trắc trở vì người cha khó tính của Lệ. Nhưng bằng tình yêu chân thành, cả hai đã vượt qua để được sống bên nhau, Lệ giã từ mái trường đại học để về làm vợ người quân nhân nghèo, sinh sống trong khu nhà binh. Nhưng định mệnh đau lòng đã cách ngăn, anh lính đã hy sinh và để lại vợ hiền cùng đứa con thơ dại.

Chuyện tình của 2 truyện phim này đều có kết thúc buồn vì sinh ly tử biệt, lấy được rất nhiều nước mắt của khán giả màn ảnh nhỏ ở Sài Gòn lúc đó. Nhật Trường và Thanh Lan không chỉ hát chung rất ăn ý, mà họ đóng phim cùng nhau cũng rất tình cảm, nên đã xuất hiện nhiều tin đồn về tình ái giữa họ. Trong phim kịch, Thanh Lan diễn vai bi nên khóc rất nhiều, và có người nói rằng khi nhìn thấy những giọt lệ đó, Trần Thiện Thanh đã sáng tác bài Người Yêu Tôi Khóc – một ca khúc rất được khán giả yêu thích qua giọng hát Sĩ Phú. Tuy nhiên sau này Thanh Lan đã nhiều lần phủ nhận các tin đồn về tình cảm với Nhật Trường. Cô cho biết:

“Trong giới nghệ sĩ chúng tôi ít khi cặp bồ với nhau lắm. Có lẽ do chúng tôi đã biết quá rõ về nhau nên không còn gì bí mật để lôi cuốn nhau. Thường thì nghệ sĩ lại hay yêu người làm nghề khác”.

Cô cũng nói đùa vui về tin đồn “cặp kè” với Nhật Trường: “Tôi với Nhật Trường không cặp với nhau, chỉ kè thôi, tức là kè nhau trong phim, còn ra đời thì đời ai nấy sống”.

Sau đây, xin mời các bạn nghe lại những bài song ca mà Thanh Lan và Nhật Trường đã hát trong những băng nhạc thu âm trước năm 1975:


Click để nghe Người Ở Lại Charlie


Click để nghe Trả Lại Em Yêu


Click để nghe Chiều Trên Phá Tam Giang


Click để nghe Vợ Chồng Quê


Click để nghe Góa Phụ Ngây Thơ


Click để nghe 


Click để nghe Chuyện Tình Ngưu Lang Chức Nữ


Click để nghe Chuyện Tình Người Làm Thơ


Click để nghe Giận Nhau

Sau năm 1975, Thanh Lan và Nhật Trường cùng ở lại trong nước. Thật trùng hợp là đến năm 1993, bằng những hình thức khác nhau, họ cùng đến Hoa Kỳ và đã tái hợp nhiều lần trên sân khấu. Mời các bạn xem lại 1 trong những tiết mục đó sau đây:


Click để nghe Trên Đỉnh Mùa Đông

Nhât Trường – Trần Thiện Thanh là một trong tứ trụ nhạc vàng, trụ thứ 2 là ca sĩ Chế Linh, rất được yêu thích khi xong ca cùng Thanh Tuyền.

Chế Linh – Thanh Tuyền

Năm 1967, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, giám đốc hãng Continental đề nghị Chế Linh song ca cùng với học trò của ông là nữ ca sĩ Thanh Tuyền nhằm tạo ra sự mới mẻ. Giọng hát trầm mềm mại của Chế Linh kết hợp với giọng ca cao vút, thanh mảnh của Thanh Tuyền đã tạo ra một đôi song ca ăn ý, hoà quyện trong các nhạc phẩm viết về tình yêu đôi lứa, được khán giả chào đón nồng nhiệt.

Bài hát đầu tiên mà đôi song ca này thể hiện là Hái Hoa Rừng Cho Em của nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, và khi dĩa hát có bài này được tung ra thị trường đã trở nên ăn khách ngoài mong đợi. Chế Linh – Thanh Tuyền trở thành đôi song ca nhạc vàng ăn khách nhất thời đó, hàng loạt nhạc sĩ sáng tác nhạc riêng cho họ.

Hai giọng ca, một cao chót vót, một trầm ấm ngọt ngào đã hòa quyện vào nhau. Nhiều nhạc phẩm sau đó được viết để khai thác sự ăn ý của song ca vàng này, như Tình Bơ Vơ, Ngày Buồn của nhạc sĩ Lam Phương, Đừng Nói Xa Nhau, Con Đường Xưa Em Đi của nhạc sĩ Châu Kỳ.

Mặc dù sau này, Thanh Tuyền song ca với nhiều nam danh ca khác như Duy Khánh, Nhật Trường, Tuấn Vũ…, còn Chế Linh cũng song ca với nhiều nữ ca sĩ, đặc biệt là Thanh Tâm, nhưng khán giả sẽ không thể nào quên sự kết hợp Chế Linh – Thanh Tuyền đã trở thành một huyền thoại.

Chế Linh kế rằng lần đầu tiên gặp Thanh Tuyền là ở nhà của nhạc sĩ Mạnh Phát, khi đó Thanh Tuyền đang được thầy là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông gửi ăn ở tại gia đình nhạc sĩ Mạnh Phát, được vợ chồng Mạnh Phát xem như con trong nhà. Vì vậy lần đầu tiên Chế Linh gặp nữ ca sĩ, hình ảnh ban đầu không được lung linh, Thanh Tuyền mặc đồ bộ, không sửa soạn nên trông rất nhà quê, làm cho Chế Linh thoạt đầu thấy thất vọng, nhưng khi nghe được giọng hát thì rất bất ngờ.

Thời gian sau đó, Chế Linh – Thanh Tuyền trở thành đôi song ca nhạc vàng ăn khách nhất Sài Gòn, hàng loạt nhạc sĩ sáng tác nhạc riêng cho họ. Tuy nhiên được nửa chừng thì Thanh Tuyền đi lấy chồng, là một sĩ quan bộ binh, không thích vợ đi hát, vì vậy Thanh Tuyền tạm nghỉ hát một thời gian. Vắng Thanh Tuyền, Chế Linh đành tìm các nữ ca sĩ khác để song ca những ca khúc đã được lên kế hoạch trước, như là với Ngọc Tuyền, Giáng Thu… cho đến khi tìm được người song ca ăn ý là ca sĩ Thanh Tâm. Đôi song ca Chế Linh – Thanh Tâm một thời cũng được yêu thích không kém Chế Linh – Thanh Tuyền. Thời gian sau đó thì Thanh Tuyền cũng trở lại với âm nhạc, đó là thời điểm Chế Linh có đến 2 người song ca ăn ý, trước khi Thanh Tâm lấy chồng là nhạc sĩ Bảo Thu và nghỉ hát.

Sau đây, mời các bạn nghe lại những bài hát song ca hay nhất của đôi song ca Chế Linh – Thanh Tuyền.

Nhũng bài thu âm trước 1975:

Hái Hoa Rừng Cho Em (Trương Hoàng Xuân)


Click để nghe Hái Hoa Rừng Cho Em 

Đây là bài hát đầu tiên giới thiệu đôi song ca Chế Linh – Thanh Tuyền, thường bị nhiều người nhầm tên thành Hái Trộm Hoa Rừng (là 4 chữ đầu tiên của bài hát). Sẽ có người thắc mắc rằng hoa ở nơi rừng núi, vì sao lại phải “hái trộm”? Chi tiết này được chính nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân giải thích là vì khi đó ông đang thụ huấn ở quân trường khắc nghiệt. Trong lúc tập luyện, thấy có nhiều cành hoa dại rất đẹp mọc ven quân trường, với ý định sẽ ép hoa trong thư gửi để về người yêu nên anh lính trẻ đã lén hái hoa nhân lúc sĩ quan huấn luyện không để ý. Nếu bị phát hiện không nghiêm túc tập luyện thì sẽ bị phạt nặng, vì vậy mới trở thành “hái trộm hoa rừng…”

Con Đường Xưa Em Đi (Châu kỳ – Hồ Đình Phương)


Click để nghe Con Đường Xưa Em Đi 

Về hoàn cảnh sáng tác bài hát Con Đường Xưa Em Đi, bà Kha Thị Đàng, là vợ của nhạc sĩ Châu Kỳ cho biết con đường đã làm nên cảm hứng cho nhạc sĩ cùng người bạn thân của mình là nhà thơ Hồ Đình Phương viết thành ca khúc “Con Đường Xưa Em Đi” là con một con đường đất nhỏ nằm sau Nhà máy giấy Tân Mai thuộc tỉnh Biên Hoà vào thập niên 1960 (nay là tỉnh Đồng Nai).

Đoạn Cuối Tình Yêu (Chế Linh sáng tác với bút danh Tú Nhi)


Click để nghe Đoạn Cuối Tình Yêu 

Bài hát này được Chế Linh sáng tác dựa theo 4 câu thơ nổi tiếng của thi sĩ Nhất Tuấn:

Anh biết ngày mai em lấy chồng
Ba năm thề hẹn cũng bằng không
Tập thư ngày trước xin trao lại
Để kẻ sang ngang khỏi bận lòng…

Tình Bơ Vơ (Lam Phương)


Click để nghe Tình Bơ Vơ

Thập niên 1960, nhạc sĩ Lam Phương sáng tác khá nhiều bài hát nói về mối tình đơn phương của ông dành cho danh ca Bạch Yến, bao gồm Chờ Người, Tiễn Người Đi, Tình Bơ Vơ… Lúc đó Bạch Yến đã rời Việt Nam để sang Châu Âu du học, vì vậy mà nhạc sĩ đã viết:

Trời vào thu việt Nam buồn lắm em ơi
Mây tím đang dâng cao vời
Mà tình yêu chưa lên ngôi…

Nếu Chúng Mình Cách Trở (Chế Linh sáng tác với bút danh Lưu Trần Lê)


Clìck để nghe Nếu Chúng Mình Cách Trở

Đôi song ca Chế Linh – Thanh Tuyền nổi lên không được bao lâu thì Thanh Tuyền lấy chồng và đi hát rất hạn chế. Chế Linh không còn bạn hát song ca ăn ý nữa và tìm một nữ ca sĩ khác, đó chính là ca sĩ Thanh Tâm (sau này là vợ của nhạc sĩ Bảo Thu). Lúc đó Chế Linh đã sáng tác Mai Lỡ Mình Xa Nhau (với bút danh là Lưu Trần Lê) dành cho đôi song ca Chế Linh – Thanh Tâm. Ca khúc rất ăn khách nên sau đó ông sáng tác thêm Mai Lỡ Mình Xa Nhau 2 với cái tên Nếu Chúng Mình Cách Trở. Đó cũng là thời gian Thanh Tuyền đi hát trở lại và tái hợp với Chế Linh để song ca bài hát này.

Ngày Buồn (Lam Phương)

Một sáng tác rất buồn của nhạc sĩ Lam Phương:

Còn gì nữa đâu mà khóc với sầu.
Còn gì nữa đâu mà buồn với nhớ.


Click để nghe Ngày Buồn

Nói Với Người Tình (Thăng Long – Trúc Sơn)

Bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Thăng Long bên cạnh bài hát Quen Nhau Trên Đường Về.


Click để nghe Nói Với Người Tình

Đừng Nói Xa Nhau (Châu Kỳ)


Click để nghe Đừng Nói Xa Nhau

Tình Chỉ Đẹp (Thủy Tiên)

Bài hát của nhạc sĩ Huỳnh Anh ký bút danh là Thủy Tiên, dựa theo câu thở nổi tiếng của thi sĩ Hồ Dzếnh trong bài Ngập Ngừng:

Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở..


Click để nghe Tình Chỉ Đẹp

Tâm Sự Chúng Mình (Song Ngọc – Hồng Vân)


Click để nghe Tâm Sự Chúng Mình

Sau năm 1975 tại hải ngoại, Chế Linh – Thanh Tuyền tái hại và song ca rất nhiều bài, nổi tiếng nhất trong đó là Phút Cuối, Con Đường Mang Tên Em và Mai Lỡ Mình Xa Nhau. Mời các bạn nghe lại:


Click để nghe Phút Cuối


Click để nghe Con Đường Mang Tên Em


Click để nghe Phút Cuối

Khi đôi song ca Chế Linh – Thanh Tuyền đang hát với nhau ăn ý và rất được mến mộ thì Thanh Tuyền đột ngột đi lấy chồng. Chồng Thanh Tuyền là một sĩ quan bộ binh, không thích vợ đi hát, vì vậy Thanh Tuyền tạm nghỉ hát một thời gian. Vắng Thanh Tuyền, Chế Linh đành tìm các nữ ca sĩ khác để song ca những ca khúc đã được lên kế hoạch trước, như là với Ngọc Tuyền, Giáng Thu… cho đến khi tìm được người song ca ăn ý là ca sĩ Thanh Tâm. Đôi song ca Chế Linh – Thanh Tâm một thời cũng được yêu thích không kém Chế Linh – Thanh Tuyền.

Chế Linh – Thanh Tâm

Chế Linh kể lại rằng trong một lần đến phòng trà Nam Đô của nhạc sĩ Bảo Thu, nơi danh ca Thanh Tâm hát thì ông nghe được giọng ca này và muốn ngỏ lời song ca cùng. Chất giọng khỏe và ấm của danh ca Chế Linh rất thích hợp với làn hơi trong trẻo và tình cảm của Thanh Tâm. Trước năm 1975, đôi song ca Chế Linh – Thanh Tâm đã cùng nhau song ca các bài hát nổi tiếng: Ngày Ấy Mình Quen Nhau, Căn Nhà Dĩ Vãng, Mai Lỡ Mình Xa Nhau, Tình Yêu Cách Biệt, Tình Đầu Dang Dở, Dù Anh Nghèo,…trong các băng, dĩa nhạc của Dĩa Hát Việt Nam, băng Premier,…


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Ngày Ấy Mình Quen Nhau

Tuy nhiên đến năm 1973, ca sĩ Thanh Tâm kết hôn cùng nhạc sĩ Bảo Thu thì ngưng đi hát cho đến sau năm 1975. Có một sự trùng hợp là đúng vào thời điểm đó, ca sĩ Thanh Tuyền đã đi hát trở lại, rồi tái hợp để song ca cùng Chế Linh.

Nhạc sĩ Bảo Thu cho biết ông sáng tác ca khúc Cho Tôi Được Một Lần năm 1967, nội dung bài hát là mơ về một ngày được sắm vai chú rễ: “Cho tôi được một lần nhìn hoa giăng đầu ngõ. Một lần cài hoa đỏ lên tim…”, nhưng đến năm 1973, ông mới có cơ hội tặng bài hát này cho vợ mình là ca sĩ Thanh Tâm.

Đám cưới nhạc sĩ Bảo Thu và ca sĩ Thanh Tâm

Mời bạn nghe một số ca khúc khác của song ca Chế Linh – Thanh Tâm:


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Căn Nhà Dĩ Vãng


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Truyện Tình Nghèo


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Tình Yêu Cách Trở


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Mai Lỡ Mình Xa Nhau


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Dù Anh Nghèo


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Kỷ Vật Tình Yêu


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Ước Mộng Đôi Ta


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Tình Nghèo Có Nhau


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Tình Đầu Dang Dở


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Chủ Nhật Buồn

Hùng Cường – Mai Lệ Huyền

Làng nhạc Sài Gòn trước 1975 có rất nhiều đôi song ca được yêu thích, nhưng có lẽ không đôi song ca nào thành công và được mến mộ nhiều như Hùng Cường – Mai Lệ Huyền – Cặp đôi “sóng thần” của kích động nhạc.

Gọi Hùng Cường và Mai Lệ Huyền là “cặp đôi sóng thần”, đó là vì chỉ trong một thời gian ngắn, độ nổi tiếng của đôi song ca này như là một cơn lốc cuốn giới trẻ đô thành vào vòng xoáy của những bước nhảy sôi động cùng những bài nhạc thời trang mang đậm dấu ấn của thời cuộc được sáng tác riêng cho họ, như là Gặp Nhau Trên Phố, Vòng Hoa Yêu Thương, Hai Trái Tim Vàng, Mắt Xanh Con Gái, Làm Quen Với Lính…

Hùng Cường lớn hơn Mai Lệ Huyền đến 10 tuổi, có thể xem là 2 thế hệ ca sĩ. Bởi vì khi Mai Lệ Huyền được các nhạc sĩ Trần Trịnh, Nhật Ngân phát hiện từ phố núi và đưa về Sài Gòn để lăng xê, thì lúc đó Hùng Cường đã nổi tiếng vang dội không chỉ trong lĩnh vực âm nhạc, mà còn ở sân khấu cải lương, kịch nghệ và điện ảnh. Người đầu tiên có sáng kiến kết hợp Mai Lệ Huyền sonhg ca với Hùng Cường là nhạc sĩ Khánh Băng, vào lúc ban nhạc Khánh Băng – Phùng Trọng mời cả 2 hát đại nhạc hội. Ca khúc đầu tiên được nhóm sáng tác Trịnh Lâm Ngân viết riêng cho đôi song ca này là Gặp Nhau Trên Phố. Bài hát này sau đó được ban nhạc Trần Trịnh hòa âm trong bản thu của hãng đĩa Việt Nam, phát hành cùng lúc với nhạc bản có hình bìa thật khiêu gợi của Mai Lệ Huyền đã bán được hàng chục ngàn bản.


Click để nghe Hùng Cường – Mai Lệ Huyền hát Gặp Nhau Trên Phố trong dĩa nhựa

Sau Gặp Nhau Trên Phố, Trịnh Lâm Ngân viết thêm 1 loạt bài khác là Vòng Hoa Yêu Thương, Hai Trái Tim Vàng, Mắt Xanh Con Gái, Làm Quen Với Lính… đều rất được yêu thích trong giới trẻ Sài Gòn đầu thập niên 1970.

Ngoài Trịnh Lâm Ngân, nhiều nhạc sĩ khác như Khánh Băng, Y Vũ, Hoàng Thi Thơ, Tuấn Lê, Giao Tiên, Hùng Linh, Viễn Chinh… cũng sáng tác nhiều ca khúc như Say, Lính Dù Trên Điểm, Người Lính Chung Tình, Ghét Anh Lắm, Thiên Duyên Tiền Định, Túp Lều Lý Tưởng, Xây Nhà Bên Suối, Hờn Anh Giận Em… dành riêng cho cặp sóng thần Hùng Cường – Mai Lệ Huyền và đều rất thành công.

Đôi song ca Hùng Cường – Mai Lệ Huyền không phải là những người đầu tiên hát thể loại nhạc được gọi là “kích động nhạc” này, nhưng đã là người đã đưa thể loại này lên một đỉnh cao chói lọi, chinh phục các tầng lớp khán giả, từ giới trẻ đô thành trong các vũ trường cho đến các miền biên ải xa xôi, đặc biệt là được hàng trăm ngàn quân nhân miền Nam yêu mến.


Click để nghe các bài song ca của Hùng Cường – Mai Lệ Huyền

Vì đã biểu diễn ăn ý trên sân khấu trong những bài ca yêu đương rất tình cảm, có nhiều tin đồn về mối quan hệ giữa Hùng Cường và Mai Lệ Huyền, tuy nhiên trong một lần trả lời phỏng vấn, Mai Lệ Huyền nói rằng nghệ sĩ hát đôi trên sân khấu thì bắt buộc phải thật tình tứ, nhưng sau cánh gà có nhiều khi còn “cự nự” nhau, và vì quá thân thiết nên không thể trở thành tình nhân được. Cô cũng nói thêm rằng nghệ sĩ, đồng nghiệp không nên yêu nhau vì rất dễ tan vỡ.

“Anh ấy “chẳng thể có dư thời giờ để yêu tôi”, vì chung quanh anh ấy có quá nhiều người đẹp ái mộ, và chúng tôi chỉ “gần nhau” khi lên sân khấu, hát xong rồi anh ấy “dzọt lẹ”, còn tôi thì cũng “dzông” ngay. Giữa tôi và anh Hùng Cường là một mối thâm tình tốt, hiểu tính tình nhau, nên vẫn hát bên nhau cho đến lúc anh ấy nhắm mắt, chứ nếu yêu nhau thì đã “vãn tuồng” từ lâu rồi” (trích lời Mai Lệ Huyền)

Ngày 29/4 năm 1975, Mai Lệ Huyền rời Việt Nam sống cuộc đời ly hương, Hùng Cường ở lại. Tròn 5 năm sau đó họ mới được tái hợp trên sân khấu hải ngoại trong một chương trình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mà bạn có thể xem lại ở bên dưới:


Click để nghe Hùng Cường tài hợp Mai Lệ Huyền tại hải ngoại

Sau đây, mời các bạn nghe lại những bản song ca thu âm trước 1975 của đôi song ca được mến mộ bậc nhất này:


Click để nghe Hai Đứa Vui Xuân


Click để nghe Vòng Hoa Yêu Thương


Click để nghe Cho Anh Xin Lỗi


Click để nghe Giận Hờn Mới Vui


Click để nghe Tình Yêu Và Thân Thế


Click để nghe Làm Quen


Click để nghe Cớ Sao Em Buồn


Click để nghe Ghen Bởi Vì Yêu


Click để nghe Cưới Em

Hoàng Oanh – Trung Chỉnh

Hoàng Oanh là một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của nhạc vàng. Ngoài ra, cô còn rất được yêu thích khi song ca cùng ca sĩ – bác sĩ quân y Trung Chỉnh.


Click để nghe song ca Hoàng Oanh – Trung Chỉnh trước 1975

Ca sĩ Trung Chỉnh tên thật là Huỳnh Văn Chỉnh, sinh năm 1943 tại Mỹ Tho, tham gia hoạt động văn nghệ từ năm 1966. Ngoài ra ông còn là bác sĩ quân y sau khi tốt nghiệp ngành y khoa năm 1971, tham gia vào TQLC cho đến năm 1975.

Ca sĩ Trung Chỉnh trước và sau 1975

Vì là một quân nhân tham gia trực tiếp ở vùng hỏa tuyến nên trước 1975 ca sĩ Trung Chỉnh hát và thu âm rất ít. Ngay cả sau năm 1975, ông cũng tiếp tục nghề bác sĩ ở trong nước cũng như khi sang đến hải ngoại nên ông cũng không đi hát chuyên nghiệp, chỉ tham gia một vài lần trên Asia, Paris By Night và là khách mời của Hoàng Oanh trong các chương trình do Hoàng Oanh Production thực hiện tại hải ngoại.

Sau đây là 1 số bản thu âm Trung Chỉnh hát song ca cùng Hoàng Oanh sau năm 1975:


Click để nghe song ca Hoàng Oanh – Trung Chỉnh

Sơn Ca – Bùi Thiện

Vào đầu thập niên 1970, nữ ca sĩ Sơn Ca được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nhận làm học trò, đó có thể xem là bước ngoặt lớn lao đối với sự nghiệp ca hát của Sơn Ca, đưa cô trở thành một trong những ca sĩ trẻ triển vọng nhất vào thời đó.

Vì đam mê ca hát và mong muốn có thể phát triển thêm về giọng hát cũng như kỹ năng sân khấu, Sơn Ca ghi danh để học trường Quốc Gia Âm Nhạc. Tại đây cô được học xướng âm với Bùi Thiện – một nam ca sĩ hồi chánh mà thời gian sau đó đã kết hợp cùng với Sơn Ca để trở thành đôi song ca rất được yêu thích.


Click để nghe tuyển tập song ca của Sơn Ca – Bùi Thiện thu âm trước 1975

Trong vài năm cuối của âm nhạc miền Nam trước 1975, đôi song ca Sơn Ca – Bùi Thiện rất được khán giả yêu thích với những ca khúc trữ tình, quê hương, đặc biệt là những sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.

Sau này tại hải ngoại, họ còn tái hợp để trình diễn nhiều tiết mục đặc sắc trên Paris By Night, video Làng Văn.

Sau đây mời các bạn nghe lại những bản thu âm của đôi song ca này.

Thu âm trước 1975:


Click để nghe Xuân Và Tuổi Trẻ


Click để nghe Ngày Mai Hôm Nay Đã Tới


Click để nghe Sơn Nữ Ca


Click để nghe Bắc Một Nhịp Cầu


Click để nghe Rước Dâu Về Làng


Click để nghe Đưa Em Xuống Thuyền


Click để nghe Tình Ta Với Mình


Click để nghe Việt Nam Ơi Ngày Vui Đã Tới


Click để nghe Khúc Hát Chia Tay


Click để nghe Hòa Bình Ơi Việt Nam Ơi

Mạnh Quỳnh – Giáng Thu

Hai ca sĩ Mạnh Quỳnh và Giáng Thu cùng xuất thân từ lớp nhạc của nhóm Lê Minh Bằng. Giáng Thu nổi tiếng từ cuối thập niên 1960 rồi nhanh chóng tạo cho mình một chỗ đứng trong lòng công chúng. Cô đã có nhiều ca khúc được xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyên thông đại chúng cũng như trên sân khấu đại nhạc hội.

Ca sĩ Giáng Thu

Ca sĩ Mạnh Quỳnh, tên thật là Nguyễn Đình Mạnh, sinh năm 1951 tại Hà Nội. Ông là môn sinh khóa đầu tiên của lớp nhạc Lê Minh Bằng (nhóm nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng), học chung cùng các ca sĩ Tài Lương (chị của nghệ sĩ cải lương Tài Linh), Quốc Anh (sáng tác bài Ngày Xuân Vui Cưới), Ngọc Đan Thanh (ca sĩ – MC của trung tâm Asia)… và dĩ nhiên là cả ca sĩ Giáng Thu, hai người đã cùng nhau hát song ca ăn ý nhiều ca khúc nhạc vàng nổi tiếng. Mạnh Quỳnh học lớp nhạc Lê Minh Bằng trong 3 năm, bắt đầu từ khi mới 15 tuổi (1966), sau đó ông gia nhập quân ngũ.

Thời gian nhóm Lê Minh Bằng hợp tác chặt chẽ với hãng dĩa Sóng Nhạc, và hãng này đã phát hành nhiều dĩa nhạc có các bản thu âm của Giáng Thu và Mạnh Quỳnh song ca với nhau để phát hành. Có nhiều ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của đôi song ca Giáng Thu – Mạnh Quỳnh như: Trái Cấm,Tuyết Lạnh, Hai Đứa Giận Nhau, Hỏi Anh Hỏi Em,Chúng Mình Đừng Ngại.


Click để nghe song ca Mạnh Quỳnh – Giáng Thu trước 1975

Phương Đại – Phương Hồng Quế

Hai ca sĩ Phương Đại và Phương Hồng Quế thân thiết với nhau ngay từ khi bắt đầu nổi tiếng cho đến nay. Họ thường xuyên xuất hiện cùng với nhau để trong ca trên đài truyền hình và đại nhạc hội.


Click để nghe Phương Đại – Phương Hồng Quế hát Con Đường Xưa Em Đi trước 1975


Click để nghe Phương Đại – Phương Hồng Quế hát Điệu Ru Ca Tình Yêu trước 1975


Click để nghe Phương Đại – Phương Hồng Quế hát Đường Chân Trời trước 1975

Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết

Nếu nhắc về những đôi song ca nổi tiếng nhất của làng nhạc miền Nam trước thập niên 1950, người ta thường nhớ đến Châu Kỳ – Mộc Lan, Mạnh Phát – Minh Diệu, và đặc biệt là Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm, thường được gọi là “Đôi song ca miền Thùy Dương. Điều đặc biệt là các đôi song ca này đều là vợ chồng, riêng Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết không những được khán giả yêu mến vì họ song ca rất ăn ý trong nhiều ca khúc nhạc vàng bất hủ, mà còn ở tài năng, đức độ và tình vợ chồng chung thủy đến trọn đời.

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết có dáng người dong dỏng cao, giọng trầm ấm, thường lên sân khấu với cây đàn guitar thùng bên cạnh vợ là Ngọc Cẩm có tiếng hát cao vút. Giọng Huế của nữ ca sĩ khi nói rất khó nghe đối với người miền Nam, nhưng khi giọng của cô cất lên thì thánh thót và truyền cảm.


Click để nghe Băng Nhạc Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết

Đôi song ca một trầm một bổng hòa quyện vào nhau và dường như là không thể tách rời, bởi vì cả hai người đều từng thu âm riêng từng người, nhưng dấu ấn để lại không thể nào đậm nét như khi hát song ca, đặc biệt là với những ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ như Gạo Trắng Trăng Thanh, Trăng Rụng Xuống Cầu, Múc Ánh Trăng Vàng… và nhiều bài hát đã gắn liền với tên tuổi của đôi song ca này là Bến Duyên Lành, Đường Về Hai Thôn, Tình Lúa Duyên Trăng, Trăng Về Thôn Dã, Tình Mùa Hoa Nở… 

Ca sĩ Ngọc Cẩm

Theo tác giả Hà Đình Nguyên, chỉ tính 2 ca khúc Gạo Trắng Trăng Thanh và Trăng Rụng Xuống Cầu do hãng đĩa Asia phát hành trên khắp Đông Dương đã bán được hàng triệu đĩa, con số vẫn là kỷ lục cho đến nay.

Không chỉ là ca sĩ, Nguyễn Hữu Thiết còn là nhạc sĩ với nhiều ca khúc bất hủ là Ai Đi Ngoài Sương Gió, Chàng Là Ai, Tìm Mãi Thương Yêu…

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết sinh năm 1927 ở Phan Thiết, nhưng có quê gốc ở Triệu Phong – Quảng Trị, cùng quê với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Ông gặp vợ là ca sĩ Ngọc Cẩm (sinh năm 1931) trong chiến khu ở Tuyên Hóa và làm đám cưới năm 1948.


Click để nghe băng nhạc Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết

Năm 1953, cả hai bỏ về Huế hoạt động âm nhạc, thường xuyên xuất hiện trên đài phát thanh Huế, đến năm 1955 chuyển vào Sài Gòn và trở thành đôi song ca rất ăn khách.  Tại đây Nguyễn Hữu Thiết thành lập ban dân ca Nguyễn Hữu Thiết quy tụ nhiều ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng. Ông cũng phát hành 4 băng nhạc Nguyễn Hữu Thiết mà bạn có thể nghe lại ở bên dưới. Những băng nhạc này có lối hòa âm rất đặc trưng, đa số là những bài hát ca ngợi quê hương và tình yêu đôi lứa.


Click để nghe băng nhạc Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết 1


Click để nghe băng nhạc Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết 2


Click để nghe băng nhạc Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết 3


Click để nghe băng nhạc Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết 4

Sau năm 1975, Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết thành lập Đoàn ca múa nhạc tổng hợp Hương Miền Nam để đi diễn ở khắp các miền quê.

Khác với nhiều đôi nghệ sĩ hợp rồi tan, vợ chồng Nguyễn Hữu Thiết gắn bó với nhau trọn cả đời cho đến lúc nhạc sĩ qua đời vào ngày 31/10/2002. Họ có với nhau 8 người con, trong đó có ca sĩ Hồng Hạnh.

Sau đây mời các bạn nghe lại những ca khúc hay nhất của đôi song ca Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết được thu âm trước năm 1975:


Click để nghe Gạo Trắng Trăng Thanh


Click để nghe Trăng Rụng Xuống Cầu


Click để nghe Đường Về Hai Thôn


Click để nghe Vợ Chồng Quê


Click để nghe Lời Người Ra Đi


Click để nghe Bến Duyên Lành

 


Click để nghe Trăng Về Thôn Dã


Click để nghe Tình Mùa Hoa Nở


Click để nghe Múc Ánh Trăng Vàng


Click để nghe Tình Sầu Biên Giới


Click để nghe Các Anh Về


Click để nghe Thương Tà Áo Bay


Click để nghe Duyên Quê


Click để nghe Tình Lúa Duyên Trăng


Click để nghe Tiếng Hai Đêm

Đông Kha – chuyenxua.net

Viết một bình luận