Nghe lại giọng hát “rặt Nam Bộ” của nghệ sĩ Trần Văn Trạch trong các bài nhạc hài hước và bài tình ca

Trong tân nhạc Việt Nam, hầu hết các ca khúc đều được ca sĩ hát với giọng Bắc. Ngay cả làng nhạc ở miền Nam, chỉ ngoại trừ các bài âm hưởng dân ca Nam Bộ thì hầu hết các bài hát (kể cả nhạc vàng) đều được các ca sĩ hát bằng “giọng Bắc”.  Một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của nhạc vàng là Phương Dung – người sinh trưởng ở Gò Công – từng tâm sự rằng cô phải tập giọng Bắc rất lâu trước khi trở thành ca sĩ thành danh.

Từ trước đến nay, có lẽ là chỉ nghệ sĩ Trần Văn Trạch là hát tân nhạc với giọng miền Nam đặc sệt mà vẫn giữ được cái hồn của bài hát. Trước ông cũng chỉ có giáo sư Trần Văn Khê, là anh ruột của ông, cũng hát giọng Nam Bộ từ thập niên 1940-1950.

Sau đây, mời các bạn nghe lại bàn thu âm năm 1950, ca khúc Chiến Sĩ Vô Danh của nhạc sĩ Phạm Duy do ca sĩ Hải Minh (nghệ danh đi hát của giáo sư Trần Văn Khê) trình bày. Đến nay, bản thu âm này vừa tròn 70 năm.


Click để nghe Chiến Sĩ Vô Danh (Trần Văn Khê – Hải Minh hát)

Giáo sư Trần Văn Khê nổi tiếng với sự nghiệp nghiên cứu và bảo tồn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam, còn người em trai của ông nghệ sĩ Trần Văn Trạch theo một hướng khác, chuyên sáng tác và trình bày những bài hát mang tính thời sự, châm biếm hoặc hài hước. Ngoài ra ông còn hát nhiều bài tình ca, trong đó tiêu biểu nhất là Chiều Mưa Biên Giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.


Click để nghe Trần Văn Trạch hát Chiều Mưa Biên Giới giọng Nam Bộ (thu âm trước 1975)

Khi hát nhạc châm biếm, Trần Văn Trạch chọc cười được khán giả, còn khi hát tình ca thì giọng của ông tha thiết và diễn cảm. Ngoài ra ông còn có biệt tài giả những tiếng động như xe lửa, còi tàu, tiếng chó mèo… trong các lần trình diễn tạp kỹ của mình, xứng đáng với biệt hiệu “quái kiệt” với những khả năng độc nhất vô nhị.

Mời các bạn nghe lại giọng Nam Bộ đặc biệt nhất của Tân nhạc Việt Nam sau đây. Đặc biệt là ông không chỉ hát lời Việt mà còn hát cả lời Anh, Pháp, thậm chí là vọng cổ.


Click để nghe Trần Văn Trạch trình diễn tiết mục hài hước mang tên Đá Banh với chất liệu vọng cổ

Một số bài nhạc hài hước khác:


Click để nghe tiết mục Đồng Hồ Đeo Tay


Click để nghe tiết mục Tai Nạn Telephone


Click để nghe tiết mục Xe Lửa Mồng 5


Click để nghe tiết mục 180 Chữ T


Click để nghe bài Xổ Số Kiến Thiết, bài hát phát thanh hàng tuần trên đài phát thanh từ 1952 – 1975 nên hầu như người miền Nam nào thời đó cũng biết tới

Những bài hát tân nhạc/tình ca nổi tiếng:


Click để nghe bài Chủ Nhật Buồn


Click để nghe bài Mùa Thu Chêt


Click để nghe bài Hòn Vọng Phu 1


Click để nghe bài Sang Ngang


Click để nghe bài Lời Cuối Cho Em


Click để nghe Bài Thánh Ca Buồn

Đông Kha (chuyenxua.net) biên soạn

Viết một bình luận