Những công trình kiến trúc trăm năm còn lại ở Sài Gòn – Kỳ 3: Hội Trường Diên Hồng

Hội Trường Diên Hồng là tên gọi của tòa nhà từng là Trụ sở Thượng Nghị Viện của Đệ nhị Cộng Hòa. Thời Pháp, đây là toà nhà mang tên Chambre de Commerce được xây năm 1927 trên đường Quai de Belgique, góc ngã 3 với đường Mac Mahon. Góc đường này sau năm 1955 đổi tên thành Bến Chương Dương – Công Lý. Hiện nay đổi thành Võ Văn Kiệt – Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Chambre de Commerce nghĩa là Phòng Thương Mại. Đây là toà nhà thương mại thứ 2 của Pháp xây ở Sài Gòn, vẫn còn cho đến ngày nay và đã tồn tại gần 100 năm. Phòng Thương Mại trụ sở đầu tiên đã được xây dựng từ năm 1867 tại số 11 Rigault de Genouilly, nay là Công Trường Mê Linh.

Trụ sở Chambre de Commerce đầu tiên ở công trường Mê Linh được xem là một trong những tòa nhà lâu đời nhất ở Sài Gòn, được xây dựng năm 1867, chỉ vài năm sau khi Pháp chiếm Gia Định (1862). Tòa nhà này tồn tại gần 150 năm trước khi bị phá bỏ năm 2015 để nhường chỗ cho cao ốc Hilton Saigon 33 tầng.

Hilton Saigon được xây năm 2016 trên vị trí cũ của tòa nhà 150 tuổi Chambre de Commerce

Trong suốt hơn nửa thế kỷ tồn tại, Trụ sở ban đầu của Chambre de commerce không chỉ là nơi giải quyết những thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thương mại, mà còn trở thành biểu tượng giao thương của nền kinh tế sôi động phía Nam, góp phần gây dựng nên hình ảnh một “Sài Gòn – Hòn ngọc Viễn Đông”.

Trước khi Chambre de commerce Mê Linh bị phá bỏ, hầu hết người Sài Gòn đều quen thuộc với căn villa màu trắng có kiến trúc tuyệt đẹp nằm trên khu đất hơn 2000m2 ở công trình Mê Linh, chính giữa 2 đường Phan Văn Đạt và Hồ Huấn Nghiệp.

Chambre de commerce năm 2014, trước khi bị đập bỏ năm 2015

Chambre de commerce vào cuối thế kỷ 19

Ngoài tòa nhà Chambre de Commerce này, cũng có nhiều tòa nhà công sở khác với kiến trúc thời Pháp mọc lên từ những năm cuối thế kỷ 19, nhưng hiện nay toàn bộ đã không còn, thay thế vào đó là các cao ốc nhấp nhô tạo một diện mạo mới cho khu vực này.

Đến năm 1927, trước nhu cầu mở rộng thương mại, nhà cầm quyền quyết định tìm một cơ ngơi bề thế và thuận tiện hơn cho cơ quan quản lý thương mại, nằm ở ngay bên rạch Bến Nghé, khánh thành năm 1928 với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ.

Toà nhà Chambre de commerce mới được xây dựng theo trường phái chiết trung (đại diện cho sự bình đẳng), pha trộn giữa phong cách tân cổ điển với các trang trí nghệ thuật, các yếu tố trang trí đó mang ảnh hưởng từ kiến trúc Chăm – Khmer. Cùng thời điểm với tòa nhà này, tòa nhà trụ sở của Ngân hàng Đông Dương cũng được xây dựng ngay bên cạnh, và cũng có nét ảnh hưởng từ kiến trúc Khmer.

Năm 1945, khi quân Nhật nắm quyền ở Đông Dương, quân đội đã sử dụng toà nhà này như là một trung tâm thẩm vấn. Sau đó Pháp tái chiếm Đông Dương rồi dùng toà nhà này để làm trụ sở quân đội.

Năm 1955, khi quân đội Pháp đã rời Đông Dương, toà nhà này trở thành một trung tâm Hội Nghị và được đặt tên là Hội Trường Diên Hồng, gợi nhớ đến hội nghị nổi tiếng nhất trong lịch sử là Hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần chống quân Nguyên Mông. Có lẽ vì vậy mà con đường phía trước Hội nghị Diên Hồng cũng được đặt tên lại là đường Bến Chương Dương, nhắc lại trận đánh thắng quân Mông năm xưa.

Hội trường Diên Hồng đã trở thành nơi tổ chức những phiên họp quan trọng thời đệ nhất cộng hoà.

Thời đệ nhị cộng hoà, sau sự thay đổi hiến pháp năm 1967, Quốc Hội chia làm 2 viện, khi Hạ Nghị Viện được đặt ở trụ sở Quốc Hội cũ (tức Opera House bên đường Tự Do) thì Hội trường Diên Hồng đã trở thành trụ sở Thượng Nghị Viện cho đến năm 1975.

Trong khoảng thời gian này, một bức tượng An Dương Vương cũng được đặt tại vườn hoa phía trước.

Sau 1975, có một thời gian nơi này trở thành trụ sở của công ty thương mại Imexco. Đến năm 1996, toà nhà được Ủy ban chứng khoán nhà nước tiếp quản.


Năm 2000, toà nhà được tân trang lại để trở thành Trung tâm giao dịch chứng khoán TpHCM (HoSTC), là nơi đầu tiên có các hoạt động giao dịch chứng khoán một cách đầy đủ tại Việt Nam. Năm 2007 cho đến nay, nơi này được đổi tên thành Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Đông Kha – chuyenxua.net

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Trần Quang – Lê Quỳnh – La Thoại Tân – Hùng Cường: Những nam tài tử phong độ và được yêu thích nhất của...

Điện ảnh Sài Gòn νà miền Nam Việt Nam trướᴄ năm 1975 ᴄó sự tự dᴏ, ᴄởi mở νà phát triển rất rựᴄ rỡ νới nhiều thể lᴏại νà đề tài thеᴏ thị hiếu ᴄủa ᴄônɡ ᴄhúnɡ như hành độnɡ, tình ᴄảm, tâm lý xã hội, kinh dị... Từ sự...

“Đệ nhất xuân ca” Ly Rượu Mừng (nhạc sĩ Phạm Đình Chương) – Bài nhạc Xuân hay nhất của tân nhạc Việt Nam

Trong dòng chảy tân nhạc Việt từ thuở được hình thành cho đến nay, những ca khúc viết về mùa Xuân, đón Tết sang có rất nhiều, đa dạng về thể loại, có tâm trạng vui lẫn buồn. Trong hàng trăm ca khúc nổi tiếng về mùa Xuân, có...

Kỷ niệm về những chai nước ngọt và xá-xị ngày xưa ở Sài Gòn

Trước 1975, ở miền Nam có loại nước ngọt xá xị hiệu Con Cọp (BGI) nổi tiếng với hai câu quảng cáo: “Nước ngọt con cọp ở đâu Đó là khỏe mạnh sống lâu yêu đời" Nhà máy USINE BELGIQUE được xây dựng năm 1952 thuộc tập đoàn nước giải khát BGI...

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và hoàn cảnh sáng tác những ca khúc phổ thơ Thiên Hà: Nhớ Nhau Hoài, Gió Về Miền Xuôi

Trong làng nhạc miền Nam trước 1975, hầu như ai cũng biết về tình bạn thân thiết giữa nhạc sĩ Anh Việt Thu và thi sĩ Thiên Hà, nhạc sĩ cũng đã phổ nhạc cho khá nhiều bài thơ của người bạn thân, trong đó nổi tiếng nhất là...

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Phần 9 – Vùng đất mang tên Cầu Kho và Mã Lạng

Cầu Kho là một trong những vùng đất xưa nhất của khu vực Bến Nghé, trung tâm Quận 1 của Sài Gòn. Ngày nay, Cầu Kho trở thành tên của một phường thuộc Quận 1 nằm dọc theo rạch Bến Nghé, trong hình chữ nhật của 4 đường Trần...

Khủng hoảng năng lượng toàn cầu qua bài viết trên báo chí Việt Nam năm 1940

Từ nhiều năm qua, "khủng hoảng năng lượng" là một khái niệm quen thuộc với hầu hết mọi người, đặc biệt là trong tình trạng hiện nay, xăng dầu đang là thứ mà mọi người quan tâm hàng ngày, tầm ảnh hưởng của nó mang tính chất toàn cầu. Ngoài...

Những nhà hàng cafe “huyền thoại” của Sài Gòn trước 1975: Givral, Brodard, La Pagode…

Sài Gòn những năm trước 1975 có những quán café mang phong cách sang trọng, là nơi gặp gỡ của tầng lớp được xem là tinh hoa thời đó, như là văn nghệ sĩ, nhà báo, các nhân vật chốn nghị trường, và cả quân nhân, công chức và...

Ca nhạc sĩ Duy Khánh và những chuyện tình trong đời

Có thể nói ᴄố ᴄa sĩ - nhạᴄ sĩ Duy Khánh là nɡười ᴄó tầm ảnh hưởnɡ nhất, nếu xét riênɡ ở dònɡ nhạᴄ vànɡ trướᴄ năm 1975. Khônɡ ᴄhỉ là ᴄa sĩ nổi danh, ônɡ ᴄòn là nhạᴄ sĩ sánɡ táᴄ nhiều bài nhạᴄ vànɡ nổi tiếnɡ. Ônɡ...

MC Nguyễn Ngọc Ngạn và sự nghiệp 30 năm đứng trên sân khấu

Mặc dù nổi tiếng với vai trò là một nhà văn trước, nhưng kể từ lúc chuyển sang làm công việc người dẫn chương trình trên Paris By Night từ năm 1992, có thể nói Nguyễn Ngọc Ngạn đã trở thành MC thành công nhất hải ngoại, một tượng...

Xem lại đoạn video Lệ Thu năm 30 tuổi (trích trong phim Chiếc Bóng Bên Đường 1973)

Mời các bạn xem lại đoạn video ghi lại hình ảnh của cố danh ca Lệ Thu hát trong phòng trà, trình diễn ca khúc Chiếc Bóng Bên Đường của nhạc sĩ Phạm Duy. Có thể đây là đoạn phim duy nhất còn lưu lại có sự xuất hiện...