Những đoạn video hiếm quay cảnh đường phố Sài Gòn sầm uất 60 năm trước

Từ một vùng đất nhỏ bé nằm bên sông Bến Nghé, Sài Gòn trở thành một thành phố lớn nhất và quan trọng nhất ở phía Nam. Thời điểm ban đầu khi mới thành lập, thành phố Sài Gòn chỉ rộng có 3km2, nhưng sau đó trải qua thời gian dài sáp nhập, Sài Gòn dần được định hình, phát triển, và được mở rộng như ngày nay. Mời các bạn xem lại một số đoạn video hiếm quay cảnh Sài Gòn năm xưa:


Xem video Sài Gòn thập niên 1950


Xem video Sài Gòn thập niên 1960


Xem video Sài Gòn thập niên 1960-1970


Xem video Sài Gòn xưa trích từ các đoạn phim điện ảnh trước 1975

Đôi nét về quá trình mở rộng và phát triển của Sài Gòn 150 năm qua:

Từ thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương, được thực dân Pháp mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông (“la perle de l’Extrême-Orient”) hoặc một Paris nhỏ ở Viễn Đông (“le petit Paris de l’Extrême-Orient”) trong số các thuộc địa của Pháp.

Từ sau khi Pháp chính thức chiếm được Sài Gòn – Gia Định từ năm 1861, Sài Gòn đã được mang danh là “thành phố”, nhưng tới ngày 15/6/1865 thì mới có nghị định lập quy chế thành phố Sài Gòn. Khi đó, Sài Gon chỉ rộng có 3km2, bằng 1 nửa Quận 1 hiện nay, nằm trong phạm vi “giữa rạch Thị Nghè, đường mới cầu Ông Lãnh (nay là đường Yersin), một đoạn của đường Saigon-Cholon (nay là đường Lý Tự Trọng), đường Thuận Kiều (nay là đường CMT8), quẹo vô đường Chasseloup Laubat (nay là đường NTMK) tới thẳng rạch Thị Nghè. Như vậy thời buổi sơ khai, thành phố Sài Gòn chỉ nằm gọn trong 2 phường Bến Thành và Bến Nghé của Quận 1 hiện nay.

Năm 1871, Sài Gòn được mở rộng ra một chút khi sáp nhập xóm Cầu Ông Lãnh là An Hòa và làng Phú Hòa.

Năm 1894, khu vực Tân Định và Dakao và 1 phần thôn Xuân Hòa (nay là Quận 3) của tỉnh Gia Định được nhập vô Sài Gòn.

Năm 1895, các thôn Khánh Hội, Vĩnh Hội (nay thuộc Quận 4) của tỉnh Chợ Lớn được nhập vô Sài Gòn.

Năm 1904, hai thôn Tân Hòa, Phú Thạnh nằm giữa Sài Gòn và Chợ Lớn trở thành đất Sài Gòn. Sau đó năm 1907, tới lượt làng Chánh Hưng cũng nhập vô Sài Gòn.

Năm 1916, đại lộ Gallieni (nay là đường Trần Hưng Đạo) được xây dựng để nối liền chợ Bến Thành (vừa được khánh thành năm 1914) với Chợ Lớn, trở thành tiền đề cho việc sáp nhập vùng đất Chợ Lớn vô Sài Gòn.

Năm 1930, một số làng của tình Gia Định là Hòa Hưng, Chí Hòa, Phú Thọ, Phú Định… nhập vô Sài Gòn.

Đến ngày 27/4/1931, hai thành phố lớn nhất Nam kỳ là Sài Gòn – Chợ Lớn nhập lại thành một với tên gọi Sài Gòn – CHợ Lớn, chia thành 5 quận (Sài Gòn 3, Chợ Lớn 2). Từ đó đô thành Sài Gòn dần định hình cho tới năm 1975 thì nhập vô thêm tỉnh Gia Định.

Như vậy, từ một thị tứ Bến Nghé nho nhỏ nằm bên sông, thành phố Sài Gòn dần được hình thành sau khi trải qua thời gian dài sáp nhập mở rộng, trở thành thành phố lớn nhất của Nam kỳ suốt 150 năm qua.

chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Cuộc đời và sự nghiệp của Chế Linh – Từ cậu bé 16 tuổi bỏ làng ra đi trở thành danh ca nhạc vàng

Nam danh ca Chế Linh được xem là một huyền thoại của dòng nhạc vàng, là một trong những ca sĩ đầu tiên hát nhạc vàng phổ thông - dòng nhạc vẫn đang được yêu thích cho đến ngày nay. Ông bắt đầu nổi tiếng từ thập niên 1960,...

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Phần 8 – Khu vực Ngã 3 Ông Tạ và những xóm đạo nổi tiếng...

"Khu ông Tạ" là một nơi nổi tiếng và đặc biệt của Sài Gòn ngày xưa. Nơi đây có rất nhiều họ đạo, là khu "Bắc 54 đậm đặc" nhất của Sài Gòn, theo lời của một "dân ông Tạ" là nhà báo Cù Mai Công. Những người di...

Lịch sử những đường phố Sài Gòn xưa: 130 năm đại lộ Lê Lợi (Bonard) ở trung tâm Sài Gòn

Đại Lộ Lê Lợi là con đường được người Pháp khởi lập từ cuối thế kỷ 19. Hơn 1 thế kỷ qua, đoạn đường trung tâm này chỉ từng được gọi bằng 2 cái tên, đó là Boulevard Bonard thời Pháp và Đại lộ Lê Lợi từ năm 1955...

Chuyện đời trăm năm của “đệ nhất danh cầm” Vĩnh Bảo

Đầu năm 2021, đệ nhất danh ᴄầm Nguyễn Vĩnh Bảo qua đời ở tuổi 104, là ᴄái tuổi hiếm thấy, và là 1 trong số ít những nghệ sĩ Việt Nam thọ trên 100 tuổi, bên ᴄạnh 2 đại lão nhạᴄ sĩ kháᴄ vẫn ᴄòn tại thế là nhạᴄ...

Xem lại đoạn video Lệ Thu năm 30 tuổi (trích trong phim Chiếc Bóng Bên Đường 1973)

Mời các bạn xem lại đoạn video ghi lại hình ảnh của cố danh ca Lệ Thu hát trong phòng trà, trình diễn ca khúc Chiếc Bóng Bên Đường của nhạc sĩ Phạm Duy. Có thể đây là đoạn phim duy nhất còn lưu lại có sự xuất hiện...

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Phi Nhung (1970-2021)

Phi Nhung là một trong những nữ ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng và nhạc quê hương ở hải ngoại từ thập niên 1990, có lẽ là người yêu nhạc nào cũng đều biết đến tên tuổi của nữ ca sĩ hải ngoại có giọng ca...

Cuộc đời và sự nghiệp của nam danh ca Sĩ Phú – Tiếng hát thời vàng son

Khi nhắc đến những nam danh ca hàng đầu của dòng nhạc trữ tình - tiền chiến của Việt Nam, những tên tuổi đầu tiên được người ta nhớ đến là Anh Ngọc, Duy Trác, và Sĩ Phú. Một điều thật lạ và cũng rất ngẫu nhiên, đó là...

Xem lại phim “Như Hạt Mưa Sa” năm 1971 với diễn xuất của Thẩm Thúy Hằng, Trần Quang

Phim nhựa Như Hạt Mưa Sa của đạo diễn Bùi Sơn Duân thực hiện từ năm 1969, ra mắt khán giả Sài Gòn năm 1971, với sự góp mặt của những nghệ sĩ tài danh được yêu thích bậc nhất thời bấy giờ là Thẩm Thúy Hằng, Trần Quang,...

Những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa – Phần 1: Trường Lasan Taberd

Ngay từ khoảng 150 năm trước đây, đã có một hệ thống trường quốc tế được thành lập ở Việt Nam, đó chính là ngôi trường rất quen thuộc với người Miền Nam trước 1975: Lasan Taberd. Các trường Lasan đã bị đóng cửa sau năm 1975, nhưng chất...

Ca khúc “Xuân Này Con Không Về” (Trịnh Lâm Ngân) – Một bài nhạc xuân kinh điển

Ca khúc "Xuân Này Con Không Về" có thể xem là bài nhạc xuân trước 75 nổi tiếng nhất và được nghe nhiều nhất trong suốt hơn 50 năm qua. Bài hát này được yêu thích qua nhiều thế hệ, có lẽ là vì lời hát đi vào lòng người,...