Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã làm gì trong và sau ngày 30/4/1975

Trưa ngày 30 tháng tư năm 1975, tại đài phát thanh Sài Gòn, nơi mà tổng thống Dương Văn Minh có mặt để đọc lời đầu hàng, còn có sự xuất hiện đặc biệt, đó là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.


Nghe podcast

Giọng nói của ông được truyền đi khắp Sài Gòn qua làn sóng phát thanh, và ông đã hát ca khúc Nối vòng tay lớn. Thời điểm đó, Sài Gòn vô cùng hỗn loạn. Riêng về giới văn nghệ sĩ, rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ đã tìm đường rời khỏi Sài Gòn trong cơn hấp hối để đi ra nước ngoài. Nếu chưa thể đi được vào lúc đó, thì thời gian sau cũng tìm mọi cách để vượt biển, mặc cho tốn nhiều công sức, tiền của, và bị tù nếu bị bắt lại. Cũng có nhiều nhạc sĩ chọn ở lại trong nước, trong đó có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Giải thích cho việc chọn ở lại Việt Nam, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói rằng. Cũng giống như việc đứa con có cha mẹ bị đau yếu, nếu bỏ nhà đi ,thì đứa con đó không tốt.

Đối với 1 nhạc sĩ như ông, Trịnh Công Sơn so sánh như là một cái cây mọc lên từ đất mẹ. Cây cần phải có đất. Nếu một ngày nào đó bỏ Việt Nam đi, nghĩa là bỏ hết những kỷ niệm, để đi tới 1 nơi khác, nơi mà không có bất cứ kỷ niệm nào. Nếu không có những kỷ niệm đó thì không có cảm hứng để viết nữa.

Tuy nhiên, cũng trong lần trả lời phỏng vấn đó, Trịnh Công Sơn thừa nhận rằng, sau khi chế độ thay đổi, có một quãng thời gian ông không biết làm gì, vì hoàn cảnh xã hội thay đổi, cách suy nghĩ cũng khác, ông không làm việc được, nên rất buồn và chỉ biết uống rượu cùng bạn bè.

Lâu nay, có khá nhiều tranh luận về quan điểm chính trị của nhạc sĩ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một người đã thành danh nhờ các ca khúc sáng tác dưới chế độ việt nam cộng hòa, nhưng đã tham gia nhiều hoạt động để chống lại chính quyền thời đó. Khi Sài Gòn sụp đổ, đài phát thanh, sau khi đổi chủ, đã phát giọng nói của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như sau:


Nghe giọng nói Trịnh Công Sơn

Lời ca đó không phải là tiếng thách thức tử thủ. Lời ca không phải là tiếng bể máu, như kết cục thường của chiến cuộc, lời ca khi ấy làm chùng xuống không khí thù hận và hằn học.

Chiến tranh nào bao giờ chẳng có mặt trái, nhưng tiếng hát kia, bản nhạc ấy, mở ra cho cả hai bên, nghe như một liều thuốc vô hình đã làm chùng tay súng. Một ngày, một giờ mà sinh mệnh của hàng triệu con người nằm trên đường tơ kẽ tóc, một sự kiện như thế thật quá trọng đại.

Đó là cảm nhận của một bộ đội tên là Nguyễn Văn Thọ, ghi lại khi nhớ về thời điểm ông tiến vào Sài Gòn, chợt nghe được giọng hát của Trịnh Công Sơn.

Giải thích cho việc, hát bài Nối Vòng Tay Lớn trên đài phát thanh vào thời điểm mang tính lịch sử, trưa ngày 30 tháng tư, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói:

Nếu không hát thì không còn cơ hội nào tốt hơn, đẹp hơn để hát bài đó. bài đó là ước mơ thống nhất, thì lúc thống nhất là phải hát liền.

Sau này khi trả lời phỏng vấn một đài ngoại quốc, ông nói rằng chế độ Nguyễn Văn Thiệu đã cấm và tịch thu nhạc của ông một cách phi lý.

Sự thật là, dù chính phủ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng có chủ trương cấm nhạc phản chiến. nhưng như nhiều người đã biết, hầu hết các bài nhạc phản chiến của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều đã được Khánh Ly hát tự do trên các sân trường đại học khắp Sài Gòn, từ cuối thập niên 1960. Khi đó, hầu hết bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cả nhạc phản chiến lẫn nhạc tình yêu, thân phận, đều được thu thanh trong băng dĩa nhạc và bán trên thị trường. kể cả các ca khúc da vàng, những bài nhạc phản chiến của ông. Đó là loạt băng nhạc Hát cho quê hương Việt Nam của Khánh Ly.

Sau tháng 4 năm 1975, tất cả các ca khúc được sáng tác ở miền Nam trước 1975 đều trở thành nhạc cấm, dĩ nhiên là có cả nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Không được phép hát các bài nhạc sáng tác trước năm 75, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cùng 1 số bạn bè thành lập nhóm. giới thiệu sáng tác mới. Sau 1 thời gian hoạt động Bí thư thành ủy Võ Văn Kiệt biết tới nhóm này, mời nhóm tới văn phòng để trao đổi, khuyến khích sáng tác. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói rằng thời điểm đó, có nhiều vấn đề không tiện viết ra, nhưng ông Sáu nói cứ viết tự do, hãy thể hiện thái độ qua âm nhạc.

Từ đó, một trong những ca khúc đầu tiên của Trịnh Công Sơn thời kỳ này là Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, sáng tác với chính lời gợi ý của ông Bí thư thành ủy.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói rằng, nội dung ca khúc này là lời nhắn nhủ cho những người bỏ nước ra đi, trong đó có cả những người em của ông. Giải thích cho việc chọn ở lại Việt Nam, nhạc sĩ nói rằng, Cũng giống như việc đứa con có cha mẹ bị đau yếu, nếu bỏ nhà đi thì đứa con đó không tốt.

Đối với 1 nhạc sĩ như ông, Trịnh Công Sơn so sánh như là một cái cây mọc lên từ đất mẹ. Cây cần phải có đất. Nếu một ngày nào đó bỏ Việt Nam đi, nghĩa là bỏ hết những kỷ niệm, để đi tới 1 nơi khác, nơi mà không có bất cứ kỷ niệm nào. Nếu không có những kỷ niệm đó thì không có cảm hứng để viết nữa.

Tuy nhiên, cũng trong lần trả lời phỏng vấn, Trịnh Công Sơn thừa nhận rằng, sau khi chế độ thay đổi, có một quãng thời gian ông không biết làm gì, vì hoàn cảnh xã hội thay đổi, cách suy nghĩ cũng khác, ông không làm việc được, nên rất buồn và chỉ biết uống rượu cùng bạn bè.

Nhận định về vấn đề học tập cải tạo, ông cũng cho rằng, nếu không có chuyện đi học tập, hoặc là có một biện pháp khác, thì sẽ tốt hơn là bị đi học tập lâu như vậy.

Trở lại thời điểm ngày 30 tháng tư năm 1975, với bài phát biểu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trên đài phát thanh, mà tới nay vẫn còn nhiều người nhắc tới, trong đó cũng có không ít người nghi ngờ về tính xác thực.

Việc này được Nguyễn Hữu Thái, một lãnh tụ sinh viên tranh đấu trước 1975, kể lại. đài phát thanh Sài Gòn ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc đó, có một đoàn xe bộ đội, hộ tống 2 ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu, tổng thống và thủ tướng chính quyền việt nam cộng hòa, tới đài phát thanh để đọc lời đầu hàng.

Sau khi phát lời đầu hàng của ông Dương Văn Minh, và lời chấp nhập đầu hàng của chính uỷ Bùi Văn Tùng. Cựu chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn, Nguyễn Hữu Thái đã phát biểu trên đài, kêu gọi đại diện các giới đến lên tiếng trên làn sóng phát thanh. Nguyễn Hữu Thái kể, nguyên văn như sau:

Về phía nghệ sĩ, thì nhạc sĩ Nguyễn Đức là người lên tiếng đầu tiên chào mừng thắng lợi, và kêu gọi anh chị em nghệ sĩ yên tâm hợp tác với chính quyền cách mạng. Có lẽ do nghe tiếng nói những người quen, như tôi và Nguyễn Đức, mà Trịnh Công Sơn mạnh dạn xuất hiện.

Thấy trong đám đông ùa đến đài, có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, anh em sinh viên đưa anh vào, và tất cả cùng anh hát bài Nối vòng tay lớn. Không có đàn trống, chúng tôi vỗ tay, khỏ nhịp lên bàn cùng nhau hát vang…

chuyenxua.net biên soạn

Viết một bình luận