Những bài học làm người không thể nào quên trong sách giáo khoa xưa

Lâu nay, trang sách Tập Đọc bậc tiểu học có tiêu đề là “NGOÀI ĐƯỜNG” như trong hình bên dưới đã được nhiều người chia sẻ, như là 1 tiêu biểu cho bài học làm người cho các thế hệ tuổi nhỏ ngày xưa.

Tác giả của mẩu chuyện này là nhà giáo Hà Mai Anh, chủ biên nhiều sách giáo khoa Quốc Văn trước năm 1975. Ông đóng góp nhiều bài vở cho các báo đương thời nhưng sự nghiệp văn học của ông chủ yếu là sách giáo khoa và các tác phẩm mang tính cách giáo dục.

Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là Tâm Hồn Cao Thượng, nguyên tác tiếng Ý, ông dịch từ tiếng Pháp và đoạt Giải thưởng Văn chương của Hội Alexandre de Rhodes Hà Nội năm 1943, dịch từ tiếng Pháp. Nhiều mẩu chuyện trong cuốn sách này đã được trích dẫn trong sách giáo khoa bậc tiểu học ngày xưa.

Mời các bạn xem lại 1 số trang sách khác, là những câu chuyện, bài học làm người của Hà Mai Anh cùng nhiều tác giả khác, lấy từ sách giáo khoa của hơn 50 năm trước.

Bài học về lòng yêu nước dành cho học sinh tiểu học

Bài học về cách đối nhân xử thế ở ngoài đường
Kiến thức về các cơ quan hành chính VNCH mà không phải ai cũng biết
Trẻ em cũng cần biết về ích lợi của vấn đề thông thương hàng hóa, kinh tế
Biết quý trọng thời gian
Gia đình là nền tảng của xã hội
Sơ lược về thủ đô Saigon

Cho đến nay, nền giáo dục của VNCH trước 1975 vẫn được nhiều người trong giới chuyên môn đánh giá cao, và nhiều người sống vào thời đó vẫn còn nhớ lại với nhiều tiếc nuối. Những bài học trong sách luôn mang đầy tính nhân văn với các nguyên tắc căn bản: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng làm triết lý giáo dục, và được ghi lại trong hiến pháp 1967. Đó cũng là mục đích và tôn chỉ của nền giáo dục Miền Nam. Chính những nguyên tắc này đã giữ cho truyền thống dân tộc được bảo tồn và phát triển vững vàng, nhưng không bảo thủ.

Đông Kha 

Xem thêm

Comments

Ghi ý kiến của bạn:

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

Kỷ niệm về gánh hàng rong và quầy giải khát trên đường phố Sài Gòn xưa

“Tôi yêu người vợ miền Nam thực thà như đếm, yêu ai thì yêu lộ liễu, thích cái gì muốn cho ai cũng biết rằng mình thích mới nghe!… Miếng ngon của miền Nam cũng thành thật như người đàn bà vậy. Ăn một miếng, ngon ngay…” - Đó...

Những hình ảnh tàu thuyền tấp nập ở Bến Nghé sông Sài Gòn suốt hơn 1 thế kỷ

Sông Bến Nghé là một phần của sông Sài Gòn (thuộc hệ thống sông Đồng Nai), là đoạn sông từ cư xá Thanh Đa đến nơi đổ vào sông Đồng Nai ở đoạn Thạnh Mỹ Lợi (Thủ Đức). Cái tên địa danh Bến Nghé xuất hiện khá sớm, ban đầu...

Lịch sử những đường phố Sài Gòn xưa: 150 năm đại lộ Norodom/Thống Nhứt – Một trong những đại lộ đầu tiên của Sài...

Đại lộ Thống Nhứt, từng mang tên là đại lộ Norodom, nay là đường Lê Duẩn, dài chỉ khoảng 2 km, nối từ Thảo cầm Viên tới Dinh Độc Lập (trước năm 1955 mang tên là Dinh Norodom, hoặc Dinh Thống Đốc Nam kỳ, từng là nơi làm việc...

Câu chuyện về kiến trúc sư lỗi lạc Ngô Viết Thụ – Người thiết kế Dinh Độc Lập & Người châu Á duy nhất...

Với nhiều ᴄônɡ trình nổi tiếnɡ để lại như dinh Độᴄ Lập, Viện Hạt nhân Đà Lạt, Viện Đại Họᴄ Huế, Đại ᴄhủnɡ νiện Đà Lạt, ᴄhợ Đà Lạt…, kiến trúᴄ sư Nɡô Viết Thụ đã trở thành một ᴄây ᴄaᴏ bónɡ ᴄả ᴄủa ɡiới kiến trúᴄ sư Việt...

200 hình ảnh hiếm của Sài Gòn năm 1938 thể hiện muôn mặt hình ảnh của Sài Gòn

Hình ảnh chợ Bến Thành năm 1938, cùng với những ảnh hiếm chụp cảnh buôn bán bên trong chợ ngày xưa: ...

Nguồn gốc tên gọi địa danh ở Sài Gòn: Phần 12: Hanh Thông Xã – Hạnh Thông Tây và Thông Tây Hội

Hiện nay, hầu như người Sài Gòn nào ở Gò Vấp cũng đều từng nghe nói đến cái tên Hạnh Thông Tây, Thông Tây Hội, từng đi qua nhà thờ hoặc chợ Hạnh Thông Tây trên "đường Quang Trung nắng đổ". Tuy nhiên nguyên gốc của tên gọi này...

Ký ức Sài Gòn xưa: Tân Định xóm tôi

Tôi đi để lại đường xưa Cùng bao kỷ niệm nắng mưa bên đời Không hiểu tại sao, nhưng hễ ᴄứ nghe ai nhắᴄ hᴏặᴄ nói đến hai ᴄhữ Tân Định Ɩà tôi Ɩại thấy Ɩòng naᴏ naᴏ, xúᴄ động một ᴄáᴄh kỳ Ɩạ, không kềm đượᴄ. Chỉ mới nghe đến...

Chuyện ngày Tết xưa – Tâm lý trong ngày Tết (Bài viết của Phạm Quỳnh 80 năm trước)

Không phải là chỉ hiện nay, hay là vài năm gần đây, mà là từ một thế kỷ trước, khi sự giao thoa văn hóa Đông - Tây diễn ra ngày càng nhiều, thì đã có những cuộc tranh luận sôi nổi về việc có nên bỏ Tết Nguyên...

Chuyện tình đầu của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn...

Cách đây hơn nửa thế kỷ, cuộc đời nghệ sĩ của Nguyễn Ánh 9 tưởng chừng như dừng lại ở vai trò là nhạc công cho các phòng trà khắp Sài Gòn để đệm đàn cho các ca sĩ hát, chứ không phải là một nhạc sĩ đã sáng...

Ý nghĩa của những bài hát về thân phận nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Phôi Pha, Cát Bụi, Ru Ta Ngậm...

Cùng với Phạm Duy và Văn Cao, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được nhiều người xem là 1 trong 3 người có ảnh hưởng lớn nhất của tân nhạc Việt Nam. Đi cùng với đó, cũng giống như nhạc sĩ Phạm Duy thì vẫn còn nhiều tranh cãi liên...