Những công trình nổi tiếng Sài Gòn xưa – Kỳ 4: Khách sạn Majestic và 100 năm lịch sử

Khách sạn Majestic ở đầu đường Đồng Khởi ngày nay (xưa là đường Catinat và Tự Do) có tuổi đời gần 100 năm, là một trong 2 khách sạn hạng sang đầu tiên của Sài Gòn, chỉ đứng sau Continental Palace.

Đến nay, hầu hết các báo chí đều nói rằng chủ sở hữu đầu tiên của khách sạn Majestic là Chú Hỏa, tức ông Hứa Bổn Hòa/Huỳnh Văn Hoa (Hui Bon Hoa). Điều này thiếu chính xác, vì chú Hỏa đã qua đời từ năm 1901, rồi hơn 20 năm sau đó thì mới có Majestic. Chính xác hơn, chủ đầu tư của khách sạn này là những người con của chú Hỏa, những người lãnh đạo của công ty anh em Hui Bon Hoa sau khi chú Hỏa qua đời, đó là Huỳnh Trọng Huấn (Tang Huon Hui Bon Hoa), Huỳnh Trọng Tán (Thang Chanh Hui Bon Hoa), Huỳnh Trọng Bình (Thang Phien Hui Ban Hoa). Sau này, khi nhắc đến Chú Hỏa hoặc những người con của ông, báo chí Pháp ngữ chỉ nhắc đến họ của gia tộc là Hui Bon Hoa, vì vậy nhiều người nhầm tưởng đó là chú Hỏa – ông Huỳnh Văn Hoa.

Ở vị trí đầu đường Catinat, khi chưa có Majestic thì đây là khách sạn Hôtel d’Annam (Nam Việt Khách Lầu) của ông Huỳnh Huệ Ký. Khách sạn này tồn tại đến năm 1925 thì công ty Hui Bon Hoa mua lại mảnh đất này để xây dựng khách sạn cao cấp có 44 phòng dựa theo thiết kế art-nouveau thường thấy ở vùng biển Riviera miền Nam nước Pháp.

Ban đầu, khách sạn chỉ có 5 tầng và một quầy bar trên sân thượng, do công ty bất động sản Hui Bon Hoa làm chủ đầu tư.

Majestic được xây trước “nhà chú Hỏa” (trên đường rue d’Alsace-Lorraine, nay là Phó Đức Chính) chỉ vài năm.  Ít người biết rằng “nhà chú Hỏa” và khách sạn Majestic do cùng một người thiết kế là kiến trúc sư người Tây Ban Nha tên Rivera.

Nhà Chú Hỏa là căn biệt thự hoành tráng nay là bảo tàng Mỹ Thuật, có thể thấy rằng nó có kiến trúc tương đồng với khách sạn Majestic phiên bản nguyên thủy khi chưa được sửa chữa.

“nhà chú Hỏa” được xây cuối thập niên 1920

Thời đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương năm 1945, khách sạn Majestic được trưng dụng thành một trại lính Nhật. Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương 1946 thì vài năm sau đó Sở du lịch và triển lãm Đông Dương (The Indochina Tourism & Exhibition Department) đã mua lại toàn bộ tầng trệt và lầu 1 khách sạn và thuê 44 phòng để cho thuê lại.

Năm 1951, chủ sở hữu Continental Palace là Franchini Mathieu mua lại quyền kinh doanh của Majestic và mở lại nó như là một khách sạn, chứ không phải là cho thuê văn phòng như trước đó.

Từ năm 1952 đến 1955, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ Graham Greene đã thường xuyên lui tới quầy Bar trên tầng thượng của Majestic, là nơi ông rất yêu thích, trong thời gian sáng tác tiểu thuyết Quiet American (Người Mỹ Trầm Lặng), sau đó 2 lần được Hollywood dựng thành phim.

Năm 1965, khi Majestic hết hạn nhượng quyền thương mại ký với ông Franchini Mathieu, khách sạn này được văn phòng du lịch VNCH tiếp quản. Cũng vào thời gian này, Majestic có đợt trùng tu lớn, với 2 tầng lầu được xây thêm theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, mặt tiền của khách sạn được thay đổi theo hướng kiến trúc hiện đại, có thêm một nhà hàng lớn và trung tâm hội nghị quốc tế.

Majestic năm 1965

Một số hình ảnh khách sạn Majestic thời kỳ 1965-1975:

Đằng sau, bên hông của khách sạn Majestic có rạp chiếu phim, là một trong những rạp nổi tiếng của Sài Gòn đã có từ thập niên 1930:

Quán cafe tầng trệt của Majestic nhin ra đường Bến Bạch Đằng

Toàn cảnh khách sạn Majestic và Bến Bạch Đằng – sông Sài Gòn

Những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, tầng trên cùng của Majestic bị hư hại nặng vì rocket. Sau thời điểm đó, Majestic thuộc quyền sở hữu của công ty du lịch nhà nước là Saigontourist, bị đổi tên thành khách sạn Cửu Long, tên quốc tế là Mekong Hotel).

Năm 1995, khách sạn được trùng tu một lần nữa với mặt tiền được thiết kế tương tự như kiểu thiết kế art-nouveau, được lấy lại tên nguyên thủy là Majestic Hotel.

Năm 2011, khách sạn được mở rộng, xây thêm 2 khối tháp cao 24 tầng và 27 tầng cùng 4 tầng hầm với 353 phòng, nâng tổng số phòng của khách sạn lên 538 phòng. CŨng trong năm này, trụ sở chính của Saigontourist được dời về đây.

Khách sạn Majestic năm 2015

Ngoài sở hữu Majestic Hotel, công ty Saigontourist còn sở hữu chuỗi khách sạn nổi tiếng nằm ở trung tâm Sài Gòn là Grand, Continental Palace (cùng nằm trên đường Tự Do – Đồng Khởi) và REX, Kim Đô.

Bài: Đông Kha
Hình ảnh: manhhai flickr

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Tản mạn về nét đẹp thiếu nữ Sài Gòn xưa

Khi bàn νề nét đẹρ ᴄủa ᴄáᴄ ɡiai nhân tɾên đất Sài Gòn, đô thị ᴄhỉ ᴄó tᴜổi hơn 300 năm, thì khônɡ ρhải là sᴏ sánh nét đẹρ nɡười Sài Gòn νới nɡười νùnɡ kháᴄ mà ρhải khẳnɡ định đó là ɡiá tɾị hợρ từ nhiềᴜ νùnɡ miền...

Lịch sử hình thành và hình ảnh xưa của nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nay là công viên Lê Văn Tám ở Quận 1

Công viên Lê Văn Tám ở đường Hai Bà Trưng - Quận 1 ngày nay được thành lập năm 1983, trên mảnh đất trước đó là một nghĩa trang mà hầu như người Sài Gòn xưa nào cũng biết tới, đó là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Nghĩa trang Mạc...

“Áo dài” tha thướt trên đường phố Sài Gòn xưa qua bộ sưu tập ảnh tuyệt đẹp

Đã từ lâᴜ, hình ảnh tà áᴏ nhẹ nhànɡ, thướt tha đã ɡắn liền νới nét dᴜyên ᴄủa nɡười ᴄᴏn ɡái xứ Việt, νà νẻ đẹρ ấy ᴄũnɡ khônɡ qᴜên ɡhi lại dấᴜ ấn tɾᴏnɡ biết baᴏ táᴄ ρhẩm âm nhạᴄ. Riênɡ đối νới Sài Gòn xưa, hình như bất...

Ca khúc “Bài Ca Tết Cho Em” và chuyện tình nhạc sĩ Quốc Dũng – Bảo Yến 40 năm trước

Vào đầu thập niên 1980, ca sĩ Bảo Yến là ca sĩ, kiêm thư ký cho đài truyền hình. Còn nhạc sĩ Quốc Dũng lúc đó chơi nhạc trong ban nhạc của đài, phụ trách hòa âm phối khí cho các chương trình ca nhạc phát trên đài truyền...

Lịch sử 120 năm của cầu Long Biên (cầu Doumer) – Cây cầu lớn nhất vùng Viễn Đông đầu thế kỷ 20

Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, ở vùng Viễn Đông (cách người phương Tây gọi khu vực Đông Á) chưa từng có cây cầu nào to lớn và kỳ vĩ như vậy. Khi toàn quyền...

Bộ sưu tập ảnh đẹp của những nữ minh tinh nổi tiếng nhất của điện ảnh miền Nam trước 75

Tɾᴏnɡ 20 năm tồn tại, từ 1955-1975, nền điện ảnh Miền Nam đã sản xᴜất đượᴄ khᴏảnɡ 300 ᴄᴜốn ρhim điện ảnh. Đây là một số lượnɡ khá lớn tɾᴏnɡ ɡiai đᴏạn mà điện ảnh νẫn ᴄòn sơ khai, ᴄáᴄ hãnɡ ρhim đềᴜ là tư nhân νà ρhải "tự...

Hình ảnh hiếm về Sài Gòn 100 năm trước (Phần 7)

Nối tiếp loạt bài về những hình ảnh Sài Gòn được chụp từ khoảng 100 năm trước, vào thời gian khoảng thập niên 1920. Hình ảnh tòa nhà trụ sở của tờ Công Luận Báo (và tờ l'Opinion) 100 năm trước. Tòa nhà này nằm ở đường Pellerin, nay là...

Lăng Khải Định – Công trình có kiến trúc độc đáo pha hòa văn hóa Đông – Tây

Trong hầu hết các vị vua triều Nguyễn, từ Gia Long cho đến Khải Định, ngoài các vị vua đoản mệnh là Đồng Khánh, Kiến Phúc, Hiệp Hòa, hay các vua vị truất phế là Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại, thì các vua đều xúc tiến...

Cuộc đời và sự nghiệp của thi sĩ Nguyên Sa – Tác giả của Áo Lụa Hà Đông, Tuổi Mười Ba, Cần Thiết…

Trong thi đàn Việt Nam, Nguyên Sa là một cái tên mang dấu ấn đặc biệt quan trọng, được nhiều người yêu mến và kính trọng bởi tài năng thơ ca thiên phú. Còn trong tân nhạc, Nguyên Sa cũng là cái tên quen thuộc khi rất nhiều bài...

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và nữ danh ca Tân Nhân – Mối tình đầu bị vĩ tuyến cách ngăn

Trước khi trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng ở miền Nam, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ từng trải qua một thời tuổi trẻ nhiều biến động. Ông tham gia trong đội tuyên truyền của Việt Minh từ khi còn rất trẻ và trải qua một mối tình sâu sắc...